Monday, March 23, 2015

Kiến nghị chưa vội xây dựng sân bay Long Thành

Ngày 21/03/2015, Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON đã tổ chức Hội thảo khoa học “XÂY MỚI SÂN BAY LONG THÀNH HAY NÂNG CẤP SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT” tại Văn phòng Quốc hội phía Nam, 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh,       Xin giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý HASCON Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI,         

(Ý kiến đóng góp cho Dự án sân bay Quốc tế Long Thành, phát biểu tại Hội nghị do UBTV Quốc Hội tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/12/2014)


I.             BẢY LÝ DO CHƯA VỘI XÂY DỰNG SÂN BAY LONG THÀNH

1.    Việt Nam đã có quá nhiều sân bay Quốc tế:

Hiện nay ở Việt Nam có56 sân bay:21 sân bay dân sự, 15 sân bay quân sự, 20 sân bay bỏ hoang không còn hoạt động. Trong số sân bay dân sựcó 10 sân bay Quốc tế


Việt Nam
Thái Lan
Trung Quốc
Mỹ
Số lượng sân bay
56
35
153
371
Số lượng sân bay Quốc tế
10
5
23
34
Diện tích, triệu Km2
0,32
0,51
9,60
9,83
Số sân bay/triệu Km2
175
68
16
38
Số sân bay Quốc tế /triệu Km2
31
10
2,4
3,6

Bảng này cho thấy Số sân bay Quốc tế /triệu Km2 của Việt Nam là lớn nhất, gấp hơn 3 lần Thái Lan, gấp 13 lần Trung Quốc, gấp gần 9 lần nước Mỹ.

2.    Dự báo số lượng hành khách máy bay trong tương lai của Bộ Giao thông Vận tải là quá nhiều so với khả năng thực tế:
Bộ lấy con số thống kê tăng trưởng hành khách của TSN trong các năm từ 2000đến 2011, là từ 14% đến 19%, để làm cơ sở cho dự báocho Long Thành. Điều này không đúng, vì từ năm 2011 ở khu vực miền Nam có thêm 4 sân bay quốc tế (Cam Ranh, Cần Thơ, Phú Quốc, Liên Khương), số lượng hành khách bị chia sẻ, nên mức tăng trưởng của TSN chỉ còn khoảng hơn 3%.

3.    Sân bay Long Thành không thể là sân bay trung chuyển Quốc tế lớn, và trung chuyển nối tiếp Quốc tế - Nội địachỉ có thểđến khu vực miền Đông Nam Bộ.
-  Sân bay Long Thành chỉ có thể làm trung chuyển Quốc tế cho 1 nước Úc, với vẻn ven chỉ 20 triệu dân, lượng khách trung chuyển không đáng kể, trong khi còn phải cạnh tranh với hàng loạt sân bay QT khác ở vùng Đông Nam Á.
-  Sân bay Long Thành cũng chỉ có thể trung chuyển nối tiếp Quốc tế đến khu vực nội địa, chovùng miền Đông Nam Bộ với khoảng 20 triệu dân
-  Vì vậy dự báo của Bộ GTVT có hàng trăm triệu khách trung chuyển ở Long Thành là không chính xác.
Xin tham khảo bài viết: “SÂN BAY QUỐC TẾ TRUNG CHUYỂN LONG THÀNH CÓ THỂ CÓ SỐ LƯỢNG HÀNH KHÁCH KHỔNG LỒ?”

4.      Sân bay Tân Sơn Nhất còn có thể nâng cấp lên tới 80 triệu hành khách/năm, với tổng đầu tư chỉ 3 tỷ USD, chưa cần sân bay Long Thành thay thế. (Tham khảo bài KIẾN NGHỊ NÂNG CẤP TÂN SƠN NHẤT, TRƯỚC MẮT LÊN 56 TRIỆU HÀNH KHÁCH/NĂM VỚI CHI PHÍ 1,7 TỶ USD, SAU NĂM 2050 LÊN 80 TRIỆU HÀNH KHÁCH/NĂM VỚI CHI PHÍ THÊM 1,3 TỶ USD)

5.    Hiện tại chưa cần thiết xây dựng sân bay Quốc tế thứ hai cho khu vực Tp.HCM:
Nhiều thành phố lớn trên thế giới, do yêu cầu của phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phải xây thêm sân bay Quốc tế thứ hai. Với tốc độ phát triển hiện nay của khu vực,thì chưa cần thiết phải có sân bay Quốc tế thứ hai, nhất là sân bay Long Thành chỉ cách Tân Sơn Nhất có vẻn vẹn 33 Km.

6.    Vị trí của Long Thành chỉ cách TSN 33 Km, hai sân bay Quốc tế lớn bố trí gần kề như thế là hoàn toàn không hợp lí. Chẳng lẽ sau khi xây xong Long Thành thì phá bỏ TSN?. Phá bỏ TSN cần phải được tính toán một cách khoa học, phù hợp pháp luật và phù hợp các quy luật kinh tế, chính trị, xã hội. Ai sẽ là người kí quyết định phá bỏ TSN?

