Chủ Tịch Hội TV KHCN & QL HASCON
Viện Trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEISân bay Sa Pa nếu doanh thu hàng năm bằng sân bay Côn Đảo (11,8 tỷ đồng), và nếu tỷ lệ lợi nhuận rất cao, đến 50%, thì lợi nhuận hàng năm thu về chỉ 5,9 tỷ đồng. Lợi nhuận này so với vốn đầu tư 4750 tỷ đồng, thì phải mất 4750/5,9 = 805 năm mới thu hồi được vốn! Tương tư, nếu so sánh với Sân bay Điện Biên, doanh thu hàng năm 6 tỷ đồng, lợi nhuận hàng năm 3 tỷ đồng, thì phải mất 4750/3 = 1583 năm mới thu hồi được vốn!
‘Bất kỳ dự án nào, khi tính đến việc đầu tư, đến quyết định đầu tư, điều đầu tiên phải tính đến là hiệu quả kinh tế, nói nôm na dự án đầu tư có thể mang về lợi nhuận không, và lợi nhận bao nhiều, lớn hay nhỏ.
Tính hiệu quả kinh tế là tính Tỷ suất lợi nhuận hàng năm thu được so với Tổng vốn đầu tư bỏ ra. Ví dụ dự đầu tư 1000 tỷ đồng, mỗi năm thu về 120 tỷ đồng, thì Tỷ suất lợi nhuận hàng năm thu được so với Tổng vốn đầu tư là 12%/năm. Trên thế giới, các dự án đầu tư phải đạt tỷ suất này tối thiểu 12%, thì người ta mới quyết định tung vốn ra để đàu tư.
Bên cạnh Tỷ suất này, nhà đầu tư đồng thời tính đến Thời gian thu hồi vốn của dự án. Thời gian thu hồi vốn bằng 1 chia cho Tỷ suất lợi nhuận hàng năm. Nếu tỷ suất lợi nhuận đạt 12%/năm thì Thời gian thu hồi vốn là 1/12% = 8 năm 4 tháng.
Còn có cách tính Thời gian thu hồi vốn rất đơn giản, là lấy Tổng vốn đầu tư chia cho lợi nhuận hàng năm. Ví dụ dự đầu tư 1000 tỷ đồng, mỗi năm thu về 120 tỷ đồng, thì Thời gian thu hồi vốn là 1000 tỷ/(12 tỷ/năm) = 8 năm 4 tháng.
Còn có cách tính Thời gian thu hồi vốn rất đơn giản, là lấy Tổng vốn đầu tư chia cho lợi nhuận hàng năm. Ví dụ dự đầu tư 1000 tỷ đồng, mỗi năm thu về 120 tỷ đồng, thì Thời gian thu hồi vốn là 1000 tỷ/(12 tỷ/năm) = 8 năm 4 tháng.
Trở lại dự án sân bay Sa Pa, theo thông tin báo chí, riêng khoản vốn đầu tư giai đoạn 1 dự án là 4.750 tỷ đồng. Với giai đoạn 1 này, nếu tỷ suất lợi nhuận dự án đạt 12%/ năm, thì khi hoàn thành giai đoạn 1, sân bay Sa Pa phải đạt lợi nhuận hàng năm: 4.750 tỷ đồng x (12%/năm) = 570 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, thống kê năm 2014 của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cho thấy, doanh thu của một số sân bay Việt Nam như sau: sân bay Tân Sơn Nhất 3.576 tỷ đồng; sân bay Nội Bài 2.438 tỷ; Đà Nẵng 679 tỷ đồng; Cam Ranh 285 tỷ đồng; Phú Quốc 99 tỷ đồng; Phú Bài 86 tỷ; Cát Bi 56,8 tỷ đồng; Liên Khương 53,5 tỷ đồng; Vinh 52,7 tỷ đồng; Ban Mê Thuộc 49,4 tỷ đồng; Côn Đảo 11,8 tỷ đồng; Điện Biên 6 tỷ đồng…
Nhìn vào thống kê của ACV, đặt câu hỏi, sân bay Sa Pa sau khi hoàn thành liệu sẽ có doanh thu tương đương với sân bay nào? Tôi cho rằng sân bay Sa Pa tốt nhất cũng chỉ đạt ngưỡng của Côn Đảo 11,8 tỷ đồng, thậm chí có khi chỉ bằng Điện Biên 6 tỷ đồng.
Con số thống kê trên của ACV là doanh thu, còn lợi nhuận thu về là bao nhiêu? Chúng tôi cho rằng, lợi nhuận của sân bay có thể cao ngất ngưởng, đạt 50%, mức lợi nhuận này rất hiếm có. Tuy nhiên kể cả đạt lợi nhuận 50% thì với sân bay Côn Đảo lợi nhuận thu về chỉ 5,9 tỷ đồng/năm, Điện Biên chỉ 3 tỷ đồng/năm.
Như vậy sau khi hoàn thành, nếu sân bay Sa Pa bằng sân bay Côn Đảo thì Tỷ suất lợi nhuận hàng năm sẽ là 5,9 tỷ đồng /4.750 tỷ đồng = 0,124%, và thời gian thu hồi vốn là 4.750 tỷ đồng/5,9 tỷ đồng = 805 năm; nếu sân bay Sa Pa bằng sân bay Điện Biên thì Tỷ suất lợi nhuận hàng năm sẽ là 3 tỷ đồng /4.750 tỷ đồng = 0,063%, và thời gian thu hồi vốn là 4.750 tỷ đồng/3 tỷ đồng = 1583 năm.
Với Tỷ suất lợi nhuận và Thời gian thu hồi vốn như vậy, ai sẽ bỏ vốn đầu tư?
Sẽ không ai “dại gì” đầu tư. Bởi cách đầu tư với lợi nhuận thấp nhất chính là gửi ngân hàng, lãi suất thường là 6%/năm. Nếu mang 4.750 tỷ đồng, không đầu tư cho sân bay Sa Pa mà gửi Ngân hàng, thì mỗi năm thu lời về 4.750 tỷ đồng x 6% = 285 tỷ đồng.
Sẽ không ai “dại gì” đầu tư. Bởi cách đầu tư với lợi nhuận thấp nhất chính là gửi ngân hàng, lãi suất thường là 6%/năm. Nếu mang 4.750 tỷ đồng, không đầu tư cho sân bay Sa Pa mà gửi Ngân hàng, thì mỗi năm thu lời về 4.750 tỷ đồng x 6% = 285 tỷ đồng.
Cho nên xét trên khía cạnh hiệu quả kinh tế, câu chuyện đầu tư sân bay Sa Pa quả là hết sức ngộ nghĩnh.
No comments:
Post a Comment