TS Nguyễn Bách Phúc
Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và
Quản lý TPHCM HASCON
Viện trưởng Viện Điện-Điện tử-Tin
học EEI
Trái đất có hàng vạn con sông, có hàng vạn thành phố trải rộng trên 2 bờ của những con sông thơ mộng, nhưng chưa nghe nói thành phố nào lập tuyến buýt đường sông.
Chúng
tôi rất ngỡ ngàng và thích thú khi nghe TP.HCM quyết định sẽ xây dựng 2 tuyến
buýt đường sông, sẽ đưa vào sử dụng tháng 6 và tháng 9 năm nay, 2017!
1. Tàu buýt đường sông nếu có sẽ rất bất
tiện:
Xe ô tô
buýt ở TP.HCM thường chạy với tốc độ lữ hành từ 20 đến 30 km/giờ. Các bến đỗ xe
buýt rất gần nhau, từ 300 đến 400 mét. Thời gian dừng ở bến đỗ cho khách lên xuống
rất nhanh chống thuận lợi, thường chỉ mất khoảng 1 phút, bao gồm thời gian hãm
xe, thời gian dừng lại bến đỗ để trả khách xuống bến và đón khách lên, và thời
gian tăng tốc đạt tốc độ bình thường. Còn tàu thủy buýt, việc dừng ở bến đỗ
không đơn giản như ô tô buýt, thời gian hãm tàu mất khoảng 3 phút, khi tàu dừng
ở bến đỗ, thủy thủ phải buộc tàu vào bến đảm bảo an toàn, mất 2 phút, khách lên
xuống tàu mất khoảng 2 phút, rồi tăng tốc lên tốc độ bình thường mất khoảng 3
phút, tổng cộng thời gian hoàn thành một điểm dừng là 10 phút.
Tuyến thứ
nhất của TP.HCM dài 11km, có 7 bến đỗ, bình quân khoảng cách giữa hai bến đỗ là
1,5 km. Với khoảng cách này, không thể dùng tàu cao tốc 50, 60 km/giờ, mà chỉ
có thể dùng tàu thường với tốc độ bình quân 20 km/giờ. Thời gian đi 11 km hết:
11 km/
(20km/giờ) = 0,55 giờ = 33 phút.
Tổng thời
gian thực hiện hành trình 11 km của tàu buýt là:
33 phút
+ 7 bến đỗ x (10 phút/ bến đỗ) = 33 phút + 70 phút = 103 phút = 1,72 giờ
Như vậy
tốc độ lữ hành của tàu thủy buýt là 11 km/ 1,72 giờ = 6,4 km/giờ
Hóa ra tốc
độ này chỉ bằng 1/3 tốc độ xe đạp!
Liệu người
dân thành phố có chấp nhận tốc độ này?
2. Buýt đường sông có giúp giảm ùn tắc giao
thông trong nội thành TPHCM?
Liệu buýt đường sông có giúp giảm gánh nặng cho vận tải
đường bộ, giảm ùn tắc giao thông trong nội thành TPHCM, như kỳ vọng của Lãnh đạo
TP.HCM không?
Đương nhiên thêm các tuyến buýt sông, là tương đương với
mở rộng thêm đường, và theo logic thông thường thì đương nhiên sẽ giảm kẹt xe
trên đường bộ.
Nhưng vấn đề không đơn giản như thế, bởi vì câu trả lời
còn phụ thuộc nhiều logic khác.
Thứ nhất, cư dân thành phố có "chịu" xài buýt
sông không? Theo phân tích ở mục 1 thì có lẽ chẳng ai "chịu".
Thứ hai, các đoạn buýt sông chỉ là một phần của hệ thống
giao thông đô thị. Về nguyên tắc một mắt xích nào đó của hệ thống hoạt động chậm
chạp, thì sẽ dẫn đến sự chậm chạp của toàn hệ thống. Lấy ví dụ, xe đạp chạy chậm
hơn honda ba bốn lần, nếu một ngày đẹp trời nào đó, mọi người cất honda ở nhà,
và đều chạy bằng xe đạp, thì toàn bộ thành phố sẽ kẹt cứng như nêm. Tàu buýt
sông hoạt động chậm chạp hơn xe đạp, chắc chắn sẽ không giảm ùn tắc cho thành
phố mà sẽ làm cho ùn tắc nặng nề hơn.
