Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16/12/2014, Xin giới
thiệu bài viết của TS Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học
công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin
học EEI, Thêm một bất ngờ và thú vị nữa ở TS. Nguyễn Bách Phúc là giá điện! Ông cho rằng giá điện ở Việt Nam đang thấp nhất thế giới! Duy trì giá điện thấp như hiện nay không chỉ Nhà nước phải bù lỗ, ngành điện không có tiền để tái đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mà tệ hại hơn là vẫn tiếp tục “lấy của người nghèo lo cho người giàu”! Bởi, sử dụng điện nhiều là giới nhiều tiền, các công ty xi măng, sắt thép v.v… Tiền bù lỗ từ ngân sách là tiền của dân!
Thêm một bất ngờ và thú vị nữa ở TS. Nguyễn Bách Phúc là giá điện! Ông
cho rằng giá điện ở Việt Nam đang thấp nhất thế giới! Duy trì giá điện thấp như
hiện nay không chỉ Nhà nước phải bù lỗ, ngành điện không có tiền để tái đầu tư,
nâng cấp cơ sở hạ tầng, mà tệ hại hơn là vẫn tiếp tục “lấy của người nghèo lo
cho người giàu”! Bởi, sử dụng điện nhiều là giới nhiều tiền, các công ty xi măng,
sắt thép v.v… Tiền bù lỗ từ ngân sách là tiền của dân!
Tiến sĩ Phúc khẳng định:
Lâu nay chúng ta hiểu sai hoàn toàn về giá điện. Hiểu sai hoàn toàn! Tại
sao thế? Chúng ta cứ hiểu rằng giá điện là thể hiện sự ưu việt của CNXH, vì vậy
phải giữ ổn định giá điện.
Chúng ta cứ muốn giữ giá điện thấp và không hề biết rằng, Nhà nước phải
thường xuyên bù lỗ cho ngành điện. Kế hoạch công tác hàng năm của ngành điện là
kế hoạch lỗ chứ không phải lời như những công ty bình thường. Ví dụ, giả định kế
hoạch giao cho điện lực TP.HCM năm nay lỗ 1.000 tỷ đồng. Nếu thực hiện lỗ 1.000
tỷ đồng trở xuống là “hoàn thành vượt mức kế hoạch”! Nếu lỗ trên 1.000 tỷ là
“không hoàn thành”! Tức là Nhà nước chấp nhận bù lỗ cho ngành điện với ý thức rằng
đó là bù lỗ cho người dân, ổn định kinh tế và khẳng định tính ưu việt của Nhà
nước XHCN….
Mục đích tốt đẹp như vậy có gì không đúng, thưa ông? Có chuyên gia kinh
tế còn cho rằng, ngành điện “chịu đựng” một chút để cả nền kinh tế được thì nên
chứ sao?
Không đúng như vậy! Nhà nước lấy tiền từ trên trời rơi xuống bù lỗ à? Đó
là tiền từ ngân sách do dân đóng thuế và tiền khai thác, bán tài nguyên! Lấy tiền
của dân bù lại cho dân à? Sao lại có chuyện như thế này?
Bây giờ đang là kinh tế thị trường, phải tính đúng tính đủ, chứ không phải
“móc” của dân bù cho ngành điện, rồi bảo là “vì nhân dân”?
Hậu quả tai hại nhất là thế này. Ai xài điện nhiều thì được bù nhiều, ai
xài ít thì được bù ít! Mà người lao động, người nghèo chính là người xài ít điện.
Xài nhiều là những người giàu có, những công ty tư bản nước ngoài. Nhất là hai
ngành xi măng và thép. Các nhà tư bản nước ngoài đã tận dụng triệt để lợi thế
giá điện Việt Nam rẻ nhất thế giới để đầu vào hai ngành tiêu tốn nhiều điện nhất
này. Lợi nhuận của hai ngành này có “đóng góp” rất lớn của người lao động nước
ta thông qua giá điện rẻ nhất thế giới đấy!
Điều này cũng có nghĩa là người nghèo phải “giúp” người giàu, “giúp” cả
các nhà tư bản! Như thế có công bằng không? Có khôn ngoan không?
Thưa ông, có thực sự giá điện Việt Nam đang rẻ nhất thế giới và ngành điện
Việt Nam đang bán điện dưới giá thành không?
