Wednesday, March 2, 2016

Ukraine đã thực sự hết đường sống?

Báo Đất Việt, ngày 03/03/2016,         http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ukraine-da-thuc-su-het-duong-song-3301854/,           Đức nỗ lực đưa Ukraine vào EU sau khi Mỹ cũng hết cách trong lúc hy vọng về cuộc bầu cử sớm cũng không có tín hiệu khả thi.

Đức nỗ lực dang tay cứu Ukraine
Trên trang KyivPost, Nghị sỹ  Karl-GeorgVelman, Chủ tịch Nhóm hữu nghị Đức - Ukraine trong Quốc hội nước này thông báo về việc ông đang vận động để tăng cường viện trợ tài chính cho Ukraine.
Theo đó, phương Tây đang muốn giúp đỡ Ukraine khoản viện trợ lên tới 200 tỷ Euro cho một kế hoạch Marshall mới. Tất nhiên, số tiền này sẽ trao gửi tới Ukraine nếu họ cam kết biến đổi từ một đất nước tham nhũng hậu Xô Viết thành một đất nước hiện đại và dân chủ Châu Âu, tờ báo viết.
Nghị sỹ trên chia sẻ với Kyiv Post: "Chúng tôi nghĩ rằng Ukraine cần được cơ cấu lại. Chúng tôi thậm chí ủng hộ Hy Lạp tới cả 400 tỷ Euro mà Hy Lạp mới chỉ bằng 1/5 kích thước của Ukraine".
Ukraine da thuc su het duong song?
Nghị sỹ Karl-GeorgVelman, Chủ tịch Nhóm hữu nghị Đức- Ukraine trong Quốc hội Đức.
 “Kế hoạch Marshall” mới nhằm phát triển Ukraine, hướng tới đưa Ukraine hội nhập vào Liên minh châu Âu (EU) cũng được tờ báo "Ngày nay" đăng tải.
"Chúng tôi đang làm việc để xây dựng chiến lược mới nhằm cùng với người Ukraine ổn định hóa tình hình Ukraine. Cùng với đó, các nỗ lực to lớn hơn về kinh tế và chính trị sẽ là các biện pháp bổ sung cho hiệp định gia nhập EU của Ukraine. Chiến lược này hiện vẫn đang trong giai đoạn soạn thảo nên vẫn chưa thể trở thành chính sách chính thức”, ông Karl-Georg Velman tuyên bố.
Đồng thời, nếu như “Kế hoạch Marshall” này đi vào hoạt động thì phía Đức sẽ là bên duy nhất chịu trách nhiệm kiểm soát việc thực hiện kế hoạch này.
Thể hiện niềm tin vào chiến lược mới, ông Velman bày tỏ: "Châu Âu– đó là số phận của Ukraine. Tuy nhiên trước hết, các bạn cần phải làm tốt các công việc của mình như những gì người Ba Lan đã làm trước khi ký kết các hiệp ước gia nhập EU từ hơn 20 năm trước".
Mỹ đã "bó tay" hoàn toàn
Động thái này từ phía Đức được đưa ra sau khi phía Mỹ có những tuyên bố cho rằng Tổng thống Barrack Obama đã lạc đường trong cơn bão chính trị ở Ukraine sau hàng loạt các chính sách hỗ trợ hỗn loạn.
Đây là nhận định của ông Michael Crowley, chuyên gia chính sách đối ngoại kỳ cựu của tờ chuyên về chính trị Politico hôm 29/2.
Tính đến thời điểm hiện tại, ông Obama dường như chưa có được tiến bộ đáng kể nào trong việc đưa Ukraine thoát khỏi ảnh hưởng của Nga, một mục tiêu được xem là cốt lõi khi Mỹ và phương Tây hậu thuẫn các cuộc biểu tình lật đổ cựu Tổng thống Viktor Yanukovych năm 2014.
Hai năm sau các cuộc biểu tình ủng hộ phương Tây lật đổ cựu Tổng thống Viktor Yanukovych, chính sách của ông Obama tại đây gần như đang “chết mòn” bởi đấu đá trong nội bộ Kiev, những quyết tâm sắt đá của ông Putin, những phiền nhiễu từ Syria và IS, cũng như sự ủng hộ không đủ nhiệt tình từ các đồng minh phương Tây.
Ukraine da thuc su het duong song?
Tổng thống Mỹ Barrack Obama lạc đường trong cơn bão chính trị Ukraine?
Trang Politico dẫn lời Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Corker: "Tình hình Syria đã khiến phương tây sao nhãng Ukraine. Tôi có cảm giác rằng châu Âu sẽ khó có thể tiếp tục đoàn kết và gây sức ép với Nga bằng các lệnh trừng phạt. Đang có một cuộc xung đột đóng băng mà lợi thế thuộc rất nhiều về Putin”.
Nhiều nhà phê bình như Corker nói rằng hành động của ông Obama đã không phục vụ cho việc giải quyết nỗi lo sợ của ông rằng sự hiện diện của Nga tại Ukraine là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh châu Âu.
Ông Corker nói: "Ông Putin không hề phải trả giá”.
Nga không ngừng thể hiện ảnh hưởng ở Đông Ukraine
Rõ ràng những thất bại trên của ông Obama ở Ukraine cũng đồng nghĩa với việc Nga đang thắng thế.
Trang Politico đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn gần đây,  Đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak  cho rằng, Moscow muốn Kiev phải có những bước đầu tiên trong việc sửa đổi hiến pháp để cấp quyền tự chủ hơn cho khu vực miền Đông.
Ông Ivo H. Daalder, cựu Đại sứ của Mỹ tại NATO, hiện là Chủ tịch Hội đồng các vấn đề toàn cầu Chicago cho rằng, rõ ràng không có dấu hiệu gì cho thấy người Nga đang có ý định từ bỏ ảnh hưởng tại Ukraine.
Ông nói: “Syria đang trở thành một yếu tố gây xao nhãng bởi nó khiến chúng ta bắt tay với Nga để giải quyết cuộc khủng hoảng tại đó và bỏ qua những gì đang xảy ra ở Ukraine”.
Trong khi đó, không chỉ tình hình ở Syria gây cản trở mà các nhà lãnh đạo châu Âu cũng đang phải đối mặt với những yêu cầu gỡ bỏ trừng phạt Moscow bởi các lệnh trừng phạt đó đang làm trì trệ chính nền kinh tếcủa các nước này.

No comments:

Post a Comment