Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/10/2014, Xin giới
thiệu bài tham luận của TS Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học
công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin
học EEI, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã mời Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý thành phố Hồ
Chí Minh HASCON tham dự "Diễn
đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (MDEC) hướng đến nền kinh tế
xanh" và viết Tham luận cho Hội thảo chính của Diễn đàn "Phát
triển và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, sạch”. Dưới đây là Tham
luận của TS Nguyễn Bách
Phúc, Chủ tịch Hội, đã được đưa vào Nội dung chính thức của Hội thảo, diễn ra
sáng ngày 26.11.2013, và đăng trong Kỷ yếu của Hội thảo.
1. Vai trò của nghề cá Tra trong Nông nghiệp đồng bằng
sông Cửu Long và trong Kinh tế Việt Nam :
Nghề cá Tra còn rất non trẻ, lần đầu tiên có sản phẩm xuất
khẩu là vào khoảng năm 1997. Nghề cá non trẻ này đã vươn lên rất nhanh, tựa Phù
Đổng Thiên Vương trong chuyện cổ tích Việt Nam . Thời kỳ bùng phát huy hoàng nhất
có lẽ là từ năm 1997 đến năm 2011. Năm 1997 xuất khẩu 465 Tấn, thu về 1,65 triệu
USD, nhưng chỉ 14 năm sau, năm 2011 xuất khẩu 1.200.000 Tấn, tăng 2.581 lần,
thu về 1.806 triệu USD, tăng 1.094 lần!
Để đánh giá, đơn giản và cụ thể, hãy so sánh xuất khẩu cá Tra
với xuất khẩu gạo. Năm 1997 gạo xuất khẩu 3.680.000
Tấn, thu về 891,34 triệu USD, 11 năm sau, năm 2011 xuất khẩu 7.105.000 Tấn, chỉ tăng 1,93 lần, thu về 3.507 triệu USD, chỉ
tăng 3,94 lần.
So sánh tiền thu được từ xuất khẩu gạo với xuất khẩu cá Tra:
Năm 1997, tiền xuất khẩu gạo lớn hơn tiền xuất khẩu cá Tra 891,34 Triệu USD/1,65 Triệu USD = 540 lần, Năm 2011, tiền xuất khẩu
gạo chỉ lớn hơn tiền xuất khẩu cá Tra 3.507 Triệu USD/1.806 Triệu USD = 1,94 lần,
TT
|
Xuất
khẩu Cá Tra
|
Xuất
khẩu Gạo
|
XK
Gạo / XK cá Tra
|
||
1
|
Năm
1997
|
Số
lượng
|
465
Tấn
|
3.680.000 Tấn
|
|
Gía
trị
|
1,65
Triệu USD
|
891,34
Triệu USD
|
540 Lần
|
||
2
|
Năm
2011
|
Số
lượng
|
1.200.000
Tấn
|
7.105.000 Tấn
|
|
Gía
trị
|
1.806
Triệu USD
|
3.507 Triệu USD
|
1,94 Lần
|
||
3
|
Năm2011/
Năm1997
|
Số
lượng
|
2.581
Lần
|
1,93
Lần
|
|
Gía
trị
|
1.094
Lần
|
3,94
Lần
|
Nghề lúa gạo kiên cường hàng nghìn tuổi, đến năm 2011, mặc
dù xuất khẩu đứng hàng nhất nhì thế giới, nhưng chỉ được một lượng tiền bằng 1,94
lần tiền xuất khẩu của cậu bé Phù Đổng cá Tra 14 tuổi!
Lưu ý rằng lúa gạo là nghề nghiệp và sản phẩm cốt lõi của dân
tộc Việt Nam
từ hàng ngàn năm nay. Hàng ngàn thế hệ Việt Nam đã chiến đấu quyết liệt, đổ
xương máu giữ gìn non sông đất nước, giữ gìn ruộng đồng, giữ gìn cây lúa hạt gạo.
Hiện nay lực lượng lao động phục vụ Nghề lúa gạo vẫn chiếm phần lớn trong lực
lượng lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong khi lực lượng lao động phục
vụ sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 60% tổng lực lượng lao động của Việt Nam.
Nghề cá Tra không những mang lại rất nhiều ngoại tệ, mà còn
có một lợi thế đặc biệt là sử dụng rất ít diện tích đất đai và lao động. Năm 2010
diện tích nuôi chỉ có 5.400 ha,
số lượng xuất khảu
640.000 tấn, thu
về 1,422 tỷ USD; Năm 2011 diện
tích nuôi chỉ có 6.200 ha, số
lượng xuất khẩu 1.200.000
tấn, thu về 1,806 tỷ USD.
Một
lợi thế rất lớn của cá Tra Việt Nam là sản
phẩm độc quyền trên Trái Đất, cho đến nay vẫn chiếm 97% thị phần xuất khẩu
toàn thế giới. Một vài năm gần đây một vài nước đang cố gắng phát triển nghề
này, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu gì lớn là có thể cạnh tranh với Việt Nam .
Cậu bé Tra là thế, nhưng rất đáng tiếc cho cậu, cậu chưa được
người ta chú ý đúng mức, có lẽ cậu còn quá nhỏ tuổi, hoặc có những lý do tế nhị
khác.