Trước hết ta nên xem giá điện của Việt Nam có thật hay không? Tôi xin khẳng
định, đây là giá giả! Rất đơn giản. Chi phí sản xuất điện của Việt Nam và các
nước cơ bản như nhau về giá nhiên liệu. Nhưng thiết bị của ta phải nhập hoàn
toàn, giá đắt hơn nước ngoài. Đặc biệt là quản lý thì rất thua xa so với họ. Tôi
lấy ví dụ trường hợp cụ thể, ở khu Phú Mỹ có các nhà máy điện của ta và của nước
ngoài. Hai nhà máy cùng công suất như nhau nhưng nhà máy nước ngoài chỉ có 60
người lao động. Còn nhà máy của ta, ở ngay bên cạnh họ, có tới 600 người! Tổn
thất điện năng trong truyền tải và phân phối của Việt Nam thuộc vào loai cao nhất
Thế giới Như vậy, chi phí khấu hao thiết bị, chi phí lao động và quản lý, chi
phí tổn thất điện năng của ta rất cao. Lẽ ra giá điện của ta phải cao hơn của họ
mới đúng chứ, phải đắt hơn thế giới mới hợp lý chứ!
Và nói chung không chỉ ngành điện. Sản xuất ra một sản phẩm ở nước nghèo
bao giờ cũng đắt hơn ở nước tiên tiến. Kể cả ở những ngành mà ta có lợi thế. Ví
dụ ở Mỹ một nông dân làm ra sản phẩm đủ nuôi 150 người, còn ở ta một nông dân làm
ra chỉ đủ nuôi 4 người! Tương tự, làm ra 1 KWh điện ở ra phải đắt hơn thế giới.
Nhưng thực tế giá điện của ta lại rẻ hơn Thế giơí, vì vậy có thể nói giá điện ở ta là giá giả, tồn tại được bằng
tiền thuế của nhân dân bù vào.
Không cần phải so sánh với nước ngoài, chỉ cần nhìn giá cả trong nước cũng
có thể thấy rõ ràng giá điện của chúng ta hiện nay là giá giả. Hãy so sánh giá
cả thị trường Việt Nam hôm nay với 10 năm về trước. Giá cả nói chung tăng từ 4
đến 6 lần, ví dụ gạo tăng từ 3.000 đồng/kg lên tới 12.000 đồng/kg (tăng 4 lần),
thịt nạc từ 15.000 đồng/kg lên đến 75.000 đồng/kg (tăng 5 lần), lương tối thiểu
từ 350.000 đồng lên đến 2.100.000 đồng (tăng 6 lần), giá thuốc men, giá tiền chữa
bệnh và mọi thứ giá cả khác đều tăng lên tương tự như vậy. Chỉ riêng một mình
giá điện là tăng lên chút xíu, chưa tới 2 lần, lạ lùng thay!. Từ đây cũng có thể
thấy rằng giá điện Viêt Nam không chỉ rẻ hơn giá điện Thế giới mà còn quá rẻ so
với chính thị trường Việt Nam: Trong khi mọi mặt hàng tăng lên 5 lần, giá điện
chỉ tăng 2 lần, điều này tương đương với việc giá điện rẻ hơn so với thi trường
Việt Nam 5/2 = 2,5 lần!
Nhiều người đang kêu gọi ngành điện công khai chiết tính chi phí và giá
thành điện năng. Nhưng ở Việt Nam ta giá điện không phải do ông điện lực quyết định
mà cơ quan quyền lực nào đó quyết định, làm sao ông ấy (điện lực) công khai được?
Kết quả của đợt thanh tra gần đây và những lần kiểm toán trước đó cho thấy,
cơ cấu giá thành điện “có vấn đề”. Chẳng hạn, xây dựng nhà ở nghỉ dưỡng, mua xe
cộ vượt mức quy định v.v… được hạch toán vào giá thành điện, tức là bắt người
tiêu dùng “gánh” những chi tiêu này! Đã thế mà giá cứ tăng liên tục. Theo ông,
vậy là thế nào? Người tiêu dùng làm sao tin tưởng được đây?
Tôi không phủ nhận những việc làm sai quy định như vậy! Trách nhiệm của
ngành điện là phải chấn chỉnh. Hình như, số lượng các công ty điện mắc sai phạm
này là không nhiều, họ đang có ý kiến giải trình thì phải. Dù họ giải trình thế
nào thì cũng không thể bênh vực cho sai trái của họ. Hơn nữa, các cơ quan chức
năng còn phát hiện ngành điện đầu tư ra ngoài ngành bị thua lỗ lớn. Những sai lầm,
thua lỗ từ hai sự việc trên, lẽ ra đã góp phần đẩy giá điện Việt Nam tăng lên,
nhưng lạ lùng thay giá điện Việt Nam vẫn thấp nhất so với thị trường Thế giới
và cả thị trường Việt Nam!
