Tuesday, October 18, 2016

TS Nguyễn Bách Phúc: “Thủy điện Hố Hô cũng chỉ là nạn nhân như dân chúng”

Ngày 18/10/2016,           xin giới thiệu bài viết trả lời  Phóng viên báo Infonet của Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP. HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - tin học EEI.

TS Nguyễn Bách Phúc: “Thủy điện Hố Hô cũng chỉ là nạn nhân như dân chúng”

“Nhiều người không biết cứ đòi cái thủy điện bé như con cóc ấy phải có quy trình. Quy trình tất nhiên có nhưng nó chỉ là quy trình vận hành nội bộ thôi. Vì nó quá bé nhỏ, không có tác dụng gì đối với lũ lụt của ông Trời bên ngoài. Tôi nhắc lại, thủy điện con cóc như Hố Hô chỉ là nạn nhân của lũ lụt như dân chúng thôi”- TS Nguyễn Bách Phúc.

Lũ lụt miền Trung mấy ngày qua, khiến nhiều xã ngập sâu trong nước. Tình cảnh khó khăn của dân đã khiến cộng động có những phản ứng khác nhau. Có nhiều ý kiến cho rằng cần phải truy trách nhiệm một phần với thủy điện Hố Hô trong việc xả nước vừa rồi.

Tuy nhiên, có quan điểm hoàn tàn khác, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử- Tin học EEI, cho rằng, với dung tích hồ chứa khoảng 38 triệu m3 thì Hố Hô không thể có tác dụng gì với trận lũ vừa rồi. Việc quy trách nhiệm cho Hố Hô là chưa công bằng, là hoàn toàn không đúng.

“Thủy điện Hố Hô xả lũ không bao giờ là nguyên nhân gây ra lũ ở Quảng Bình, Hà Tĩnh cả. Điều này tôi đã nói rất nhiều lần, nhiều báo đã đăng lại, đăng ý kiến của tôi. Vì sao? Vì Thủy điện Hố Hô là thủy điện rất nhỏ, thủy điện con cóc, hay là thủy điện nắm tay. Hồ nước theo tôi đánh giá chỉ khoảng 30-40 triệu m3. Kể cả chứa đến 200 triệu m3, như hồ A Vương cũng không thể gây ra tác dụng gì trước những cơn lũ như cơn lũ vừa rồi ở Quảng Bình, Hà Tĩnh”- TS Nguyễn Bác Phúc bày tỏ quan điểm.

TS Nguyễn Bách Phúc cũng giải thích thêm: Những thủy điện chỉ có khoảng 100 triệu m3 nước, chúng tôi gọi đây là “thủy điện con cóc”. Hồ đó chưa lượng nước rất ít, nó không bao giờ được giao nhiệm vụ thủy lợi. Làm thủy lợi nghĩa là khi lũ về thì hồ hứng nước lại để giảm dòng lũ cho hạ lưu. Khi hạn hán thì mở ra để chống hạn. Nhiệm vụ này phải như Hồ Hòa Bình 9 tỉ m3 mới làm được. Ở Việt Nam chỉ có mấy hồ như Hồ Hòa Bình, Hồ Trị An (2,5 tỉ m3), Thủy điện Thác Bà (1,7 tỉ m3), một vài thủy điện không lớn bằng nhưng có thể điều hòa cho vùng đất nhỏ.

“Chúng ta đã biết, Thủy điện Hòa Bình đã chống hạn, chống lũ cho cả vùng Đồng Bằng Sông Hồng như thế nào, 25 năm nay từ khi có Thủy điện Hòa Bình, chúng ta không phải lo chống hạn, chống lũ cho Đồng Bằng Sông Hồng. Trước đây 25 năm, đến mùa lũ, hầu nhưtoàn bộ, cơ quan nhà nước, trường học, bộ đội đều phải cùng dân chống lũ, lụt. Tác động chống hạn, chống lũ của thủy điện chỉ có ở những hồ rất lớn. Ở Việt Nam số hồ đó chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những hồ thủy điện nhỏ không bao giờ có khả năng chống lũ, chống hạn như thế”- TS Phúc nói.

