Wednesday, April 22, 2015

Góp phần chống hạn với miền Trung, các vùng Cao nguyên và miền Núi cao

TS. Lê Huy Y, các KS: Lê Trung Chính, Lê Trung Kiên, Trương Mạnh Điệp (Liên Hiệp Khoa học địa chất và du lịch).
  
Sau gần 30 năm mò mẫm kết hợp những điều đã học, bổ xung nhiều điều trong thực tế bằng cái giá tự trả nhiều tỷ đồng, chúng tôi đã thăm dò và xây dựng   đ­ược hơn 130 giếng khoan cho nhiều vùng mà các ngư­ời đến trư­ớc không tìm được như­: 3 giếng khoan ở khu công nghiệp Dung Quất, 3 giếng khoan ( nước hơi lợ) trên đảo Hòn Tre ( Khánh Hòa), 4 giếng khoan ở thị trán Đồng Văn, 1 giếng  khoan ở xã Lũng Phìn -  huyện Đồng Văn - Hà Giang,  3 giếng khoan ở xã Phước Đại – huyện Bác ái , 1 giếng khoan nước khoáng nóng ở xã Mỹ Sơn - Ninh Sơn thuộc miền Tây tỉnh Ninh Thuận, 2 giếng khoan ở xã Nghi Lâm - huyện Nghi Lộc Nghệ An, các đơn vị Quân đội ở Sơn Tây, Xuân Mai, Hoà Bình, Vĩnh Phú, nhiều trại giam của   th­ường phạm và Quân đội ở các vùng khô cằn ( Thanh Hóa, Ba Vì, Vĩnh Phú..).
Do tìm khoan được nước ngầm cho huyện Đồng Văn ( Hà Giang) và Bác Ái     ( Ninh Thuận), ngày 06/1/2006 Liên hiệp Khoa học địa chất và du lịch của chúng tôi đã được Chủ tịch nước Trần Đức Lương gửi thư khen và Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tặng bằng khen.
 Có đ­ược thắng lợi đó là nhờ chúng tôi đã tìm đ­ược những điều mà trong các sách ng­ười ta chư­a nói thật hoặc ch­ưa nói hết.
Gieng 10
Hình 1: Nghiệm thu Giếng khoan số 2 và 3 trong 4 GK ở thị trấn Đồng Văn – tỉnh Hà Giang
Ngày nay và sau này khi mà biến đổi khí hậu làm cho đồng bằng nhỏ dần phải mở rộng dân cư lên vùng cao hơn vấn đề nư­ớc sinh hoạt sẽ ngày càng khó khăn. Đặc biệt hiện nay miền Trung đang rất khô hạn. Để góp phần vào sự nghiệp tìm n­ước cho vùng miền Trung, nói riêng, nhiều nơi khác, nói chung, Liên hiệp Khoa học Địa chất và Du lịch thuộc Tổng hội Địa chất Việt Nam xin mang các điều rút ra đ­ược trình bày để mọi ngư­ời cùng xem xét, ứng dụng.
A - Cơ sở khoa học:
 Theo chúng tôi, nư­ớc ngầm ở Trung du và miền núi có nguồn gốc nội sinh là chủ yếu, Chúng chỉ đư­ợc thành tạo tại giao điểm của các đứt gẫy kiến tạo, th­ường là 4 đứt gẫy và tại đó phải có các hoạt động đi kèm của xâm nhập nông á núi lửa trẻ ( N­ước có nguồn gốc núi lửa và á núi lửa). Tức là chỉ tìm được nước ngầm nguồn gốc sâu tại các họng núi lửa đã từng hoạt động. Chúng có thể phun trào lên mặt đất  hoặc phun nghẹn. Các họng núi lửa này có thể nhô cao hơn mặt đất. Chìm sâu hơn mặt đất và bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ. Với vùng cao nguyên đá thì còn đòi hỏi thêm một số điều kiện như kích thước núi lửa phải đủ lớn để dung nham lấp đầy các đứt gẫy, khe nứt. Không cho nước đã sinh thành không bị trôi xuống sâu.