2. Những bước thăng trầm của nghề cá Tra đồng bằng sông Cửu
Long:
Không như cậu bé
làng Gióng, chỉ cần vươn vai một cái là trở thành Đại tướng quân, lập công lẫy
lừng, cậu bé Tra từ khi chào đời cho đến nay đã trải qua rất nhiều gian nan vất
vả, và có lẽ trong tương lai, không chỉ chờ đợi vinh quang xán lạn mà có khi còn
nhiều những lo âu mới.
Trước hết hãy xem
những thông tin cơ bản về xuất khẩu cá Tra từ năm 1997 đến năm 2013, để
đối chiếu, có cả thông tin về xuất khẩu gạo
Bảng 1: Xuất khẩu và Giá bình quân cá Tra và
Gạo năm 1997 - 2013
NĂM
|
Xuất khẩu Cá Tra
|
Xuất khẩu Gạo
|
|||||
Số lượng, Tấn
|
Giá trị, USD
|
Giá bình
quân,
USD/Kg
|
Diện tích,
ha
|
Số lượng, Tấn
|
Giá trị,
Triệu USD
|
Giá bình
quân,
USD/Tấn
|
|
1997
|
425
|
1,656,978
|
3.90
|
1,290
|
3.68
|
891.34
|
242.21
|
1998
|
2,262
|
9,267,878
|
4.10
|
3.79
|
1,005.48
|
265.30
|
|
1999
|
1,626
|
6,308,072
|
3.88
|
4.56
|
1,008.96
|
221.26
|
|
2000
|
1,129
|
3,803,000
|
3.37
|
2,135
|
3.39
|
615.82
|
181.66
|
2001
|
1,735
|
5,047,977
|
2.91
|
2,300
|
3.53
|
544.11
|
154.14
|
2002
|
27,987
|
86,975,000
|
3.11
|
3.25
|
608.12
|
187.11
|
|
2003
|
32,876
|
81,071,000
|
2.47
|
3.92
|
693.53
|
176.92
|
|
2004
|
83,843
|
231,536,000
|
2.76
|
3,200
|
4.06
|
859.18
|
211.62
|
2005
|
141,010
|
328,886,000
|
2.33
|
3,912
|
5.20
|
1,279.27
|
246.01
|
2006
|
286,600
|
736,872,000
|
2.57
|
4,384
|
4.70
|
1,202.51
|
256.02
|
2007
|
386,870
|
979,036,000
|
2.53
|
4,920
|
4.54
|
1,470.00
|
323.79
|
2008
|
644,000
|
1,460,000,000
|
2.27
|
6,160
|
4.68
|
2,663.00
|
569.14
|
2009
|
614,000
|
1,357,000,000
|
2.21
|
6,788
|
6.05
|
2,464.00
|
407.07
|
2010
|
640,000
|
1,422,924,000
|
2.22
|
5,400
|
6.75
|
2,912.00
|
431.15
|
2011
|
1,200,000
|
1,806,000,000
|
1.51
|
6,200
|
7.11
|
3,507.00
|
493.60
|
2012
|
1,280,000
|
1,744,769,000
|
1.36
|
5,910
|
7.69
|
3,437.56
|
446.74
|
9 tháng 2013
|
723,000
|
1,321,367,271
|
1.83
|
5,600
|
5.20
|
2,320.00
|
445.90
|
a) Vươn
vai ngoạn mục, xô đổ đối thủ Mỹ:
Từ 1997 đến 2002,
cá Tra Việt Nam chỉ xuất khẩu vào Mỹ, được người Mỹ ưa chuộng, vì thơm ngon và
giá rẻ, lấn át thị trường, từ 425 Tấn năm 1997 vượt lên gần 28 ngàn Tấn năm
2002. Nghề cá da trơn truyền thống của Mỹ, cùng nòi với cá Tra Việt Nam ,
nhưng kém thơm ngon và giá đắt, đã không cạnh tranh nổi, phải chịu thua, sản lượng
và diện tích nuôi của Mỹ giảm hơn một nửa. Đối phó lại, Hiệp hội cá da trơn Mỹ đưa
ra chuyện Việt Nam
đã xâm phạm thương hiệu của họ. Nguyên là những năm đầu cá Việt Nam trên thị
trường Mỹ mang tên “catfish”, cùng tên với cá da trơn Mỹ. Năm 2001, họ đã
kiện. Đương nhiên cá Tra Việt Nam
thua kiện, không được dùng tên “catfish”. Người Mỹ
thắng kiện, nhưng trớ trêu thay, khi cá Việt Nam mang tên Việt Nam, cá Tra Việt
Nam, thì thị phần trên đất Mỹ không bị thu hẹp, mà càng mở rộng hơn nhiều, năm
2001 người Mỹ tiêu thụ 1.735 Tấn, năm 2002 tiêu thụ gần 28 ngàn Tấn, nhiều gấp
hơn 16 lần!
b)
Vụ kiện cá Tra nổi tiếng thế giới, cá Tra thua kiện ở Mỹ nhưng thắng trận
trên toàn Thế giới:
Năm 2002, tháng 6, Hiệp hội cá da trơn
Mỹ CFA đã đệ đơn
kiện lên Uỷ ban hiệp thương Quốc tế Mỹ (ITC), kiện cá Tra Việt Nam, theo luật chống bán phá
giá của nước Mỹ. Luât này áp dụng cho các sản phẩm nhập vào Mỹ, được sản xuất từ các nước có nền kinh tế phi thị trường.
