Khói thoát ra từ một nhà máy hóa chất ở Hợp Phì, An Huy, Trung Quốc - Ảnh: Reuters.
Nguồn tin thứ nhất nói Chính phủ Trung Quốc sẽ sa thải 5 triệu công nhân trong những ngành công nghiệp đang chật vật với công suất dư thừa. Nguồn tin thứ hai nói Bắc Kinh dự định sa thải 6 triệu công nhân.
Vào năm 2013, khu vực kinh tế nhà nước bị cho là rất kém hiệu quả của Trung Quốc sử dụng khoảng 37 triệu lao động, đóng góp khoảng 40% sản lượng công nghiệp và chiếm gần một nửa vốn vay ngân hàng ở nước này.
Đợt sa thải nhân công toàn quốc lớn nhất ở Trung Quốc khi nước này tiến hành tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc doanh trong thời gian từ 1998-2003 đã khiến 28 triệu người mất việc làm. Trong đợt sa thải đó, Chính phủ Trung Quốc phải chi 73 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 11,2 tỷ USD, để hỗ trợ những người mất việc.
Hôm thứ Hai tuần này, ông Yin Weimin, Bộ trưởng Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc, nói nước này dự kiến sẽ sa thải 1,8 triệu công nhân hai ngành sản xuất than và thép, nhưng không đưa ra một khung thời gian cụ thể.
Tuần trước, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Trung Quốc Fang Fei nói nước này đã dành 100 tỷ Nhân dân tệ ngân sách chính phủ để hỗ trợ công tác cắt giảm nhân lực ngành than-thép trong 2 năm. Trước đó, trong tháng 1, Bộ Tài chính Trung Quốc nói sẽ dùng 46 tỷ Nhân dân tệ từ việc tăng giá điện trong vòng 3 năm tới để hỗ trợ việc tạo công ăn việc làm mới cho công nhân bị sa thải.
Tổng số tiền gần 150 tỷ Nhân dân tệ này tương đương khoảng 23 tỷ USD. Ngoài ra, các chính quyền địa phương cũng sẽ có ngân sách hỗ trợ riêng nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra bất ổn do một lượng lớn người lao động bị mất việc làm.
Theo giới quan sát, số công nhân thuộc khu vực quốc doanh ở Trung Quốc bị cắt giảm trên thực tế có thể sẽ tăng so với những con số được đề cập ở trên, bởi sa thải sẽ xảy ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ cần phải chi nhiều hơn để xử lý những khoản nợ chồng chất của các doanh nghiệp quốc doanh kiểu “xác sống” - những công ty đã ngừng phần lớn hoạt động, nhưng không dám sa thải nhân công vì chính quyền địa phương lo ngại ảnh hưởng kinh tế-xã hội của những vụ phá sản và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Đóng cửa các doanh nghiệp “xác sống” đã được xác định là một trong những ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc trong năm 2016. Tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố những doanh nghiệp kiểu này sẽ sớm bị “lên thớt”.
Nguồn tin của Reuters cho biết những nhà máy đóng cửa sẽ phải trả đầy đủ tiền vay cho ngân hàng để tránh làm gia tăng nợ xấu tại các ngân hàng.
Chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ giúp các ngân hàng chuyển nợ xấu của các nhà máy thép “xác sống” sang các công ty quản lý tài sản. Tuy vậy, chính quyền các địa phương khó có thể tiếp cận được với quỹ cắt giảm việc làm cho tới khi các công ty “xác sống” thực sự bị đóng cửa và nợ nần của các doanh nghiệp này được giải quyết.
Vào năm 2013, khu vực kinh tế nhà nước bị cho là rất kém hiệu quả của Trung Quốc sử dụng khoảng 37 triệu lao động, đóng góp khoảng 40% sản lượng công nghiệp và chiếm gần một nửa vốn vay ngân hàng ở nước này.
Đợt sa thải nhân công toàn quốc lớn nhất ở Trung Quốc khi nước này tiến hành tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc doanh trong thời gian từ 1998-2003 đã khiến 28 triệu người mất việc làm. Trong đợt sa thải đó, Chính phủ Trung Quốc phải chi 73 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 11,2 tỷ USD, để hỗ trợ những người mất việc.
Hôm thứ Hai tuần này, ông Yin Weimin, Bộ trưởng Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc, nói nước này dự kiến sẽ sa thải 1,8 triệu công nhân hai ngành sản xuất than và thép, nhưng không đưa ra một khung thời gian cụ thể.
Tuần trước, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Trung Quốc Fang Fei nói nước này đã dành 100 tỷ Nhân dân tệ ngân sách chính phủ để hỗ trợ công tác cắt giảm nhân lực ngành than-thép trong 2 năm. Trước đó, trong tháng 1, Bộ Tài chính Trung Quốc nói sẽ dùng 46 tỷ Nhân dân tệ từ việc tăng giá điện trong vòng 3 năm tới để hỗ trợ việc tạo công ăn việc làm mới cho công nhân bị sa thải.
Tổng số tiền gần 150 tỷ Nhân dân tệ này tương đương khoảng 23 tỷ USD. Ngoài ra, các chính quyền địa phương cũng sẽ có ngân sách hỗ trợ riêng nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra bất ổn do một lượng lớn người lao động bị mất việc làm.
Theo giới quan sát, số công nhân thuộc khu vực quốc doanh ở Trung Quốc bị cắt giảm trên thực tế có thể sẽ tăng so với những con số được đề cập ở trên, bởi sa thải sẽ xảy ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ cần phải chi nhiều hơn để xử lý những khoản nợ chồng chất của các doanh nghiệp quốc doanh kiểu “xác sống” - những công ty đã ngừng phần lớn hoạt động, nhưng không dám sa thải nhân công vì chính quyền địa phương lo ngại ảnh hưởng kinh tế-xã hội của những vụ phá sản và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Đóng cửa các doanh nghiệp “xác sống” đã được xác định là một trong những ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc trong năm 2016. Tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố những doanh nghiệp kiểu này sẽ sớm bị “lên thớt”.
Nguồn tin của Reuters cho biết những nhà máy đóng cửa sẽ phải trả đầy đủ tiền vay cho ngân hàng để tránh làm gia tăng nợ xấu tại các ngân hàng.
Chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ giúp các ngân hàng chuyển nợ xấu của các nhà máy thép “xác sống” sang các công ty quản lý tài sản. Tuy vậy, chính quyền các địa phương khó có thể tiếp cận được với quỹ cắt giảm việc làm cho tới khi các công ty “xác sống” thực sự bị đóng cửa và nợ nần của các doanh nghiệp này được giải quyết.
Binh Minh
No comments:
Post a Comment