Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/09/14, Xin giới
thiệu bài viết của TS Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học
công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin
học EEI
TS Nguyễn Bách Phúc khẳng định: "Đường bay vàng ngắn hơn đường bay hiện nay bình quân 105km, rút ngắn 7 phút thời gian bay, làm tăng lợi nhuận các hãng hàng không bình quân 102USD/chuyến bay cho dòng Máy bay Airbus A320, và mang lại nhiều ích lợi khác cho đất nước, con người”.
Vừa qua, Cục Hàng không đã cho bay thử, và công bố kết quả
đường bay thẳng HN - TPHCM ngắn được 85km, giảm được 5 phút bay và 190 Kg nhiên
liệu.
Con số 85 Km hoàn toàn phù hợp với những tính toán khoa học của
chúng tôi trước khi có cuộc bay thử của Cục Hàng không Việt Nam .
Nhưng điều quan trọng là Cục Hàng không chỉ bay thử từ Hà Nội
vào TPHCM, mà không bay thử từ TPHCM ra Hà Nội.
Theo tính toán của chúng tôi, đường bay từ TPHCM ra Hà Nội hiện
nay dài hơn đường bay Hà Nội vào TPHCM là 40km, lý do: hướng cất cánh của máy
bay ở Tân Sơn Nhất là từ Đông sang Tây, sau khi cất cánh, máy bay phải quay vòng
180 độ về phía đông để đi qua trạm Xuân Lộc theo lộ trình đã định sẵn, chiều
dài cất cánh và quay vòng này là khoảng 40 Km.
Đường bay vàng từ TPHCM ra Hà Nội cũng bằng đường bay vàng từ Hà
Nội vào TPHCM bởi không phải quay vòng 180 độ khi cất cánh, do đó, nó ngắn hơn
đường bay hiện tại không chỉ 85 Km mà là 85+40 = 125km.
Như vậy, trung bình của cả 2 chiều sẽ giảm được (85 + 125)/2 =
105 Km, chứ không phải chỉ 85 Km, Kết quả này là rất khả quan, giúp thấy rõ lợi
ích của đường bay vàng.
Xin lưu ý rằng, sau năm 2009, Cục Hàng không đã 2 lần nắn lại đường
bay. Cục Hàng không VN không công bố lộ trình của Đường bay hiện tại, chúng tôi
chỉ biết hiện tại dài 1274 Km theo lời của Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục
HK VN nói với báo chí.
Rất thú vị là con số này hoàn toàn phù hợp với đường bay
ngắn nhất có thể, nằm hoàn toàn trên không phận Việt Nam, mà chúng tôi đã xác định
trước đó bằng tính toán khoa học. Cụ
thể: từ Nội Bài, bay thẳng tới Pleiku (tới điểm cách sân bay Pleiku khoảng 15
Km về phía Đông), chuyển hướng về phía Trạm Xuân Lộc (tới điểm cách Trạm Xuân Lộc
cũ khoảng 23 Km về phía Tây), chuyển hướng về phía Tây, hạ cánh thẳng xuống sân
bay Tân Sơn Nhất.
Sơ đồ đường bay hiện nay
Đường bay thẳng giảm thời gian bay bình quân 7,12 phút:
kết quả bay thử của Cục hàng không được
công bố là 5 phút, chúng tôi cho rằng con số này hoàn toàn không đúng. Xin giải
thích như sau: Quãng đường rút ngắn 85 Km chính là quãng đường bay thẳng trên
cao, nơi tốc độ của máy bay có thể đạt đến tốc độ tối đa cho phép (còn tốc độ ở
quãng cất cánh và hạ cánh sẽ thấp hơn, nhưng hoàn toàn giống nhau ở đường
bay thẳng và đường bay hiện nay), vì vậy giảm được 85 Km mà theo Cục hàng không
chỉ giảm được 5 phút, có nghĩa tốc độ máy bay phải là 85 Km/5 phút = 17 Km/phút
= 1020 Km/giờ, trong khi tốc độ tối đa của máy bay A320 chỉ là 0,82 Ma, tương
đương 885 Km/giờ ở độ cao 10.000m.