Vụ kiện phải qua mấy bước:
-
ITC và Bộ
Thương mại Mỹ kết luận kinh tế Việt Nam là kinh tế phi thị trường.
-
ITC xác
định một nước làm chuẩn, nước đó có nền kinh tế thị trường, có điều kiện sản xuất
cá Tra gần giống điều kiện của Việt Nam ,
lấy đó làm căn cứ
tinh toán biên độ phá giá để áp mức thuế chống bán phá giá cho Việt Nam .
Vụ kiện kéo dài, khoảng
giữa năm 2003 mới kết thúc, kết quả là Hiệp hội cá da trơn Mỹ CFA thắng kiện,
cá Tra Việt Nam thua kiện, phải nộp cho nước Mỹ thuế chống bán phá giá. Mức thuế
cụ thể do Bộ Thương mại Mỹ xác định, thay đổi theo thời gian, khoảng 1 năm rưỡi
một lần công bố.
Thua kiện, cá TraViệt
Nam chịu thiệt trên thị trường
Mỹ. Nhưng vụ kiện nổi tiếng này đã mặc nhiên quảng cáo cho cá Việt Nam ra
khắp Thế giới. Khắp nơi biết cá Việt Nam “thơm, ngon, rẻ, người Mỹ rất
ưa chuộng, áp đảo cá Mỹ trên đất Mỹ”. Cả thế giới đua nhau mua cá Tra Việt Nam,
tạo ra cuộc bùng nổ thị trường, đẩy sự nghiệp cá Tra Việt Nam phát triển huy
hoàng, tiến lên như vũ bão.
Sau sự kiện thua kiện,
có tới hơn 130 nước mua cá Việt Nam, nhiều nhất là các nước EU, Nhật Bản, Mỹ,
chiếm trên dưới 70%. Riêng Mỹ từ 100% tụt xuống còn khoảng trên dưới 20%.
c) Vụ
lình xình về chất lượng cá Tra Việt Nam :
Khoảng năm 2008, một
số nước lên tiếng về chất lượng, như hàm lượng hóa chất độc hại trong chế biến,
việc sử dụng chất kích thích tăng trưởng trong nuôi cá, hàm lượng băng trong
thùng cá đông lạnh, v. v… Kết quả là nhiều nước đã cấm nhập cá Tra Việt Nam,
như Nga, Ucraina, Ai Cập …, lượng cá nhập vào EU và các nước khác cũng giảm
sút, số lượng và doanh thu năm 2009 và 2010 đều thấp hơn năm 2008.
Việt Nam đã nghiêm
túc khắc phục những việc này, nên đến năm 2011 phần lớn các nước đã hủy bỏ lệnh
cấm, tuy nhiên thị phần của họ vẫn chưa khôi phục lại đươc như ban đầu.
d) Những
khó khăn từ cuối năm 2012 đến nay:
Nhiều vấn đề nổi cộm
trong sự nghiệp cá Tra đã xuất hiện và gây tác động mạnh trong khoảng một năm
nay. Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ đã 2 lần vào Cần Thơ nhằm
tìm cách khắc phục khó khăn. Hiệp hội cá Tra Việt Nam ,
Hiệp hội nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Hội thảo
bàn bạc rất nhiều. Báo chí đăng tải nhiều ý kiến của lãnh đạo chính quyền các cấp,
các lãnh đạo của các Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và ý kiến của người dân
nuôi cá.
Ý kiến thì nhiều,
trong đó có cả những ý kiến trái ngược nhau. Nghị định của Chính phủ thì vẫn
còn trong giai đoạn soạn thảo của Bộ NN&PTNT trình Chính phủ.
Khó khăn còn đó, khắc
phục thế nào, rồi những hậu quả nào hệ lụy nào sẽ xẩy đến. Đó là những câu hỏi
bức xúc, cần có câu trả lời khoa học, phù hợp quy luật, phù hợp với thực tế
khách quan.
3) Lạm bàn về nguyên nhân và lối thoát hiện nay:
a) Nhận
diện các triệu chứng:
Sự nghiệp cá Tra có
thể nói đang ở tình trạng khó khăn vô cùng, đến mức gần như là “khủng hoảng”.
Trước hết nên nhận diện đầy đủ, khách quan các triệu chứng. Xin gom lại đây những
ý kiến của nhiều cá nhân, nhiều tổ chức đã phát biểu trên công luận:
-
Giá xuất
khẩu cá Tra giảm liên tục, theo bảng 1 giá cá giảm từ trên dưới 4 USD xuống còn
1,51 USD năm 2011 và 1,36 USD năm 2012, giảm xấp xỉ 3 lần.
-
Nông dân
nuôi cá nếu không bị phá sản thì cũng phải “treo ao”, trong khi tất cả nguồn cá
nguyên liệu cho các Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đều từ các ao nuôi cá của
nông dân.