7.    Nếu xây dựng sân bay Long Thành, nguồn vốn sẽ là con số khổng lồ:
-     Dự án chỉ tính đến tổng vốn đầu tư riêng cho sân bay 18 tỷ USD, trong đó đợt 1 là 7,8 tỷ USD, là chưa đủ.
-     Một công trình lớn như thế,  khi “mọc” lên giữa vùng nông thôn đồng ruộng, muốn sử dụng được, sẽ buộc phải đầu tư xây dựng thêm rất nhiều công trình, hạ tầng kèm theo, như đường sá, điện, nước, nhà ở, khách sạn, trường học, bệnh viện, chợ búa....
-     Nguồn vốn và quỹ đất rất lớn này, tuy nằm ngoài Dự án sân bay Long Thành, nhưng cũng là nguồn lực của đất nước, sẽ lấy từ đâu?

II.         Đất Nước Việt Nam và ngành GTVT VN còn có nhiều nhu cầu đầu tư khác, bức xúc hơn và hiệu quả hơn so với đầu tư Long Thành:

Chúng tôi nghĩ, có nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội của Đất Nước, hiện chưa được đầu tư đúng mức hoặc chỉ đầu tư ít ỏi, không xứng với tầm quan trọng của nó. Do đầu tư không tương xứng nên những lĩnh vực đó ngày càng sa sút.Ví dụ Nông nghiệp và Giáo dục.
Nông nghiệp Việt Nam thực ra là ngành kinh tế then chốt bởi vì 60% lao động của VN làm nông nghiệp, trong khi thực tế đời sống của họ còn rất vất vả cực khổ, họ không được hưởng bao nhiêu những phúc lợi xã hội, cho dù nông dân và nông nghiệp là chủ lực quân của cách mạng VN, sự hi sinh chiến đấu của họ đã dựng nên chế độ này. Đầu tư cho nông nghiệp của Nhà Nước CHXHCN VN quá ít ỏi. Tại sao không giành một nửa của 18 tỷ USD cho Nông nghiệp, cho 60% lao động nông nghiệp VN, mà lại đi giành cho công trình sân bay Long Thành, một công trình chưa thật sự cần thiết.
Giáo dục VN ngày càng xuống cấp một cách trầm trọng, mang tính toàn diện và hệ thống, trong khi sự nghiệp Giáo dục là then chốt của sự hưng vong Quốc gia. Chúng ta đã đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục ấy như thế nào?ai cũng biết đầu tư không đáng kể, chưa nói đến những dự án đầu tư quái dị của Bộ Giáo dục, 34.000 tỷ VNĐ (1,6 tỷ USD) cho chỉ một việc thay đổi sách giáo khoa của các trường phổ thông
Chúng tôi cho rằng nếu chia đôi số tiền 18 tỷ USD cho hai lĩnh vực Nông nghiệp và Giáo dục của VN thì có thể giúp nâng cấp hai lĩnh vực này lên rất nhiều, và có thể mang lại những lợi ích rất lớn, tầm cỡ chiến lược cho Đất Nước này.
Riêng trong lĩnh vực GTVT, nhân dân và Đất Nước cũng còn đòi hỏi những đầu tư cần thiết hơn và quan trọng hơn sân bay Long Thành. Ví dụ:
-       Tai nạn Giao thông: Hiện tại bình quân mỗi ngày ở VN, số người chết vì tai nạn Giao thông, mỗi năm hơn 12.000 người, bình quân mỗi ngày khoảng 30 người, số người bị thương nhiều gấp 3 lần. Nguyên nhân của tai nạn, của số người chết kỉ lục Thế giới, chủ yếu là do hạ tầng cơ sở của chúng ta còn quá yếu kém. Chúng tôi cho rằng chỉ cần một nữa số tiền đầu tư cho dự án sân bay Long Thành (9 tỷ USD) thì có thể nâng cấp đường bộ VN lên trình độ hiện đại. Điều này có thể minh chứng như sau: Cách đây khoảng 10 năm Ngân hàng Châu Á giúp VN 800 triệu USD đủ để nâng cấp đường quốc lộ 1A dài khoảng 2.000 Km từ 2 làn xe lên 6 làn xe. Tương tự nếu chúng ta đầu tư 8 tỷ USD có thể nâng cấp 10 lần chiều dài ấy, tức lầ 20.000 Km, bằng tổng chiều dài của quốc lộ VN.
-        Xã hội còn rất xót xa vì cảnh người lao động và các em học sinh đu dây vượt sông, hoặc chui vào bịch nilon để kéo nhau qua sông, vì không có tiền xây cầu, dẫn đến những tai nạn thảm khốc, nhiều người chết oan uổng. Tại sao không giành một, hai tỷ USD trong số 18 tỷ USD để giúp nhân dân vùng nghèo khó.

III.           Hướng đến sự đánh giá công bằng và khoa học đối với dự án:

-       Trách nhiệm thẩm định, đánh giá và đưa ra quyết định về Dự án, là thuộc quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan công quyền theo luật định.
-       Rất nhiều các Chuyên gia, các Nhà khoa học đã phát biểu trên công luận, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích.
-       Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lí HASCON chúng tôi đã chuẩn bị chu đáo cho một cuộc Hội thảo của các Nhà khoa học, các Chuyên gia Tư vấn về đề tài này.
-       Chúng tôi xin kiến nghị Quốc Hội, Mặt trận Tổ Quốc VN, Hội đồng Nhân dân Tp.HCM, Ủy Ban Mặt trận Tổ Quốc VN Tp.HCM tạo điều kiện để giúp chúng tôi thực hiện tốt cuộc Hội thảo này, nhằm đi đến những kết luận chính xác và khoa học về Dự án đang gây nhiều tranh cãi.


No comments:

Post a Comment