Chúng tôi cho rằng nếu máy bay bay với tốc độ tối đa thì thời
gian giảm được là 85 Km/885 Km/giờ = 0,096 giờ = 5,76 phút với chiều Hà Nội –
Sài Gòn, và thời gian giảm trung bình cho cả 2 chiều là 105 Km/885 Km/giờ =
0,118 giờ = 7,12 phút. Đó là chưa kể nếu máy bay bay với tốc độ tiết kiệm xăng
nhất (0,79 Ma, tương đương 853 Km/giờ ở độ cao 10.000m), thì thời gian giảm được
là 105 Km/853 Km/giờ = 0,123 giờ = 7,39 phút, lớn hơn gần 1,5 lần so với con số
mà Cục HK công bố.
Đường bay thẳng giảm tiêu hao nhiên liệu ít nhất 343 Kg:
Theo công bố của Cục Hàng không sau khi bay thử, đường bay thẳng
chỉ tiết kiệm được 190 Kg. Chúng tôi cho rằng con số này không chính xác.
Trước đó, theo tính toán của Cục Hàng không, Máy
bay A320 bay theo đường bay hiện nay mất một tiếng 42 phút, tiêu thụ gần
4,7 tấn nhiên liệu để đi hết đoạn đường 1274 Km.
Tính toán tiêu hao nhiên liệu của Máy bay là bài toán rất phức tạp,
phụ thuộc rất nhiều yếu tố, rất nhiều dữ liệu, mà chỉ có Cục Hàng không mới có dữ liệu đó. Tuy nhiên, cũng có
thể tính gần đúng như sau: khi rút ngắn 85 Km, thì sẽ giảm
4700x85/1274 = 314 Kg, chứ không phải chỉ 190 Kg; Còn nếu rút ngắn 105 Km như tính toán
của chúng tôi, thì sẽ giảm 4700x105/1274 = 387 Kg.
Cũng có thể tính chính xác hơn một chút, khi quan tâm đến hai yếu
tố sau đây.
Một là, nhiên liệu cần thiết để nâng Máy bay lên độ cao 10 Km.
Máy bay A320 có Trọng
lượng cất cánh tối đa 77 Tấn.
Theo tính toán của chúng tôi, lượng xăng tiêu thụ cho việc này khoảng 540 Kg.
Hai là,
lượng xăng tiêu thụ không đồng đều trên đường bay. Từ lúc cất cánh đến độ cao gần
10 Km (bay được 50, 60 Km) mật độ không khí lớn, sức cản của không khí lớn,
tiêu hao nhiên liệu nhiều. Sau đó bay ở độ cao 10 Km trong tầng không khí rất
loãng (khoảng 1100 Km), sức cản không khí rất nhỏ, tiêu thụ nhiên liệu ít
hơn. Từ khi máy bay hạ độ cao cho đến khi chạm đất ở sân bay (cũng khoảng 50 đến
60 Km), máy bay lại bay trong tầng không khí mật độ lớn, nhưng ở đoạn này, tiêu
thụ nhiên liệu không đáng kể, bởi năng lượng để thắng sức cản không khí chủ yếu
là thế năng của máy bay so với mặt đất. Vì vậy có thể tính gần đúng rằng nhiên
liệu tiêu hao bình quân cho mỗi Km là đồng đều trên suốt cả chiều dài bay.
Trừ đi lượng xăng 540 KG nâng máy bay lên 10 Km, lượng xăng phục
vụ bay 1274 Km sẽ là 4700 KG – 540 KG = 4160 KG. Tiêu thụ xăng bình quân trên mỗi
Km đường bay là 4160 Km/1274 Km = 3,26KG/Km.
Giảm 105 Km tương đương với số nhiên liệu giảm được là 105 x
3,26 = 343 Kg. Con số này cũng gần gấp đôi con số mà Cục Hàng không công bố.
Lợi ích đích thực của đường bay thẳng
Theo cách nghĩ của chúng tôi, cần phân biệt 2 loại lợi ích: một
là Tăng Lợi
nhuận của các Hãng bay, hai
là Lợi ích thực mà đất nước
và con người thu được.