-
Giá
thành sản phẩm thức ăn tại các Doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho cá ngày càng
leo thang.
-
Nghề cá Tra,
tuy xuất khẩu tới gần 2 tỷ USD/năm, nhưng vẫn ở tình trạng manh mún, đựơc điều
hành theo tư duy tiểu nông, sản xuất nhỏ. Hầu hết các Doanh nghiệp, từ sản xuất
thức ăn nuôi cá, chế biến xuất khẩu, đều là Doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ gia
đình, đều có tư cách pháp nhân riêng, có mục tiêu riêng, có lợi ích riêng, có
chiến lược kinh doanh riêng.
-
Các Hiệp
hội nghề nghiệp không có quyền khống chế kinh doanh của các Hội viên, liên kết
chỉ là tự nguyện và hết sức lỏng lẻo. Hiệp hội cá Tra và các Hiệp hội nuôi trồng
thủy sản trung ương và các tỉnh đã được thành lập nhiều năm, có nhiều hoạt động
tích cực và sôi nổi, nhưng thực chất họ không có quyền tác động vào kinh doanh
và các mối liên kết của Hội viên, vì vậy, vai trò và tác dụng của họ không rõ
ràng.
-
Quản lý
của Chính quyền các cấp đối với nghề cá Tra vừa quá chặt chẽ lại vừa qúa lỏng lẻo.
Rất chặt chẽ ở các khâu thuế, phí. Rất lỏng lẻo ở chỗ, các cấp chính quyền tuy
đã có những quan tâm, nhưng có thể nói là chưa có những chính sách, những tác động
quyết định đến sự phát triển, chưa có sự hỗ trợ cần thiết, nhất là những lúc
khó khăn.
-
Môi trường
kinh tế Việt Nam với những gay cấn như lạm phát, biến động lãi suất ngân hàng,
nợ xấu, tỷ giá ngoại tệ…, đang tác động lên nghề cá Tra cũng như các nghề khác.
Hậu quả là hàng trăm nghìn Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải phá sản hoặc chấm dứt
hoạt động, trong đó không thể vắng mặt các Doanh nghiệp cá Tra.
-
Chất lượng
cá xuất khẩu đã được chú ý, nâng cao dần, nhưng có những lúc vẫn còn sự cố.
-
Khoa học
Công nghệ và Khoa học quản lý đối với nghề cá Tra chưa được quan tâm đúng mức
so với yêu cầu thực tế của một ngành hàng có giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy
bước đầu đã được một số Doanh nghiệp quan tâm, nhưng chưa khai thác được năng lực
của các Tổ chức khoa học và các nhà khoa học. Nhất là Khoa học Quản lý chưa được
ứng dụng vào các vấn đề quan trọng như thị trường, giá cả, buôn bán Quốc tế.
b)
Phân tích nguyên nhân:
-
Giá xuất
khẩu cá Tra giảm liên tục:
Ai cũng biết giá cả thị
trường của hàng hóa phụ thuộc các quy luật cơ bản là cung - cầu, lạm phát, các
loại thuế, chất lượng hàng hóa
Về “cung - cầu”: giá sẽ giảm xuống khi “cầu” ít “cung” nhiều.
Nhìn vào bảng một, thấy rõ lượng xuất khẩu cá Tra tăng hàng năm, chứ không hề
giảm bớt. Cũng chưa thấy ai nói nông dân nuôi quá nhiều cá, đến mức các doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu không có đủ thị trường tiêu thụ. Cũng không thấy ai
nói các doanh nghiệp chế biến thừa ứ cá trong kho, do không có thị trường xuất
khẩu. Nếu đúng như vậy, thì ý kiến của Hiệp hội VASEP cho rằng “cá giảm giá là
do cung nhiều và cầu ít” là hoàn toàn sai, và từ đó, VASEP đưa ra giải pháp
“Chính phủ cấp Quota nuôi cá cho các tỉnh” cũng không phù hợp với thực tế khách
quan. Hơn nữa, quy luật cung cầu phát huy mạnh mẽ đối với những mặt hàng có nhiều
người bán. Riêng cá Tra, Việt Nam có thể xem là người bán độc quyền (chiếm 97%
thị trường thế giới), “một mình một chợ”, lẽ ra Việt Nam có lợi thế về quyết định
giá cả. Như vậy, có thể khẳng định việc liên tục giảm giá hoàn toàn không phải
do quy luật “cung - cầu”.
Về lạm phát: Ai cũng biết lạm phát tăng thì giá cả của mọi
loại hàng hóa đều tăng theo. Trong những năm qua, Mỹ, EU và các nền kinh tế lớn
trên thế giới đều lạm phát. Theo đúng quy luật này thì cá Việt Nam phải
tăng giá theo mức độ lạm phát của từng địa phương nơi tiêu thụ cá. Nhưng thực tế
giá cá Việt Nam
lại giảm, trái với quy luật lạm phát. Minh chứng cho việc này có thể nhìn thấy
trên Bảng 1, giá gạo không hề giảm như giâ cá, mà giữ chiều hướng tăng dần, dù
cho phải cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo khác, giá gạo tăng khoảng hơn
2 lần, trong khi giá cá giảm hơn 3 lần trong cùng một khoảng thời gian.