Tôi lấy làm tiếc là tại sao kiểm toán, thanh tra không công bố sự thật lớn
nhất để dân hiểu, rằng các ngành than và dầu khí đã bán nhiên liệu cho ngành điện
rất rẻ, hình như cũng thấp hơn giá thành sản phẩm của họ, rằng điện của ta đang
bán dưới giá thành sản xuất, đang bán giá thấp nhất thiên hạ? Đây là sự vô lý
khủng khiếp
Nhà Nước và mọi người đang đau đầu về ngành điện, đã đưa ra nhiều ý kiến
và giải pháp khác nhau. Nhưng theo tôi hiểu thì việc phân tích và đánh giá về
thực trạng của giá điện Việt Nam vẫn chưa ai đụng đến! Tôi xin nhấn mạnh, nhận
thức đúng đắn về thực trạng của giá điện, xử lý đúng đắn vấn đề giá điện không
phải chỉ là lợi ích của ngành điện mà là vấn đề của đất nước và nhân dân.
Dư luận đã nhiều lần đặt vấn đề về sự độc quyền của ngành điện. Chẳng hạn
có nhiều đơn vị sản xuất điện nhưng bị EVN chèn ép, không mua. Có đơn vị kinh tế
của nhà nước đầu tư nhà máy thủy điện, làm ra điện bán bị chèn ép, phải bán rẻ
nhà máy cho ngành điện! Trong khi đó EVN lại mua điện từ Trung Quốc?
Việt Nam hiện tại mới bắt đầu sơ khởi thị trường điện, việc mua năng lượng
điện và bán cho khách hàng bắt buộc vẫn là độc quyền của EVN, vì cả nước chỉ có
duy nhất một mạng truyền tải và phân phối của EVN, tất nhiên độc quyền sẽ có
nhiều hệ lụy. Nhưng dư luận cho rằng vì độc quyền mà EVN không mua điện của Việt
Nam, lại đi mua điện của Trung Quốc, tôi nghĩ chắc là không đúng! Có thiếu thì
mới mua, chọn mua của ai là tùy theo nhiều điều kiện, trong đó rất quan trọng
là giá bán. Tôi không biết giá bán của Trung Quốc là bao nhiều nhưng có lẽ là rẻ
thì EVN mới mua.
Việc mua bán điện năng là một công việc không đơn giản. Ví dụ, mua ở
đâu, bán cho ai, truyền tải điện năng từ nơi mua đến nơi bán như thế nào, khoảng
cách bao nhiêu, khả năng kỹ thuật của hệ thống truyền tải, tổn thất điện năng
và chi phí vận hành….vv, ngoài ra còn phải thỏa mãn một yêu cầu rất khó chịu của
sản phẩm điện, là không thể mua điện, rồi nếu chưa bán được thì cất giữ điện
vào kho để dành, và đồng thời còn phải bảo đảm tuyệt đối thỏa mãn một yêu cầu
khắc nghiệt hơn là giữ ổn định hệ thống.
Nhân đây xin nói thêm: Sản xuất của ngành điện không giống như mọi ngành
sản xuất khác, ở chỗ sản phẩm của như mọi ngành khác làm ra, nếu bán chưa được
thì cất vào kho. Sản lượng điện phát ra từng giây từng phút phải đúng bằng lượng
điện mà người ta đang sử dụng. Đây là đặc điểm riêng rất đau đầu và khó khăn mà
không ngành nào phải chịu như vậy! Người ta xài bao nhiêu thì ngành điện phải
chạy theo cung cấp đúng bấy nhiêu, mà phải đúng từng giây từng phút. Người tiêu
dùng cắt một cái cầu dao là nhà máy điện phải giảm bớt công suất đi một tí. Nếu
không sẽ mất cân bằng giữa năng lượng phát ra và năng lượng tiêu thụ, sẽ dẫn đến
nguy cơ mất ổn định hệ thống, làm hệ thống điên tan rã. Hệ thống điện phải luôn
ở trạng thái ổn định như vậy.
Ông có cho rằng, nếu phá vỡ sự độc quyền hiện nay của ngành điện sẽ có sự
cạnh tranh và sẽ giải quyết được nhiều “vấn đề” tồn tại?
