Tuesday, October 18, 2016

Thủy điện Hố Hô: “Bé như một gáo nước, không thể gây ra lũ”

Ngày 17/10/2016,           xin giới thiệu bài viết trả lời  Phóng viên của Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP. HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - tin học EEI.

Thủy điện Hố Hô: “Bé như một gáo nước, không thể gây ra lũ”

Các chuyên gia đều nhận định, Hố Hô là thủy điện nhỏ, không có khả năng cắt lũ hay điều tiết nước lũ, càng không có khả năng gây ra lũ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, từ khoảng 12/10, mưa lớn đã xảy ra ở các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế, gây ra những trận mưa lịch sử, nước lũ dâng cao khiến miền Trung thiệt hại nặng.
Bên cạnh thiên tai, nhiều người ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), cạnh thủy điện Hố Hô cho rằng, việc xả lũ bất ngờ của thủy điện với cường độ 500m3/s - 1.800m3/s trong hai ngày 13-14/10 khiến thiệt hại càng nặng nề hơn.
Thông tin đến báo chí, ông Lê Ngọc Huấn - Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, việc xả lũ của nhà máy thủy điện Hố Hô là chưa đảm bảo quy trình. Hơn nữa, thời điểm xả lũ lại vào buổi tối, thời gian quá gấp, nước lên quá nhanh nên người dân không kịp di chuyển tài sản.
Ban lãnh đạo nhà máy thủy điện Hố Hô cũng giải thích, do mưa lớn, lượng nước dồn về nhanh trong khi dung tích chứa của nhà máy nhỏ (38 triệu m3) nếu không xả sẽ vỡ đập gây ra thảm họa lớn hơn.
Về vấn đề này, ngày 17/10, trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử- Tin học EEI cho rằng, việc xả lũ của thủy điện Hố Hồ, cũng như bất cứ hồ thủy điện nhỏ nào đều điều bất khả kháng.
“Hố Hô có dung tích 38 triệu m3, dung tích điều tiết chỉ khoảng 15 triệu m3, chỉ bằng 1,7 phần nghìn thủy điện Hòa Bình 9.100 triệu m3, chỉ bằng 5,6 phần nghìn thủy điện Trị An 2.700 triệu m3, nó bé như một gáo nước nên không có khả năng ngăn hay điều tiết nước lũ. Nước lũ tràn về, đó hoàn toàn là nước lũ của trời. Hồ bé, với lũ 1.800 m3/s, tức là 6,5 triệu m3/giờ, chỉ khoảng vài giờ đồng hồ là hồ đầy tràn nước, không xả lũ đi thì chứa vào đâu?. Nếu không xả, dù cố tình giữ nước lũ lại, thì cũng chỉ tối đa giữ thêm vài triệu m3, kéo dài thêm vài chục phút, thì nước hồ sẽ đến ngưỡng an toàn, sẽ có nguy cơ vỡ đập. Mặc khác nếu thủy điện Hố Hô xả hết nước, thì cũng chỉ có 15 triệu m3, thì làm gì gây ra ngập lũ khắp miền hạ lưu. Vì thế, đổ tội thủy điện Hố Hô gây ra lũ là không đúng”, ông Phúc cho hay.
Ông Phúc lấy dẫn chứng, phải những hồ thủy điện rất lớn như Hòa Bình 9,1 tỉ m3, Trị An 2,7 tỉ, Thác Bà 1.7 tỉ m3… thì mới chứa được nhiều nước, vừa có chức năng thủy điện vữa có chức năng điều tiết ngăn nước lũ cho hạ lưu, và chống hạn cho hạ lưu, mới được nhà nước giao các chức năng này.
Theo ông Phúc, những nhà máy thủy điện cỡ nhỏ như Hố Hô thường chỉ có một máy đo tốc độ, lưu lượng nước ở ngay trước cửa vào đập. Máy đo này không có khả năng dự báo. Muốn dự báo lũ, dự báo xả lũ, thủy điện dứt khoát phải dựa vào kết quả dự báo chính xác của ngành khí tượng thủy văn. Ngành khí tượng thủy văn phải có những trạm đo đạc thủy văn cách hồ thủy điện 100, 200 km. Với những hồ thủy điện nhỏ ở miền trung, ngành khí tượng thủy văn không có khả năng đo đạc như thế, không có số liệu thủy văn chuyển cho thủy điện. Thủy điện nhỏ chỉ có khả năng ước lượng gần đúng thời điểm hồ đầy, với sai số rất lớn. Vì vậy, việc thông báo đến người dân không thể chính xác.
“Những nhà máy thủy điện cỡ lớn đều phải kết hợp với hệ thống đo đạc thủy văn của trung ương, với các trạm đo cách xa hàng trăm km ở phía thượng nguồn, mới có thể dự báo được lúc nào hồ đầy, lúc nào xả, nhờ thế, họ mới có đủ thời gian để thông báo cho các địa phương”.


No comments:

Post a Comment