Thành phố Hồ Chí Minh, ngày
29/10/2014, Xin giới thiệu bài nhận xét của TS Nguyễn Bách
Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM
HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học EEI, Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nước ta buộc phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh quốc tế với cường độ cao, với những yêu cầu chặt chẽ về thực thi các pháp luật sở hữu trí tuệ.
Sở hữu trí tuệ đang bị bỏ ngỏ?
TS Nguyễn Bách Phúc
Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và
Quản lý TP. HCM HASCON,
Viện trưởng Viện điện - Điện tử -
Tin học EEI
Đó là nhận xét của TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học
Công nghệ và Quản lý TPHCM HASCON về vấn đề Sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nước
ta buộc phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh quốc tế với cường độ cao, với
những yêu cầu chặt chẽ về thực thi các pháp luật sở hữu trí tuệ.
Quyền sở hữu trí tuệ đang khẳng định vai trò không thể thiếu trong
quá trình hình thành một nền kinh tế toàn diện và phát triển bền vững.
Chứng chỉ về quyền sở hữu trí tuệ là vật chứng bảo đảm cho thành
công của mỗi doanh nhân tiến vào thị trường thế giới.
Đây cũng là một trong những vấn đề mà các đối tác quốc tế quan tâm
trong tiến trình đàm phán gia nhập TPP của nước ta.
Theo TS Nguyễn Bách Phúc, quyền sở hữu trí tuệ công nhận kiến thức,
sáng chế, phát minh, thương hiệu, kiểu dáng sản phẩm, cho chủ sở hữu quyền bảo
hộ, chuyển giao kiến thức, công nghệ, bí quyết trong phạm vi cả nước và toàn thế
giới.
Thế giới rất chú trọng quyền sở hữu trí tuệ, hết sức tôn trọng luật
sở hữu trí tuệ, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là vi phạm pháp luật, bị xử lý
nghiêm minh theo pháp luật.
Nhưng ở Việt Nam chưa có thói quen coi trọng quyền sở hữu trí tuệ.
Luật sở hữu trí tuệ đã có, nhưng việc thực thi luật đó còn nhiều bất
cập, việc đăng ký và xác nhận quyền sở hữu trí tuệ còn phiền hà.
Việc xử lý các vi phạm còn chưa triệt để và nghiêm minh, dẫn đến
tình trạng các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, doanh nhân và doanh nghiệp
chưa mặn mà với việc đăng ký sở hữu trí tuệ, chưa bức xúc với việc bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ.
Ví dụ, nhiều doanh nghiệp đã đăng ký thương hiệu và kiểu dáng công
nghiệp cho sản phẩm của mình, nhưng vẫn bị hàng giả, hàng nhái kém chất lượng lấn
át trên thị trường.
Hiện nay, ở nước ta, Trung ương có Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ
KH&CN, các tỉnh có Phòng Sở hữu trí tuệ thuộc Sở KH&CN.
Đây là những cơ quan quản lý Nhà nước, có trách nhiệm thực thi việc
đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Đồng thời, có một mạng lưới các công ty luật, và một số tổ chức
khoa học công nghệ làm dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ.
Nhưng chúng ta chưa có những tổ chức làm nhiệm vụ tuyên truyền, hướng
dẫn, tập hợp lực lượng, hỗ trợ về pháp lý và về khoa học cho việc đẩy mạnh phát
triển hoạt động sở hữu trí tuệ.
Gần đây, với sự giúp đỡ của quốc tế, Chính phủ Việt Nam, Bộ
KH&CN, Cục Sở hữu trí tuệ, đang có “Chương trình hỗ trợ
phát triển tài sản trí tuệ”, (Chương trình 68), thực hiện trong hai năm 2014 – 2015,
trong đó có 24 Chương trình Dự án con, nhằm thúc đẩy toàn diện công tác sở hữu
trí tuệ của Việt Nam từng bước tiến kịp các nước trong khu vực và thế giới.
Sau quá trình đấu thầu, Viện Điện - Điện tử - Tin học EEI,
thuộc Hội Tư vấn HASCON đã được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện Dự án số 11 “Xây
dựng và vận hành tổ chức quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong Viện Điện – Điện
tử - Tin học”, làm mô hình mẫu cho hoạt động
sở hữu trí tuệ của các Viện nghiên cứu, và các trường Đại học trong cả nước.
Quỳnh Hương ghi
No comments:
Post a Comment