Về các loại thuế: khi các sắc thuế của các Quốc gia đánh vào
hàng hóa tăng thêm, thì giá cả của hàng hóa phải tăng theo, ngược lại thì phải
giảm đi. Mười mấy năm qua, đối với cá Tra hình như chưa có nước nào tăng thuế (ngoại
trừ Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá từ năm 2003 tới nay). Như vậy, việc giảm
giá bán cá Tra cũng trái với quy luật này.
Về chất lượng cá: Những lúc chất lượng cá Việt Nam có vấn đề,
người mua đình chỉ mua, cấm nhập khẩu vào nước họ, họ yêu cầu Việt Nam phải đảm
bảo chất lượng cá, chứ chưa nghe nói nước nào yêu cầu giảm giá vì lý do chất lượng
cá của Việt Nam. Như vậy, việc giảm giá cá cũng không thuộc quy luật này.
Theo phân tích ở
trên, việc giảm giá xuất khẩu cá Tra chắc chắn phụ thuộc vào các nguyên nhân
khác chứ không theo quy luật chung. Vậy nguyên nhân ở đâu? Có những ý kiến cho
rằng, nguyên nhân chủ yếu ở chỗ: các Doanh nghiệp xuất khẩu đã đua nhau giảm
giá nhằm tranh thủ tăng số lượng xuất khẩu của riêng mình, tuy việc giảm giá sẽ
dẫn đến giảm bớt suất lợi nhuận, nhưng tổng lợi nhuận của riêng đơn vị mình lại
tăng thêm nhờ vào số lượng xuất khẩu tăng lên. Một Doanh nghiệp áp dụng phương
pháp này, buộc các Doanh nghiệp khác cũng phải làm theo, mức giảm giá của Doanh
nghiệp sau phải mạnh hơn Doanh nghiệp trước thì mới dành được khách hàng. Phản ứng
dây chuyền đó dẫn đến sự sụp đổ không cưỡng nổi của toàn cục. Phải chăng đây thực
sự là nguyên nhân chính, là bắt nguồn từ tư duy của giới tiểu thương chợ nhỏ “đắt
hàng hơn nhiều lời”, từ “hiệu ứng bầy đàn” của nền sản xuất tiểu nông “lụt thì
lút cả làng”?
-
Nông dân
nuôi cá nếu không bị phá sản thì cũng phải “treo ao”:
Hiện nay toàn bộ
công việc nuôi cá đều nằm trong tay các gia đình nông dân. Công việc này là khó
khăn nhất và nhiều rủi ro nhất:
Giá
bán cá: Sản phẩm của họ chỉ có thể bán cho các Doanh nghiệp chế biến và
xuất khẩu, phần bán ra thị trường tiêu thụ nội địa không đáng kể. Trong điều kiện
này, giá bán phụ thuộc vào người mua, trong khi người mua đang đua nhau giảm
giá xuất khẩu, chắc chắn họ tìm mọi cách ép giá cá nguyên liệu xuống rất thấp,
trong năm qua hầu hết người nuôi cá đều bị lỗ, mức lỗ lên tới 15% đến 30%.
Sản phẩm cá không thể
tích trữ được: Khi cá đến tuổi
thu hoạch, bắt buộc người nông dân phải bán, dù đắt dù rẻ, dù lỗ dù lãi, đây
chính là cơ hội cho các Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu ép giá người nuôi
cá, đẩy phần thua thiệt và lỗ lã về người nông dân nuôi cá. Người nuôi cá rất
hiểu điều này nhưng không có cách gì chống lại, đành phải chịu bán rẻ còn hơn vứt
đi.
Vốn vay và lãi suất
ngân hàng: Vốn nuôi cá là rất lớn
so với vốn liếng của người nông dân, để nuôi được cá bắt buộc họ phải vay vốn
ngân hàng. Những năm thuận lợi, lãi suất ngân hàng chỉ khoảng trên dưới 12%/năm,
người nuôi cá hoàn toàn có lời, bởi khi đó lãi suất nuôi cá khoảng 15% - 20%
cho một lứa cá, mỗi năm 2 lứa cá thì lãi suất của họ đạt 30% - 40%, sau khi trừ
lãi ngân hàng, lãi suất của nuôi cá có thể đạt khoảng 15% - 20%. Nhưng năm 2012
và đầu năm 2013 lãi suất vay ngân hàng lên đến trên 20%, bán cá lại phải chịu lỗ
15% đến 30%, người nông dân không lấy đâu ra tiền để trả lãi ngân hàng, những
người còn vốn liếng những năm trước để lại thì dồn hết để thoát nợ kể cả bán hết
cơ nghiệp, rồi treo ao, những người vốn liếng dự trữ ít thì đành chịu phá sản,
bỏ nghề, còn có những người không còn tiền trả nợ, bế tắc hoàn toàn đành tìm
con đường tự vẫn.