Tôi cho rằng câu hỏi rất đúng và vấn đề đưa ra rất hay! Nhưng đây là
chuyện lớn, chuyện dài, nếu đi vào sẽ làm loãng câu chuyện hôm nay của chúng
ta. Xin Nhà báo giành đề tài này cho một dịp khác.
Trở lại chuyện tăng giá điện, thưa tiến sĩ Phúc, cứ cho rằng giá điện của
ta đang quá rẻ, quá bất hợp lý, nhưng cái được khác lớn hơn là giúp ổn định đời
sống nhân dân. Còn đối với các ngành sản xuất– kinh doanh, giữ giá điện rẻ và
không tăng giá điện sẽ giúp doanh nghiệp bớt chịu áp lực tăng giá sản phẩm của
mình làm giảm sức cạnh tranh; Điện lực “chịu đựng” một chút cho cái chung lớn hơn
thì vẫn chấp nhận được chứ? Chẳng qua là “lấy túi này bù cho túi kia”, miễn là
có lợi hơn cho cái chung là tốt….
Lo cho người lao động, lo cho nhân dân là đúng, là cần thiết. Nhưng xin
hỏi người lao động, người dân cần cái gì đầu tiên? Bác Hồ đã nói việc đầu tiên
của Cách mạng là “làm sao cho ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Làm theo lời Bác Hồ thì Nhà nước trước hết nên bù giá gạo cho dân nghèo,
cho người lao động là công bằng nhất, tiếp theo bù giá quần áo, bù giá học
phí, bù giá thuốc và giá chữa bệnh. Đằng này chúng ta làm ngược với Bác Hồ,
không bù giá những thứ tối cần thiết đó cho người nghèo, mà lại đi bù giá điện,
một thứ rất xa với yêu cầu đảm bảo sinh tồn của người nghèo. Hiện vẫn còn
hàng triệu người dân ở vùng xa vùng sâu chưa có điện xài đấy, họ là những người
nghèo nhất mà chẳng được bù gì cả, công bằng ở chỗ nào?
Còn với sản xuất– kinh doanh, bảo rằng điện tăng giá sẽ ảnh hưởng đến
giá thành sản phẩm, kéo theo giá cả phải tăng, cạnh tranh kém …, là “đúng một
nhưng sai mười”.
Vì sao? Vì nói như thế chỉ là là nói theo định tính. Muốn tìm đến
chân lý, tìm đến sự đúng đắn thì phải tính toán xác định định lượng. Mà ở
Việt Nam ta phần lớn các Đại gia thường suy luận từ định tính rồi đưa ra
những kết luận đông trời. Họ không bao giờ suy nghĩ, tính toán định lượng
cẩn thận, để có kết luận chắc như đinh đóng cột, rồi mới “phán”, rồi mới “la
làng”.
Bài toán định lượng này, muốn tính đúng và đủ, phải xét xem tỉ lệ các
thành phần cấu thành sản phẩm, mỗi thành phần như điện, nhiên liệu, vật tư, lao
động, lương, quản lý phí…vv chiếm bao
nhiêu phần trăm giá thành của sản phẩm đó. Khi các thành phần đó tăng giá thì
giá thành cuối cùng của sản phẩm sẽ phải tăng bao nhiêu, mỗi thành phần đóng
góp bao nhiêu vào sự tăng giá của sản phẩm.
Chúng ta thử làm bài tính để thấy rõ điều đó. Theo kinh nghiệm, không kể
đến ngành xi măng và thép, thì ngành chế tạo cơ khí xài nhiều điện nhất, chi
phí điện khoảng 10% giá thành, chi phí lương cho công nhân trực tiếp và lương
cho cán bộ quản lý khoảng 30% giá thành, các chi phí còn lại như nguyên vật liệu,
khấu hao thiết bị, quản lý phí…vv chiếm 60% giá thành. Nếu giá điện tăng 22%,
lương tăng 20%, các thứ còn lại tăng 15%, thì giá thành sản phẩm sẽ tăng bao
nhiêu?
-
Tăng do điện:
10% x 22% = 2,2%
-
Tăng do
lương: 30% x 20% = 6%
-
Tăng do
các thứ còn lại: 60% x 15% = 9%
-
Như vậy
giá thành sản phẩm tăng lên: 2,2% + 6% + 9% = 17,2%,
-
trong đó
điện chỉ đóng góp có 2,2% / 17,2%, chỉ 1/8 của sự tăng giá toàn sản phẩm, mặc
dù riêng điện “chịu tội” tăng giá cao nhất lên tới 22%!
