Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09/10/2014, Xin giới thiệu bài trả lời với nhà Báo của TS Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP. HCM HASCON, Viện trưởng Viện điện - Điện tử - Tin học EEI, Thời gian qua có nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Ví như tại TP.HCM nước ngập đã trở thành chuyện thường ngày; các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị nước mặn xâm nhập, sạt lở bờ sông, kinh rạch; nhiều người bị sét đánh chết… Hay như mới đây nhất, lốc xoáy đã làm thiệt hại khoảng 100ha cao su của người dân tỉnh Bình Phước khiến họ trở nên trắng tay….
TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA NHÀ BÁO DƯƠNG THANH TÙNG
TS Nguyễn Bách Phúc
Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và
Quản lý TP. HCM HASCON
Viện trưởng Viện điện - Điện tử - Tin học EEI
Viện trưởng Viện điện - Điện tử - Tin học EEI
Thưa
TS!
Thời
gian qua có nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm đảo lộn cuộc sống của
người dân. Ví như tại TP.HCM nước ngập đã trở thành chuyện thường ngày; các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long bị nước mặn xâm nhập, sạt lở bờ sông, kinh rạch; nhiều
người bị sét đánh chết… Hay như mới đây nhất, lốc xoáy đã làm thiệt hại khoảng
100ha cao su của người dân tỉnh Bình Phước khiến họ trở nên trắng tay….
Câu hỏi 1:
Trước những hiện tượng trên, TS có
đánh giá, nhìn nhận như thế nào?
Trả lời:
Đây
là những vấn đề lớn của toàn nhân loại, chứ không riêng của Việt Nam chúng ta. Nền
khoa học và các nhà khoa học của toàn thế giới đang ngày đêm dồn công sức để
tìm ra câu trả lời này. Câu trả lời sẽ rất khó, liên quan đến nhiều ngành khoa
học, cho nên một nhà khoa học, dù tài năng đến mấy cũng không dám và không thể
trả lời , chỉ có thể kể lại cho mọi người nghe về những định hướng của nền khoa
học nhân loại, đang cố gắng tìm kiếm nguyên nhân và cách khắc phục.
Câu hỏi 2:
TS có thể cho biết một số nguyên
nhân cơ bản dẫn tới các hiện tượng diễn ra nêu trên?
Trả lời:
Những
hiện tượng thất thường này là biểu hiện của “biến đổi khí hậu trái đất”, chủ yếu
liên quan đến các khoa học khí tượng, thủy văn, thủy lợi, môi trường….
Những
năm gần đây người ta nói nhiều đến “biến đổi khí hậu”.
Trước
hết phải hiểu “biến đổi khí hậu” phụ thuộc 2 nguyên nhân chính, là “biến đổi tự
nhiên của thiên nhiên” (“tại trời”) và “biến đổi do tác động của con người”(“tại
người”).
Trái
đất và hệ Mặt trời của chúng ta đang ở tuổi trung niên, khoảng 4,5 tỷ tuổi, và
còn sống được khoảng 4,5 đến 5 tỷ tuổi nữa mới qua đời.
Khoa
học hiện đại đã khảo sát được những giai đoạn biến đổi khí hậu lớn của 4,5 tỷ
năm vừa qua, với mỗi giai đoạn kéo dài đến hàng trăm triệu năm. Mặc dầu vậy,
khoa học hiện đại vẫn chưa phát hiện được qui luật của sự biến đổi đó.
Trong
vòng vài trăm năm lại đây, ở các nước tiên tiến người ta ghi chép và thống kê
hàng năm thông tin về khí hậu các vùng trên trái đất. Ở Việt Nam có con số thống
kê này có từ ngày người Pháp đặt nền thống trị, cho đến nay mới hơn 100 năm.
Con
số thống kê vài trăm năm qua cho thấy khí hậu của trái đất là ổn định, không có
biến đổi lớn. Vì vậy nhiều người tưởng lầm rằng khí hậu trái đất ổn định mãi
mãi như thế, sẽ không có gì biến đổi, trong khi sự biến đổi tự nhiên của khí hậu
là tất yếu. Có điều đáng tiếc là chúng ta chưa tìm hoặc chưa tìm thấy qui luật biến
đổi đó.
Gần đây nổi lên một vấn đề nghiêm trọng
là biến đổi khí hậu do hoạt động của con người. Khoa học đã tìm thấy nguyên
nhân chính là khí thải công nghiệp ngày càng tăng lên, hàm lượng khí Cacbonic
trong không khí ngày càng tăng lên, dẫn
đến nhiệt độ bình quân của không khí trái đất tăng lên. Điều này được giải
thích như sau: khi ánh nắng Mặt trời chiếu vào mặt đất, mặt đất nóng lên vì hấp
thụ nhiệt, rồi lại phản xạ nhiệt vào không khí. Khí Cacbonic có một đặc điểm
quan trọng là hấp thụ nhiệt lượng đó và giữ cho không khí xung quanh chúng ta
có nhiệt độ nhất định. Hàm lượng bình thường hàng tỷ năm nay của khí Cacbonic
trong không khí là 0,035%, đảm bảo nhiệt độ không khí “bình thường” của trái đất
chúng ta, còn ví dụ trên Sao Kim, hàm lượng Cacbonic là 96%, dẫn đến nhiệt độ
không khí trung bình là 462 độ.
Khi
nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng làm
băng tan ở Bắc cực và Nam cực, từ đó làm nước biển dâng cao, ngập hết các đồng
bằng trù phú của tất cả các cửa sông trên trái đất, kể cả đồng bằng sông Cửu
Long và đồng bằng sông Hồng.
Những
điều nói trên là hoàn toàn đúng đắng, hợp với các qui luật khoa học tự nhiên.
Tuy nhiên đó mới chỉ là định tính, còn về định lượng thì cho đến nay các nhà khoa
học đang ra sức cố gắng để có thể lập bài toán và giải bài toán chính xác. Đã có những tính toán rất công phu của các tổ
chức khoa học. Ví dụ ở Việt Nam các Viện nghiên cứu của nhà nước đã công bố các
công trình nghiên cứu, kết quả tính toán cho rằng cuối thế kỉ này, nhiệt độ
trung bình trái đất tăng lên tăng thêm 3 độ, nước biển ở đồng bằng sông Cửu
Long và đồng bằng sông Hồng dâng lên, ngập trên dưới 1 mét.
Những
tính toán đại loại như thế có rất nhiều trên thế giới này, nhưng không ai,
không tổ chức nào dám đứng ra kiểm chứng để kết luận đúng sai.
Chỉ
có một điều có thể kiểm chứng được, đo đạc được, là mức dâng cao của nước biển,
ví dụ ở Việt Nam, 2 trạm đo đạc mực nước biển do người Pháp thiết lập từ thế kỉ
trước, vẫn thường xuyên đo đạc và cho kết quả: So với khoảng 30 năm trước thì
nước biển hiện nay dâng lên khoảng 2cm.
Từ
những phân tích giông dài kể trên, có thể nói rằng những hiện tượng “bất thường”
mà chúng ta gặp trong thời gian vừa qua, chưa chắc đã là “bất thường”, cũng
không thể kết luận được “tại trời” hay “tại người”.
No comments:
Post a Comment