Đây là lý do làm cho việc tìm  nư­ớc nói riêng, nư­ớc ngầm, nói chung, cho vùng cao nguyên đá vôi khó hơn tìm khoáng sản quý hiếm.
Đặc trưng của các thân đất đá chứa nước ngầm nguồn gốc sâu là: các họng núi lửa dạng nón hoặc dạng trụ. Các cuống phễu và các trụ luôn cắm thẳng đứng, có đường kính từ vài mét đến vài chục mét. Chúng chính là giao tuyến của các đứt gẫy bị dung nham núi lửa phun lên lấp đầy. Phần loe lên của nón là kết quả của vụ bùng nổ núi lửa, giống hiệu ứng viên đạn bắn xuyên tường làm đầu ra bị loét rộng ( Điều này làm nhiều người cho là đứt gẫy nằm nghiêng), các hang karst dưới mực nước ngầm.
Nước ngầm nguồn gốc sâu có lưu lượng vài trăm m3/ngày đêm, ổn định quanh năm và lâu dài, chất lượng dùng được cho sinh hoạt ít khi phải sử lý.
Khi đã hiểu đúng bản chất của n­ước ngầm thì việc tìm ra chúng là không khó, nếu ở vùng đó có tồn tại. Trong đó, công tác địa chất để tìm  các giao điểm  của các đứt gẫy kiến tạo và công tác địa vật lý là quyết định  cho thắng lợi của việc thăm dò nư­ớc ngầm.
B. Những dấu hiệu địa chất, địa mạo cho việc đào giếng, ao hoặc khoan dễ cho gặp nước ngầm nguồn gốc sâu:
Như trên đã nêu: Đối với miền Trung, địa hình chủ yếu là đồi núi, các thung lũng ruộng cũng có lớp đất phủ không dày. Vì vậy khả năng lưu trữ nguồn nước mưa từ trên mặt đất ngấm xuống là không đáng kể. Hạn như hiện nay thì chắc không thể còn. Vì vậy phải tìm nguồn nước ngầm nguồn gốc nội sinh từ các họng núi lửa cổ. Dấu hiệu để nhận biết các hang núi lửa cổ là:
a/ Bom núi lửa: đó là các bãi đá chồng, đá mồ côi ( Dân ta thường gọi). Chúng ta có thể đào giếng, ao hoặc khoan sát ngay bãi đá chồng hoặc tốt nhất vào giữ tâm bãi. Dấu hiệu này gặp nhiều ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa và nhiều vùng khác.
20122011379
Hỡnh 5. Bói đá chồng ( Bói bom nỳi lửa) phớa nam thụn Thỏi An – xó Vĩnh Hải nhỡn ra đảo Hũn Đỏ..
b/ Các bãi đá ong. Đá ong thực chất là dăm, cuội dung nham núi lửa trẻ có thành phần bazơ-kiềm bị phong hóa tại chỗ trên mực nước ngầm. Bên dưới đá ong thường là đá cổ hơn hoặc cũng là dăm cuội dung nham núi lửa nhưng bị phong hóa dưới mực nước ngầm thành sét-kaolin chứa dăm, cuội cát, sỏi và khoáng vật quặng kim loại. Gặp được lớp này chắc chắn có nước, Đào được càng dày lớp này thì lưu lượng nước càng lớn.
     Với các vùng cao nguyên đất đỏ, việc gặp được các bãi sỏi ong ( Các hạt đất, đá màu đen, tròn cạnh) cũng là những dấu hiệu tốt cho đào giếng, ao tìm  nguồn nước ngầm nguồn gốc sâu.
c/ Dấu hiệu địa mạo: Các thung lũng ruộng, các sông, suối, khe chủ yếu là do kết quả hoạt động của các đứt gẫy kiến tạo. Chúng tạo ra các đới dập vỡ mềm hơn để cho nước mưa sói mòn tạo thành các thung lũng, sông suối như ngày nay. Tuy vậy chỉ tại giao điểm của các đứt gẫy, nhất là giao tuyến của 4 đứt gẫy do tác dụng xuyên lên của các họng núi lửa thì mới có nhiều nước và bền vững. Dấu hiệu này rất quan trọng, nhưng do nhiều nơi bị phủ, chưa có kinh nghiệm thì khó làm được. Vấn đề này nơi nào cần, có thể liên hệ trực tiếp với tác giả để được giúp đỡ.
