Thành phố Hồ Chí Minh ngày 02/04/2015, xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý
TP. HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - tin học EEI.
Câu hỏi và trả lời phỏng vấn
Câu 1. Thưa TS,
ông hình dung như thế nào về đề xuất gắn camera trên mũ bảo hiểm CSGT của CA TP.HCM?
Trả lời:
Quỹ Bloomberg Philanthropies (Hoa Kỳ) đã quyết định sẽ tài trợ tổng vốn 120 triệu
USD cho thành phố Hồ Chí Minh, nhằm “triển
khai các giải pháp nâng cao năng lực
giao thông”, mục tiêu là giảm TNGT và giảm số người chết vì TNGT. Trên cơ sở
những giải pháp mà thành phố sẽ đề xuất, Quỹ Bloomberg Philanthropies sẽ xem
xét, cấp những gói tài trợ cụ thể.
Ban an toàn giao thông TP.HCM đã
có “Chương trình cưỡng chế, nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật về an toàn giao thông”.
Nhằm đề xuất những giải pháp của
thành phố cho Chương trình của Quỹ Bloomberg
Philanthropies, Ban an toàn giao thông đã đưa Chương trình cưỡng chế của mình cho Quỹ Bloomberg Philanthropies, cụ
thể đã đưa một phần của chương trình là “trang bị 200 camera gắn trên mũ
bảo hiểm của cảnh sát giao thông nhằm tăng cường khả năng giám sát, xử lý các
vi phạm về giao thông người đi đường.”
Chúng tôi cho rằng mục tiêu của Quỹ Bloomberg Philanthropies và mục tiêu của Ban
an toàn giao thông TP.HCM là không đồng nhất. Một bên là “nâng cao năng lực giao thông của thành
phố”, còn một bên là “cưỡng chế, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về an toàn giao
thông” . Mọi người hiểu rằng để “nâng cao năng lực giao thông” sẽ phải sử dụng
rất nhiều giải pháp khác nhau, lẽ ra Ban an toàn giao thông phải đề xuất những
giải pháp cấp bách nhất, hiệu quả nhất, đằng này lại đề xuất “cưỡng chế”, ”
tăng cường khả năng giám sát, xử lý các vi phạm về giao thông người đi đường”
cho Quỹ Bloomberg hilanthropies.
Vì vậy theo thiển nghĩ của chúng
tôi, những giải pháp cưỡng chế này sẽ
không được Quỹ Bloomberg Philanthropies xem xét
và cấp tiền.
Câu 2. Thưa ông, việc gắn camera trên mũ CSGT có giảm thiểu được
tiêu cực như nhận hối lộ, chống người thi hành công vụ, buộc người dân phải
tuân thủ luật giao thông… hay không?
Trả lời:
Việc gắn Camera mục đích của Ban
an toàn giao thông thành phố là “tăng cường khả năng giám sát, xử lý các vi
phạm về giao thông của người đi đường”, chứ không phải là người đi đường giám
sát cảnh sát giao thông. Vì vậy nhiều người nghĩ rằng camera gắn trên mũ CSGT
lại có khả năng giám sát CSGT, giảm tiêu cực hối lộ, là hoàn toàn không đúng
với mục đích đưa ra từ đầu của Ban an toàn giao thông. Hơn nữa camera do CSGT
điều khiển thì làm sao có thể kiểm soát lại chính CSGT. Và nếu
ngẫu nhiên camera có “chộp” được một vài hình ảnh CSGT nhận hối lộ, thì ai sẽ
là người lưu giữ và xử lý những hình ảnh này, người dân có thể trông chờ gì vào
những hình ảnh này.
Còn nếu
người dân chống người thi hành công vụ, tức là chống lại CSGT hoặc không tuân
thủ luật giao thông thì chính CSGT sẽ trực tiếp xử lý, luôn co nhiều người làm
chứng, có hay không có camera cũng như nhau.
Câu 3. Vấn đề kỹ thuật trong việc cài đặt camera trên
mũ CSGT cần đảm bảo những yếu tố nào để minh bạch, tránh gian lận? Cài đặt ở vị
trí nào là thích hợp nhất?
Trả lời:
Dùng camera để “tăng cường khả năng giám sát, xử lý các vi phạm
về giao thông của người đi đường” thì nơi lắp đặt tốt nhất là lắp cố định ở các
nút giao thông đông người qua lại, thường bị tắc nghẽn, lắp ở vị trí cao và thuận
lợi, có thể quan sát bao quát cả không gian hoạt động của nút, quan sát suốt 24
giờ mỗi ngày. So sánh cách lắp đặt này với lắp đặt trên mũ CSGT, có thể dễ dàng
thấy hiệu quả khác nhau một trời một vực, ví dụ không gian quan sát, camera
trên mũ CSGT chỉ nhìn được vài chuc mét xung quanh, lại còn phụ thuộc đầu CSGT
nghoảnh về hướng nào, còn khi đường chật kín người thì chỉ nhìn thấy mươi người
xung quanh là cùng!
No comments:
Post a Comment