Thành phố Hồ Chí Minh, ngày
28/10/2014, Xin giới thiệu bài trả lời với Báo chí của TS Nguyễn Bách
Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM
HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học EEI, Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hiện nay, có hàng loạt dự án xây dựng bệnh viện dù đã được phê duyệt và khởi công xây dựng hàng chục năm nhưng vẫn là dự án treo.
Câu hỏi gửi Tiến sĩ Nguyễn
Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học Công nghệ và Quản lý, Viện trưởng Viện
Điện - Điện tử - Tin học TP.HCM
Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hiện nay, có hàng
loạt dự án xây dựng bệnh viện dù đã được phê duyệt và khởi công xây dựng hàng
chục năm nhưng vẫn là dự án treo. Cụ thể, khu khám bệnh mới của bệnh viện Ung
Bướu vẫn chưa hoàn tất thủ
tục khởi công sau 10 năm xây dựng đề án; bệnh viện Nhi TP.HCM tại Bình
Chánh còn vướng vấn đề giải tỏa; bệnh viện Đa khoa Hóc Môn - bệnh viện cửa ngõ
của thành phố vẫn chưa xong hồ sơ sau nhiều năm được phê duyệt; khoa Vệ tinh của
bệnh viện Ung bướu tại bệnh viện quận 2, đã xong cơ sở hạ tầng với 150 giường, nhưng chưa
có trang thiết bị để đưa vào sử dụng. Xoay quanh vấn đề này, báo Đời sống và Pháp
luật xin gửi đến luật sư một số câu hỏi mong tiến sĩ tư
vấn.
Câu
1:
Theo tiến sĩ, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, những tổn thất cụ thể
do các dự án treo này gây ra là gì?
Câu
2:
Để khắc phục và hạn chế tối đa các dự án treo như trên, tiến sĩ có khuyến cáo
như thế nào?
Trân trọng
cảm ơn tiến sĩ
Trả lời câu 1: Vấn đề nhiều dự án xây dựng bệnh viện
dù đã được phê duyệt hàng chục năm hoặc khởi công xây dựng nhưng vẫn chưa đưa đuợc
vào sử dụng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Điểm lại những dự án đã nêu trên, ví
dụ “khu khám bệnh mới của bệnh viện Ung
Bướu vẫn chưa hoàn tất thủ
tục khởi công sau 10 năm xây dựng đề án” cho thấy việc không triển
khai đuợc cần phải xem xét năng lực của
chủ đầu tư (Ban quản lý dự án), khả năng nguồn vốn cần thiết và cơ chế thực hiện.
Luật Xây dựng tại Điều 72 quy định rất rõ điều kiện
khởi công xây dựng công trình, khi dự án chưa triển khai hẳn phải có một hoặc cả 3 nguyên
nhân nêu trên. Góc độ kỹ thuật - khả năng chuyên môn, quản lý của chủ đầu tư và
nguồn vốn thì khá rõ nhưng cơ chế thực hiện thì khá nan giải, nhất là “đùn đẩy”
trách nhiệm trong quá trình phê duyệt.
Tổn thất do các dự án “treo” này gây ra bức xúc không
nhỏ trong xã hội. Còn thiệt hại cụ thể là lãng phí chi phí nuôi bộ máy liên
quan trong quản lý, điều hành xã hội không hiệu quả.
Trả
lời câu 2: Để khắc phục và hạn chế tối đa các dự án treo như trên, tiến sĩ có
khuyến cáo như thế nào?
Đảm bảo an sinh, vốn và quản lý hiệu quả đầu tư là
những vấn đề cơ bản. Để huy động đuợc sức dân cần có thể chế rõ ràng trong xã hội hoá đầu tư dịch vụ y tế song song với
thiết lập quy định chất lượng dịch vụ cần phải có và với cơ chế kiểm soát thực
hiện.
No comments:
Post a Comment