-
Giá
thành thức ăn tại các Doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho cá ngày càng leo thang:
Các Doanh nghiệp sản xuất thức ăn cá cũng vô cùng khó khăn. Giá nguyên liệu đầu vào tăng vọt theo lạm phát, lãi suất vay vôn tăng cao, đẩy giá thành sản phẩm thức ăn lên rất cao.
Người
nuôi cá lại đang phá sản, treo ao, thì thức ăn biết bán cho ai. Đành phải bán rẻ
chịu lỗ để trả lãi ngân hàng, cầm cự cho tới khi buộc phải ngừng sản xuất
-
Nghề cá
Tra, tuy xuất khẩu tới gần 2 tỷ USD/năm, nhưng vẫn ở tình trạng manh mún, đựơc
điều hành theo tư duy tiểu nông, sản xuất nhỏ:
Xuất khẩu cá là một
chuỗi nối tiếp công việc của 3 nhà: Nhà sản xuất thức ăn, nhà nuôi cá và Doanh
nghiệp chế biến và xuất khẩu. Như phân tích ở trên về các khó khăn và cách ứng
xử của cả 3 nhà, có thể thấy rằng ai cũng chỉ biết phần mình, ai cũng cố gắng
tìm những cơ hội để giảm bớt phần thiệt hại của riêng mình, ai cũng chẳng để ý
tới quyền lợi của đối tác, và chắc chắn không ai nghĩ đến những toan tính lớn
cho cả sự nghiệp chung. Đó chính là tư duy tiểu nông sản xuất nhỏ, tiếc thay tư
duy này lại đang điều hành một nền sản xuất không nhỏ. Hậu quả của nó là nguy
cơ dẫn đế phá sản của một ngành sản xuất, và đáng tiếc hơn nữa, ngành sản xuất
đó lại là ngành độc quyền của chính chúng ta.
-
Các Hiệp
hội nghề nghiệp không có quyền khống chế kinh doanh của các Hội viên, liên kết
chỉ là tự nguyện và hết sức lỏng lẻo:
Các Hiệp
hội nghề nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam đều có tư cách pháp nhân, được
các cấp chính quyền cho phép thành lập và phê duyệt điều lệ. Nhưng thực ra sự
tham gia của các thành viên chỉ là hoàn toàn tự nguyện, không có ràng buộc pháp
lý, liên kết trong Hiệp hội vì thế rất lỏng lẻo, hoạt động của nó chỉ hạn chế
trong một phạm vi hẹp là vận động và tổ chức cho Hội viên đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau. Hiệp hội hoàn toàn không có quyền lực chế tài các hoạt động của Hội viên,
đặc biệt là hoạt động kinh doanh, vì vậy trước những khó khăn của Hội viên và
toàn ngành, các Hiệp hội hoàn toàn không có khả năng giải quyết, chỉ có khả
năng kiến nghị với các cấp chính quyền, với các Doanh nghiệp, những giải pháp
mà Hội cho rằng đúng đắn và hữu ích. Đương nhiên giữa kiến nghị và chấp nhận kiến
nghị là hai việc hoàn toàn khác nhau, và thường là xa nhau, đó là chưa nói đến
tính khoa học, tính chính xác và thực tiễn của các kiến nghị.
-
Quản lý
của Chính quyền các cấp đối với nghề cá Tra vừa quá chặt chẽ lại vừa qúa lỏng lẻo:
Nói chung ở Việt Nam từng
Doanh nghiệp nhất là Doanh nghiệp tư nhân được chính quyền quản lý rất chặt chẽ
về thuế má và các khoản nộp khác.
Thực ra khi kinh
doanh cùng một ngành nghề, các Doanh nghiệp, nhất là Doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất
cần hành lang pháp lý để ràng buộc lẫn nhau, nhằm tiến tới sự công bằng, sự
minh bạch, sự ổn định trong các mối quan hệ với nhau.
Hơn nữa, họ rất cần
sự định hướng của chính quyền thông qua các chính sách, các quyết định cụ thể
và kịp thời để đối phó với những diễn biến, những khó khăn của thực tế khách
quan.
Hình như trên ý
nghĩa này, các cấp chính quyền hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ mong mỏi của các
Doanh nghiệp.
-
Môi trường
kinh tế Việt Nam với những gay cấn như lạm phát, biến động lãi suất ngân hàng,
nợ xấu, tỷ giá ngoại tệ…, đang tác động mạnh mẽ lên Doanh nghiệp:
Đây là những chuyện
vĩ mô, tác động lên toàn xã hội, mọi ngành nghề đều bị ảnh hưởng chứ không
riêng gì ngành cá Tra. Riêng ngành cá Tra chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Vì sao?
Vì cá Tra là ngành quá non trẻ, vốn liếng chưa
tích lũy được nhiều như các ngành khác, vốn chủ yếu là đi vay, chịu thiệt thòi
lớn và rất dễ sụp đổ trước cơn bão lạm phát, và hậu quả trực tiếp của cơn bão lạm
phát là cơn bão lãi suất tiền vay.