Ông Phúc lập luận: “Không có khả năng này, thì các thủy điện nhỏ như Hố Hô chỉ là nạn nhân của cơn lũ lớn. Vì bản thân nó chứa được quá ít nước, khi lũ lớn về, buộc phải xả ra. Do đó, việc Hố Hô xả lũ là hoàn toàn tất yếu và bất khả kháng, hoàn toàn tự nhiên. Nước xả ấy có phải của Hồ Hố Hô không? Không phải, vì bản thân hồ không sinh ra nước, mà chỉ xả hết nước lũ mà hồ không thể chứa được. Nói là xảlũ nhưng thực tế là thủy điện cho nước lũ đi tắt qua hồ mà thôi. Mà cho chảy qua là nước của trời, không phải nước của thủy điện”.

Còn việc báo trước cho dân trước khi xả lũ là những hồ có nhiệm vụ thủy lợi, còn những hồ nhỏ không có khả năng làm nhiệm vụ thủy lợi, thì không ai giao cho hồ đó làm thủy lợi. Hồ thủy điện nhỏ không có khả năng báo trước lũ. Việc báo trước cho hạ lưu biết tình trạng lũ chỉ có những hồ rất lớn. Để báo trước được phải có những trạm thủy văn cách xa hàng trăm kilomet. Ngành khí tượng thủy văn phải theo dõi rất kỹ phải thông báo và dự báo chính xác. Còn các Thủy điện nhỏ như Hố Hô này hoàn toàn cũng chỉ là nạn nhân của cơn lũ, như dân chúng. Chúng ta cứ đổ tội cho thủy điện là một sai lầm kinh khủng.

Trước câu hỏi, có nhiều thủy điện nhỏ thì có ảnh hưởng gì đến việc quản lý nguồn nước, ông Nguyễn Bách Phúc cho rằng: “Nhiều Thủy điện nhỏ, không khác gì 1 thủy điện.  Vì mỗi thủy điện chỉ chặn lại một ít nước rất nhỏ. Thủy điện nhỏ ấy chẳng chặn bao nhiêu, dòng lũ ghê gớm ấy là của trời. Những thủy điện nhỏ ấy làm sao chặn được. Do đó, trên dòng sông có 1 thủy điện, hay nhiều thủy điện cũng như thế cả”, cũng chỉ có một dòng lũ chung của ông Trời, và tất cả thủy điện nhỏ đều là nạn nhân của dòng lũ.
Những thủy điện lớn mới có tác dụng chống lũ, chống hạn, những thủy điện nhỏ chỉ là nạn nhân thôi. Người dân trôi nhà trôi cửa, thủy điện con cóc này cũng đối mặt nguy cơ vỡ đập, trôi nhà, trôi cửa.

“Việc tích nước xả nước của các thủy điện lớn đều có quy trình chặt chẽ, mà phải do Thủ tướng phê duyệt. Quy trình đó được nghiên cứu rất kỹ,quy định rất chi tiết, ví dụ: với điều kiện nào, thời gian nào, mức nước bao nhiêu thì phải bắt đầu tích, hoặc phảibắt đầu xả, rồi tích bao nhiêu, xả bao nhiêu, trong bao lâu. Còn những thủy điện nhỏ, vừa như thủy điện Hố Hô, chỉ khoảng trên dưới 100 triệu m3, với lũ như vừa rồi thì chỉ 1,2 giờ là hồđã đầy tràn. Nó cũng là nạn nhân của lũ thôi, trở tay không kịp, lấy đâu ra thời gian mà thực hiện quy trình.

Muốn xây dựng quy trình để thông báo kế hoạch xả lũ, thì phải có hệ thống đo lường khí tượng thủy văn. Không có dự báo thủy văn thì làm sao có quy trình. Nhiều người không biết cứ đòi cái thủy điện con cóc ấy phải có quy trình. Quy trình tất nhiên có nhưng nó chỉ là quy trình vận hành nội bộ, nó không có khả năng tác dụng đến dòng lũ bên ngoài. Tôi nhắc lại, thủy điện con cóc như Hố Hô chỉ là nạn nhân của lũ lụt như dân chúng thôi”- TsNguyễn Bách Phúc nhấn mạnh.

Theo thông tin từ báo địa phương, Nhà máy Thủy điện Hố Hô được đưa vào vận hành năm 2010 nhưng do bị trận lũ lịch sử năm 2010 tàn phá nên đến đầu năm 2013 mới vận hành trở lại. Nhà máy có công suất 14 MW, dung tích hồ chứa 38 triệu m3. Sản lượng điện năm 2013 đạt 35 triệu kWh, năm 2014 đạt 19,7 triệu kWh, năm 2015 dự kiến 25,5 triệu kWh.





No comments:

Post a Comment