Thông báo cho biết, NAS đồng thời đã bầu 21 nhà khoa học thuộc 15 quốc tịch khác làm thành viên liên kết nước ngoài (foreign associates) của Viện. Đây là sự thừa nhận của NAS về những thành công xuất sắc và liên tục trong nghiên cứu độc sáng (distinguished and continuing achievements in original research) của những nhà khoa học được bầu. Sau cuộc bầu cử này, Hàn lâm viện Khoa học Mỹ có tất cả 2.214 thành viên và 444 thành viên liên kết nước ngoài (không có quyền tham gia các cuộc bỏ phiếu).
GS Đàm Thanh Sơn tại buổi giới thiệu Hội đồng khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán nhiệm kì 2011 - 2014 (ngày 19/8/2011).
|
Được biết, GS Đàm Thanh Sơn, sinh năm 1969 tại Hà Nội, là tiến sĩ vật lý tại Việt Nghiên cứu Hạt nhân Moskva năm 1995, đã sang Mỹ nghiên cứu hậu tiến sĩ tại đại học bang Washington ở Seattle năm 1995-1996, và sau đó tiếp tục ở lại tham gia nghiên cứu tại nhiều đại học nổi tiếng tại Mỹ trước khi trở lại Seattle làm giáo sư chính thức năm 2002.
Mười năm sau, với những thành quả xuất sắc trong vật lý lý thuyết với các công trình có tác động sâu sắc tới nhiều lĩnh vực trong vật lí học như lời giới thiệu của Quỹ Simmons khi trao giải "Simon Investigators Program 2013" mới đây, ông đã được mời làm giáo sư vật lý lý thuyết tại Đại học Chicago từ tháng 9.2012.
Trong bài Hướng nghiên cứu mở đường cho một quy luật phổ quát trong vật lý trên mặt báo này, giáo sư Phạm Xuân Yêm đã giới thiệu một "kết quả kỳ lạ" của Đàm Thanh Sơn và các cộng tác viên, đăng trên tạp chí Physics Today tháng 5.2010, giải thích "tại sao trong những trường hợp rất khác biệt (cực nóng hay cực lạnh), trạng thái của vật chất là chất lỏng và hơn nữa còn tính toán được độ nhớt phổ quát η của nó, η chỉ phụ thuộc duy nhất vào hai hằng số cơ bản (h của Planck và kB của Boltzmann".
Một vài bài viết phổ cập khoa học của GS Đàm Thanh Sơn trong mục "Thấy trên mạng" (về graphen - giải Nobel vật lý 2010; hoặc bài Isaac Newton viết gì về thuỷ triều ở vịnh Bắc bộ), chứng tỏ anh còn là một nhà khoa học có tài năng lớn từ trong nghiên cứu đến việc đưa những kết quả sâu sắc của khoa học đến với đại chúng.
Bài nói chuyện với của GS Đàm Thanh Sơn với GS Ngô Bảo Châu ở blog Thích Học Toán là một trao đổi lý thú giữa 2 nhà khoa học này (cả 2 nay là đồng nghiệp ở ĐH Chicago) cung cấp thêm về những quan tâm riêng của mình về vật lý và nghiên cứu vật lý.
Đầu năm 2013, Đàm Thanh Sơn đã cộng tác với Ngô Bảo Châu cùng một vài người khác lập nên trang mạng Cùng viết Hiến Pháp nhằm "tạo thêm một không gian đối thoại cho tất cả những người quan tâm đến việc sửa đổi Hiến pháp, để họ có thể cùng thảo luận về chủ đề này một cách nghiêm túc và dân chủ", khi Quốc hội Việt Nam công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Trang mạng này đã đóng cửa sau khi Hiến pháp được chính thức thông qua.
No comments:
Post a Comment