Cũng như các nghề xuất khẩu khác, nghề xuất khẩu
cá Tra sẽ được khuyến khích và hưởng lợi, nếu đồng tiền nội tệ bị phá giá so với
ngoại tệ, ngược lại, sẽ chịu thiệt thòi nếu đồng tiền nội tệ bị giữ giá cao hơn
ngoại tệ. (Điều này được minh chứng bởi câu chuyện tỷ giá đồng Nhân dân tệ
(NDT) Trung Quốc với đồng Đôla Mỹ. Trung Quốc ra sức khuyến khích xuất khẩu nên
đã cố tình phá giá đồng NDT, năm 1999 quy định 8,9 NDT ăn 1 USD, trong khi tỷ
giá thực là khoảng 5.5 NDT ăn 1 USD, Mỹ ra sức yêu cầu và dùng mọi áp lực để
Trung Quốc thôi phá giá đồng NDT. Mãi đến vài năm lại đây Trung Quốc mới có bước
nhượng bộ, đến nay Trung Quốc vẫn chưa nhượng bộ hoàn toàn, tính khoảng 6.5 NDT
ăn 1 USD). Mấy năm lại đây, nạn lạm phát ở Việt Nam phi mã, tỷ lệ lạm phát cao nhất
châu Á, nhưng vẫn giữ tỷ giá VNĐ so với USD không thay đổi nhiều (trước đây 3,4
năm, khoảng hơn 16000 VNĐ ăn 1 USD, hiện nay hơn 21000 VNĐ ăn 1 USD). Điều này
chứng tỏ Việt Nam
đang nâng giá VNĐ so với USD, tất yếu gây bất lợi lớn cho các ngành xuất khẩu,
và mang lại lợi ích rất lớn cho các ngành nhập khẩu.
Thực
ra việc phá giá hay không phá giá đồng tiền nội tệ là một việc rất lớn, liên
quan đến rất nhiều yếu tố, xử lý vấn đề này không đơn giản. Nhưng nói chung, vấn
đề cơ bản là, khi một Quốc gia muốn ưu tiên và hỗ trợ cho xuất khẩu thì sẽ cố
tình phá giá đồng nội tệ, còn khi Quốc gia muốn ưu tiên và hỗ trợ cho nhập khẩu
thì sẽ cố tình nâng giá đồng nội tệ.
-
Chất lượng
cá xuất khẩu đã được chú ý, nâng cao dần, nhưng có lúc vẫn còn sự cố:
Thế giới ngày nay rất coi trọng và rất khắt
khe đối với vệ sinh thực phẩm. Cá Tra Việt Nam nói chung đã đạt tiêu chuẩn vệ
sinh thực phẩm Quốc tế. Nhưng đã có một số trường hợp bị phát hiện kém chất lượng,
dẫn đến một số nước đã cấm nhập cá Tra Việt Nam . Chúng ta đã khắc phục tốt những
yếu kém đó, cuối cùng những nước cấm nhập khẩu đã có quyết định nhập khẩu trở lại.
Hơn nữa, gần đây chất lượng cá Tra Việt Nam đã được nâng cao, bằng chứng là hiện
nay 10% sản lượng cá Tra của Việt Nam đã đạt
chứng nhận ASC, hy vọng đến năm 2020 sẽ có 50%, Thụy Điển đang xem xét đưa cá Tra
Việt Nam vào “Danh sách xanh”.
Những chuyện không hay đã được giải quyết êm đẹp,
tuy có tổn thất nhưng không lớn. Nghề cá Tra Việt Nam vẫn cần ghi nhớ bài học kinh
nghiệm này để đừng tái diễn. Nếu không nghiêm túc và kiên quyết thì sự cố vẫn
có thể xảy ra trong tương lai, nhất là trong điều kiện chúng ta chưa thoát khỏi
tình cảnh tiểu nông nhỏ lẻ.
-
Khoa học
Công nghệ và Khoa học quản lý đối với nghề cá Tra chưa được quan tâm đúng mức
so với yêu cầu thực tế của một ngành hàng có giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD:
Những năm qua đã xuất
hiện một số công trình nghiên cứu Khoa học về cá Tra, nhưng thường chỉ ở mức
khóa luận của các nhóm sinh viên dưới sự hướng dẫn của các giảng viên các trường
Đại học, với quy mô rất nhỏ và hạn hẹp. Cho đến nay chúng tôi chưa tìm thấy
công trình nghiên cứu nào của Viện nghiên cứu thủy sản và Viện nghiên cứu thủy
sản 2 về ngành cá Tra. Gần đây trước những khó khăn bộn bề của ngành cá Tra đã
có những cuộc Hội thảo khoa học, trong đó đã có nhiều ý kiến phát biểu, đánh
giá hiện trạng và nêu những đề xuất xử lý. Tuy nhiên những ý kiến trong các Hội
thảo thường là ý kiến riêng của nhà khoa học, nhà quản lý, họ đứng trên góc
nhìn (quan điểm) và kinh nghiệm của cá nhân, nên ý kiến thường tản mạn và không
ít những ý kiến trái ngược nhau, cuối cùng không đi đến một kết luận chung có sở
cứ.
Chính quyền Việt Nam , các Hiệp hội ngành nghề và các Doanh nghiệp
Việt Nam
nói chung chưa có thói quen đặt hàng nghiên cứu khoa học cho các nhà khoa học
và các tổ chức khoa học.