Đó là chưa kể những ngành kinh tế tiêu thụ rất ít điện, như sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều,
tiêu), ngành may …vv, thành phần giá điện trong giá thành sản phẩm thường rất
thấp, khoảng dưới 1%. Nếu giá điện có tăng lên 50% đi nữa thì giá thành sản
phẩm tăng lên do điện chỉ là 1% x 50% = 0,5%
Điều này cho thấy cho dù giá điện tăng 50%, giá một kg gạo 12.000 đồng sẽ tăng thêm 12.000 x 0,5% = 60 đồng, lên thành
12.060 đồng. Như vậy, giá điện tăng có ảnh hưởng, nhưng không lớn như dư luận lầm
tưởng!
Như tôi đã nói, tiêu thụ điện lớn đến mức khủng khiếp hiện nay là xi măng,
sắt thép. Phần lớn xí nghiệp này là của nước ngoài đầu tư. Tiền thuế của nhân dân
ta bù cho giá điện phần nhiều là “bù” cho những “ông” tư bản nước ngoài đấy!
Tôi ví dụ thế này, nếu có một trọng lượng tác động lên vai tôi, trọng lượng
tăng dần lên thì sẽ tới lúc tôi bị đè bẹp, nguyên lý này hoàn
toàn đúng đắn. Tình cờ, đang có một con ruồi đậu trên vai tôi, có một người bỗng
thấy thêm 1 con ruồi nữa cũng đậu vào vai tôi, họ cho rằng trọng lượng đang tăng
dần lên, họ liền áp dụng nguyên lý nói trên, vội vàng la lên: “Trời ơi!
Ông Phúc đang bị đè bẹp!”. Người đó đã nói đúng nguyên lý, nhưng sai thực tế,
vì họ chỉ xét về định tính mà không xét về định lượng. Nếu họ xét định lượng
thì họ phải nắm dược rất nhiều thông tin trước khi “la”, như Ông Phúc vác được
bao nhiêu KG khi thật mạnh khỏe, lúc này
đang khỏe hay đang mệt, đang đói hay đang no bụng, trong tay có 1 hay 2 cây gậy
chống, đang đứng hay đang ngồi, …, từ đó sẽ tính được bao nhiêu con ruồi mới đè
bẹp được. Câu chuyện là như thế, bài toán định tính hoàn toàn đúng khi chỉ cần
2 con ruồi, còn bài toán định lượng sẽ tính chính xác, chắc là cần hàng vạn con
ruồi!
Thưa ông, có Doanh nghiệp thép cho biết, nếu tăng giá điện lên 22% thì hàng
tháng họ phải trả thêm 150 tỷ đồng! Tác động không hề nhỏ như “con ruồi” được?
Tôi không biết Doanh nghiệp này là Doanh nghiệp nào, cũng không rõ thông
tin này chính xác tới đâu. Nhưng từ thông tin này có thể tính toán định lượng
như sau: 22% tiền điện một tháng là 150 tỷ đồng, vậy hiện nay họ đang xài mỗi
tháng: 150 tỷ / 22% = 682 tỷ đồng, mỗi năm: 620 tỷ x 12 tháng = 8182 tỷ đồng.
Cho rằng họ mua điện của EVN với giá 2000 đồng mỗi KWh, vậy mỗi năm họ
xài: 8182 tỷ đồng / 2000 đồng = 4,1 tỷ
KWh. Viết đến đây tôi giật mình và rất đau lòng, xin nói cho mọi người biết, Thủy
điện Hòa Bình lớn nhất Việt Nam mỗi năm làm ra 8,16 tỷ KWh, trong khi một Doanh
nghiệp Thép mỗi năm xài 4,1 tỷ, hơn nửa sản lượng điện của Thủy điện Hòa Bình!
Lạ lùng chưa! Một Doanh nghiệp (của nước ngoài?) mỗi năm được bù giá điện
cho 4,1 tỷ KWh, trong khi mỗi hộ gia đình người VN dược bù giá điện chỉ 50 KWh
mỗi tháng, cả năm được bù 50 X 12 = 600 KWh, thua họ tới gần 7 triệu lần.
Xin Nhà báo đừng nhắc lại với tôi về thép và xi măng! Càng nhiều những “ông”
này thì càng phải móc nhiều tiền của dân bù cho họ! càng nhiều bất công! Tôi rất
đau lòng và phẫn nộ đấy. Lấy tiền của dân, trong đó có của tôi và của chúng ta
để “bù” cho họ là phi lý lắm!
No comments:
Post a Comment