Thứ ba, tuyến tàu buýt sông nào sẽ gánh đỡ cho tuyến đường
bộ nào?
Ví dụ, hãy nhìn tuyến buýt sông thứ 2 mà thành phố dự kiến, tuyến này hoàn toàn kèm sát đại lộ Đông Tây (đường Võ Văn Kiệt). Nếu nó có tác dụng giảm ùn tắc cho thành phố thì có nghĩa nó làm giảm ùn tắc cho Đường Võ Văn Kiệt. Nhưng Đường Võ Văn Kiệt rộng thênh thang, chưa nghe ai nói bị kẹt xe, bị ùn tắc, chưa nghe ai nói đường Võ Văn Kiệt cần có sự chia sẻ, vậy thì tuyến buýt 2 đáp ứng được gì cho kỳ vọng của Lãnh đạo thành phố?
Ví dụ, hãy nhìn tuyến buýt sông thứ 2 mà thành phố dự kiến, tuyến này hoàn toàn kèm sát đại lộ Đông Tây (đường Võ Văn Kiệt). Nếu nó có tác dụng giảm ùn tắc cho thành phố thì có nghĩa nó làm giảm ùn tắc cho Đường Võ Văn Kiệt. Nhưng Đường Võ Văn Kiệt rộng thênh thang, chưa nghe ai nói bị kẹt xe, bị ùn tắc, chưa nghe ai nói đường Võ Văn Kiệt cần có sự chia sẻ, vậy thì tuyến buýt 2 đáp ứng được gì cho kỳ vọng của Lãnh đạo thành phố?
3. Giá vé buýt sông đắt gắp 3 lần xe buýt:
Theo chủ đầu tư thì giá buýt sông 15.000 đồng cho 10 km, tương đương 1,5 nghìn/km, trong khi giá vé xe buýt TP. HCM khoảng 500 đồng cho 1 km. Tiền đi tàu buýt đắt gấp 3 lần tiền đi xe buýt, lại chậm gấp 3 lần xe đạp. Thử hỏi ai sẽ "xung phong" bỏ xe buýt leo lên tàu buýt đây?...
Thực ra còn có nhiều mổ xẻ khác nữa, có thể làm sáng tỏ câu chuyện các tuyến buýt sông chỉ là ước mơ vô cùng lãng mạn.
Theo chủ đầu tư thì giá buýt sông 15.000 đồng cho 10 km, tương đương 1,5 nghìn/km, trong khi giá vé xe buýt TP. HCM khoảng 500 đồng cho 1 km. Tiền đi tàu buýt đắt gấp 3 lần tiền đi xe buýt, lại chậm gấp 3 lần xe đạp. Thử hỏi ai sẽ "xung phong" bỏ xe buýt leo lên tàu buýt đây?...
4. Hiệu quả kinh tế của Dự án:
Nếu dự
án này hấp dẫn, có thể thực thi và thu lợi thì đã có nhiều công ty tranh
nhau đấu thầu. Đằng này suốt nhiều năm, chỉ có duy nhất
Công ty TNHH Thường Nhật muốn phát triển dự án.
Tại
sao TP.HCM không dùng số tiền đầu tư Dự án này để nâng cấp hệ thống xe buýt đường
bộ đang xuống cấp và cũ nát, để giải quyết bài toán ách tắc, mà phải đi phát
triển tuyến xe buýt đường sông vốn không phải là lợi thế của Thành phố? Chúng
tôi cho rằng, Thành phố cần xem xét kỹ trước khi triển khai dự án này.
Thực ra còn có nhiều mổ xẻ khác nữa, có thể làm sáng tỏ câu chuyện các tuyến buýt sông chỉ là ước mơ vô cùng lãng mạn.
Cuối cùng, xin mọi người đừng lẫn lộn giữa buýt sông với
những con tàu du lịch trên sông, những cuộc du lịch thơ mộng mà hầu hết các
thành phố trên thế giới đều có.
No comments:
Post a Comment