Phía
các nhà khoa học và các tổ chức khoa học Việt Nam, tuy rất muốn thực hiện các
hoạt động nghiên cứu nhưng luôn luôn gặp phải rào cản kinh phí nghiên cứu, tiền
từ đâu, ai thuê nghiên cứu, các nhà khoa học và các tổ chức khoa học không có
tiền để tự bỏ tiền ra làm công tác nghiên cứu.
c)
Kiến
nghị các giải pháp:
i.
Thiết
lập Hội đồng định giá xuất khẩu cá Tra:
Chúng tôi kiến nghị chính quyền chủ trì thiết lập một tổ chức, hoặc của chính quyền hoặc phi
chính phủ, có thể gọi là Hội đồng định
giá xuất khẩu cá Tra. Tham gia Hội đồng có đại diện của các nhà sản xuất
và xuất khẩu cá (sản xuất thức ăn, nuôi cá, chế biến và xuất khẩu), có đại diện
của chính quyền, có đại diện của các Hiệp hội ngành nghề, có đại diện của các
chuyên gia, các nhà khoa học về thương mại Quốc tế về luật pháp, về công nghệ
nuôi cá… Hội đồng có trách nhiệm xác định giá xuất khẩu tối thiểu, theo thời điểm, và Hội đồng phải có đủ
quyền lực chế tài các nhà xuất khẩu.
Dĩ nhiên làm được việc này rất khó, nhưng nếu
làm việc thì có thể khắc phục điểm yếu căn bản của nghề cá Tra Việt Nam hiện
nay.
Hội đồng này cũng có thể xem là Hội đồng chống bán phá giá
ii.
Tạo
hành lang pháp lý cho sự liên kết bền vững, đồng bộ trong ngành cá Tra:
Đã có những nghiên cứu, đề xuất và thử nghiệm xây
dựng các mối liên kết ngang và liên kết dọc trong ngành cá Tra. Nhưng những đề
xuất này nói chung vẫn chỉ là tạo mối liên kết trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa
các Doanh nghiệp hoặc giữa các Doanh nghiệp và hộ nông dân. Thực tế cho thấy kiểu
liên kết này là không bền vững. Lý do là, khi xảy ra trục trặc, tranh chấp, thì
chỉ có thể giải quyết theo hình thức “tranh chấp hợp đồng”, việc xử lý kéo dài
và không có hiệu quả.
Chúng tôi kiến nghị chính quyền gấp rút
xây dựng hành lang pháp lý, nhằm tạo điều kiện hình thành và mở rộng các mối
liên kết bền vững đông bộ cho toàn bộ ngành cá Tra, xóa bỏ dần tình trạng manh
mún, điều hành theo tư duy tiểu nông, sản xuất nhỏ.
Đương nhiên việc
xây dựng hành lang pháp lý này không hề đơn giản, nhưng nếu chính quyền quyết
tâm thì có thể làm được.
Để làm được việc
này, chúng tôi cho rằng trước tiên cần thực hiện một Đề tài nghiên cứu Khoa học.
Đề tài nghiên cứu Khoa học sau khi được nghiệm thu, sẽ là cơ sở khoa học cho Dự
án xây dựng hành lang pháp lý.
iii.
Xác
đinh chính xác tỷ giá VNĐ/USD theo định hướng hỗ trợ xuất khẩu:
Cải thiện Môi trường
kinh tế Việt Nam, giải quyết các vấn đề lạm phát, biến động lãi suất ngân hàng,
nợ xấu, tỷ giá ngoại tệ…là chuyện lớn của chính quyền trung ương. Tiếc rằng những
việc này vẫn ngổn ngang, chưa làm được bao nhiêu. Nhưng chúng tôi cho rằng một
việc có thể làm được ngay, là tỷ giá VNĐ so với ngoại tệ.
Chúng tôi kiến nghị chính quyền nhanh chóng Xác
đinh chính xác tỷ giá VNĐ/USD theo định hướng hỗ trợ xuất khẩu.
iv.
Tăng
cường vai trò của hoạt động Khoa học Công nghệ và Khoa học Quản lý trong ngành
cá Tra:
Ai cũng biết Khoa học
là động lực phát triển của nhân loại, và tác động lớn nhất của Khoa học đối với
phát triển là công tác tư vấn khoa học. Rất tiếc là Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cho
hoạt động tư vấn khoa học. Sự thiếu vắng này gây thiệt hại lớn cho mọi hoạt động
của con người, trong đó có hoạt động kinh doanh.
Chúng tôi kiến nghị các Doanh nghiệp trong ngành cá Tra tăng cường hoạt động Khoa học Công
nghệ và Khoa học Quản lý trong đơn vị mình, tăng cường liên kết phối hợp với
các tổ chức khoa học và với các nhà khoa hoc, phục vụ hữu hiệu cho lợi ích của
Doanh nghiệp.
Chúng tôi kiến nghị chính quyền nhanh chóng Tạo
hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động Tư vấn Khoa học Công nghệ và Khoa học
quản lý. Hy vọng hoạt động này mang lại lợi ích lớn cho ngành cá Tra.
TS Nguyễn Bách Phúc
0918082601
nguyenbachphuc@gmail.com
No comments:
Post a Comment