Tăng Lợi
nhuận của các Hãng bay chủ yếu
phụ thuộc 3 yếu tố:
Thứ nhất, do giảm tiêu hao nhiên liệu:
Rút ngắn 105 Km, như tính toán của chúng tôi sẽ giảm được ít nhất 343 Kg
Giá nhiên liệu máy bay hiện nay khoảng 1,65 USD/Kg. Tiền tiết kiệm
nhiên liệu sẽ là 343x1,65 = 566 USD
Thứ hai, do giảm tiền khấu hao Máy bay: Giá máy bay A320 từ 73,3
triệu đến 86,7 triệu USD, bình quân 80 triệu USD. Tuổi thọ khoảng 60.000 giờ
bay. Tiền khấu hao cho 1 phút bay là: 80triệu/60nghìn giờ/ 60 phút = 22,2
USD/phút. Giảm ít nhất 7,12 phút bay, tiền khấu hao giảm 22,2 x 7,12 = 158
USD.
Thứ ba, là phí bay qua không phận Lào và Campuchia: Theo Cục
Hàng không Máy bay Airbus A320 sẽ mất 622 USD cho Lào
và Campuchia.
Như vậy các hãng bay sẽ tăng lợi nhuận 566 + 158 – 622 =
102 USD cho mỗi chuyến bay thẳng. Lợi nhuận này đã quá rõ ràng, chưa kể
VN còn thương lượng để giảm bớt giá quá cảnh.
Lợi ích
thực mà đất nước và con người thu được:
Phần chủ yếu của lợi ích này là tiết kiệm nhiên liệu, nói cách khác là chống
lãng phí nhiên liệu.
Tiết kiệm nhiên liệu
không chỉ đơn giản là làm tăng lợi nhuận của các hãng bay như đã nói ở trên, mà
có tác dụng to lớn đối với đất nước, đối với nhân loại, nhất là trong lúc thế
giới này đang đúng trước nguy cơ cạn kiệt nhiên liệu. Một máy bay A320 chở 180
hành khách Hà Nội vào Sài Gòn và Sài Gòn ra Hà Nội, đường bay thẳng tiết kiệm
cho cho thế giới này 343 x 2 = 686 Kg xăng. Hàng ngày chúng ta đốt biết bao
nhiêu xăng trên trời, mà không mang lại lợi ích gì, lãng phí đến xót ruột. Tại
sao cứ phải cố tình khư khư giữ cái lãng phí hiện nay.
Phần thứ hai của lợi ích này là tiết kiệm thời
gian.
Máy bay A320 chở 180 hành khách. Mỗi chuyến bay tiết kiêm 7,12
phút, Tông số thời gian tiết kiệm là 7,12 phút x 180 = 1282 phút.
Ai cũng nói thời gian là vàng bạc, nhưng tính được bao nhiêu
vàng bạc việc là bài toán rất khó, phụ thuộc rất nhiều yếu tố.
Theo cách tính toán gần đúng của chúng tôi, thì giá lao động
bình quân cho 1 phút làm việc của người VN hiện nay vào khoảng 0,02 USD/phút.
Như vậy mỗi chuyến bay sẽ tiết kiệm cho đất nước được 0,02x1282 = 25,6 USD.
Trong tương lai chúng ta sẽ tiến lên đuổi kịp các nước tiên tiến,
thì giá công lao động bình quân có thể tăng gấp 30 lần hiện nay, lúc đó mỗi
chuyến bay sẽ tiết kiệm cho đất nước và con người được 0,02x1282x30 = 769 USD.
Một ý nghĩa quan trọng nữa, giảm giờ bay là giảm rủi ro cho hành
khách. Hiện nay con người đã đạt trình độ rất cao trong an toàn hàng không,
nhưng tỷ lê rủi ro vẫn chưa thể giảm xuống bằng không. Mỗi hành khách ngồi lên
máy bay là phải chấp nhận những rủi ro không lường trước. Thời gian bay giảm được
phút nào là giảm bớt nguy cơ rủi ro phút đó. Ví dụ đường bay này mỗi năm có 20
triệu lượt người bay, thì thời gian giảm bớt nguy cơ rủi ro cho tất cả
hành khách sẽ là 7,12 phút x 20 triệu = 142 triệu phút.
No comments:
Post a Comment