       d/ Các hố tử thần ( với vùng đá vôi như ở Quý Lộc, Quan Sơn, Cẩm Phả, Phú Thọ hoặc mọi vùng khác như ở Mộ Đức - Quảng Ngãi) chính là các họng núi lửa cổ bị sụt nóc. Nơi đây luôn là nguồn nước ngầm vĩnh cửu có chất lượng tốt, lưu lượng lớn.
       e/ Trung tâm các bãi quặng lộ của sắt, mangan ( ở xã Hòa Sơn – Ninh Thuận, Nghi Lâm - Nghệ An,), bauxite ( Hà Giang, Lạng Sơn,…). Cũng là dấu hiệu trực tiếp để tìm ra họng núi lửa, nơi quặng từ đó chui lên và cũng là nơi cấp nước ngầm tốt nhất cho vùng.
g/ Dấu hiệu và phương pháp địa vật lý: Từ 30 năm trước đến nay chúng tôi dùng phương pháp thăm dò từ chính xác cao để xác định chính xác vị trí triển vọng nhất trong các họng núi lửa cổ cho khoan thăm dò nước ngầm sau khi xác định được vị trí tương đối của các họng núi lửa có thể chứa nước theo lối điểm huyệt ( bằng tổ hợp địa chất và địa mạo), Đến nay, chắc vẫn ít người tin dùng. Họ thường áp dụng các phương pháp thăm dò mặt cắt, đo sâu điện, v.v. Nhưng chính cách làm này ít mang lại hiệu quả đối với trung du và miền núi dù tốn kém hơn nhiều. Bởi vì các bài toán giải cho thăm dò điện là các lớp nằm ngang hoặc hơi nghiêng. Còn vật thể chứa nước của thực tế là dạng trụ cắm thẳng đứng.v.v.
       Các dấu hiệu này có thể vận dụng cho nhiều nơi khác như các hải đảo và sa mạc để tìm nước sinh hoạt cho dân.
C. Kết luận:
 Mọi Dự án và phư­ơng án thăm dò nư­ớc đều chỉ có giá trị khi tìm ra nguồn n­ước sử dụng đ­ược. Vì vậy các nhà quản lý khi giao việc chỉ nên lấy nư­ớc làm trọng. Việc thăm dò và xây dựng các giếng khoan cho Trung du và miền núi rủi ro rất cao, nên giao việc bằng cách khoán gọn, có nư­ớc sẽ đ­ược tiền. Làm như­ vậy, ng­ười làm thuê sẽ cố gắng tìm đ­ược n­ước để lấy tiền, còn Nhà n­ước chỉ phải trả tiền khi các giếng khoan có n­ước khai thác đ­ược.
Có thể còn nhiều tranh cãi, như­ng chúng tôi đã thắng lợi đúng bằng lý thuyết tìm đ­ược nêu trên. Đư­a ra công luận vấn đề này, chúng tôi muốn c­ư dân những vùng không có n­ước đỡ khổ sớm hơn, đồng thời Nhà n­ước và các địa ph­ương  chỉ phải chi tiền vào việc có ích cho dân./.

                                                      Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2015
                                                                       Thay mặt các tác giả

                                                                                 ( Đã ký)

                                                                             TS.  Lê Huy Y




No comments:

Post a Comment