Friday, September 26, 2014

TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn KHCN và Quản lý TP.HCM, kiêm Viện trưởng Viện điện – điện tử - tin học – EEI: “Bù giá cho điện là bất công"

Thứ Bảy, 15/09/2012,  Infonet và duthaoonline.quochoi.vn của Quốc Hội đã viết: Theo TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn KHCN và Quản lý TP.HCM, kiêm Viện trưởng Viện điện – điện tử - tin học – EEI: “Bù giá cho điện là bất công. Bởi cuối cùng ai giàu, xài nhiều điện thì được bù nhiều. Mà tiền bù đó lấy đâu ra? Là lấy thuế của nhân dân. Kêu gọi dân đóng góp vào thuế để rồi cuối cùng bù cho những người giàu. Đặc biệt, tai hại hơn, hiện nay giá điện Việt Nam vào loại rẻ nhất thế giới cho nên đầu tư nước ngoài “xông” vào các ngành tốn nhiều điện như: luyện kim và xi măng. Họ được lợi từ việc bù giá điện bằng chính tiền thuế của dân”.     


Tại hội thảo “Góp ý cho dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Điện lực” vừa diễn ra vào chiều 14/9 tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải xử lý nghiêm bằng quy định cụ thể trong Luật Điện lực sửa đổi, bổ sung đối với hành vi trộm điện, xem xét lại chính sách trợ giá đối với người dùng.
t481574
Cần quy định cụ thể, nghiêm khắc đối với hành vi trộm điện trong luật Điện lực sửa đổi, bổ sung - Ảnh IT

Về chính sách hỗ trợ giá điện, trong khi phía Tổng công ty Điện lực miền Nam cho rằng, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ giá điện thì nhiều ý kiến cho rằng trợ giá cho điện là bất công.
“Theo quy định, ngân sách Nhà nước trực tiếp hỗ trợ về giá điện đối với các huyện đảo. Hiện Tổng Công ty Điện lực miền Nam đang cung cấp điện cho đảo Phú Quốc và Phú Quý. Đối với Phú Quốc, công ty đã phải bù lỗ giá là trên 200 tỷ đồng mỗi năm. Đề nghị tiếp tục hỗ trợ”, ông Dũng nói.

Theo TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn KHCN và Quản lý TP.HCM, kiêm Viện trưởng Viện điện – điện tử - tin học – EEI: “Bù giá cho điện là bất công. Bởi cuối cùng ai giàu, xài nhiều điện thì được bù nhiều. Mà tiền bù đó lấy đâu ra? Là lấy thuế của nhân dân. Kêu gọi dân đóng góp vào thuế để rồi cuối cùng bù cho những người giàu. Đặc biệt, tai hại hơn, hiện nay giá điện Việt Nam vào loại rẻ nhất thế giới cho nên đầu tư nước ngoài “xông” vào các ngành tốn nhiều điện như: luyện kim và xi măng. Họ được lợi từ việc bù giá điện bằng chính tiền thuế của dân”.

Ông Lê Minh Hoàng, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về kinh tế, thuộc Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam cho rằng, giá điện nên thống nhất cả nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Còn việc Nhà nước thấy cần phải hỗ trợ từng vùng, từng đối tượng để đảm bảo an sinh xã hội thì Nhà nước sẽ có những chính sách khác. Điều này đảm bảo định giá điện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Đại diện Tổng Công ty Điện lực miền Nam, ông Nguyễn Hoàng Dũng cho rằng, theo quy định, nếu trộm khối lượng điện lớn hơn 3.000kWh điện thì có quyền chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng thực tế, những năm gần đây, một số đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã chuyển hồ sơ về việc trộm điện của nhiều đối tượng sang cơ quan điều tra, đến nay hầu hết vẫn chưa có vụ nào bị khởi tố.

“Bên phía cảnh sát điều tra cho biết nguyên nhân rằng họ phải thống nhất với việc tính sản lượng điện năng trộm cắp theo quy định của Bộ Công thương, mức độ thiệt hại… đều này rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Thiết nghĩ, nên đưa những quy định này vào Luật Điện lực sửa đổi để tính pháp lý cao hơn, nhằm răn đe hành vi ăn trộm điện như hiện nay”, ông Dũng đề xuất.

Theo ông Bùi Vĩnh Xiêm, Công ty CP Tư vấn xây dựng điện II, trộm từ 3.000 - 10.000kWh điện là chuyện bình thường. Một số trường hợp còn trộm cả một trạm biến áp, một đường dây 35kV.
“Trộm cáp điện lực cũng vậy. Trộm xong đem bán với giá chỉ 3 – 5 triệu đồng nhưng chi phí khôi phục lại hệ thống thì rất đắt. Đó là chưa kể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả một khu vực bị mất điện. Phải có quy định luật cụ thể, chứ 3.000 - 5.000kWh điện mà vào tòa án thì cũng khó”, ông Xiêm nói.
DUY NGUYÊN



No comments:

Post a Comment