Bắt đầu từ 22h đêm 24/6, dàn máy làm đường gồm 8 chiếc được cho vận hành. Dàn máy được vận hành theo thứ tự: xe rải xi măng, xe tưới nước, xe rải nhựa, máy tái chế nhựa đường, máy rải nhựa đường và 3 chiếc xe lu làm phẳng mặt đường.
50 công nhân liên tục túc trực.
|
Đường Yên Phụ đoạn qua (bến xe Long Biên) với chiều dài 400m được thi công trải nhựa mới |
|
Đoạn đường được trải nhựa bằng công nghệ mới |
|
Trước đây, bảo trì đường bộ cần bóc lớp nhựa cũ rồi trải lại lớp nhựa mới lên. Với công nghệ mới, toàn bộ nhựa hỏng bóc lên không phải bỏ đi mà được tái chế ngay trên các xe của dàn máy
|
|
Sau khi tái chế xong nhựa đường cũ, máy tái chế sẽ đổ nhựa vào khoang chứa của máy rải nhựa để tiếp tục các công đoạn làm đường mới
|
|
Thời gian bóc 1km đường sau đó trải nhựa lại mất khoảng 10h. Sau đó khoảng 4h, có thể lưu thông trở lại bình thường trên đoạn đường vừa được thi công
|
|
Để vận hành dàn máy "khủng" này, có đến gần 50 người túc trực cùng lúc
|
|
Chuyên gia người Singapore và Đức cùng điều khiển chiếc máy
|
|
Chuyên gia người Đức hướng dẫn các kỹ sư của Việt Nam vận hành dàn máy
|
|
Dàn máy cũng làm luôn công đoạn phẳng mặt đường vừa trải nhựa
|
|
Dàn máy tái chế nguội mặt đường bằng bitium bọt và xi măng của CHLB Đức trị giá hơn 80 tỷ đồng được nhập khẩu về Việt Nam
|
|
Công nghệ của dàn máy mới sẽ giúp giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm thiểu ùn tắc giao thông trong thời gian thi công
|
|
Xe lu làm công đoạn cuối cùng, làm phẳng lại mặt đường vừa được đổ nhựa
Trần Thường
|
No comments:
Post a Comment