Wednesday, January 21, 2015

Tiền cổ phần hóa đi đâu: Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhà nước

Báo Đất Việt, ngày 21/01/2015,         http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/tien-co-phan-hoa-di-dau-ho-tro-doanh-nghiep-nha-nuoc-3227373/,        Số tiền này hàng năm phải nộp về Quỹ cổ phần hóa nhằm mục đích hỗ trợ DNNN phát triển - ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KTQH.

PV:- Xin ông tóm lược, kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thực hiện trong 3 năm qua: số lượng DNNN được cổ phần hóa, số tiền thu về ngân sách từ việc cổ phần hóa các DNNN?
Ông Nguyễn Đức Kiên: - Quy định về tiền cổ phần hóa được Chính phủ quy định rất rõ ràng. Tại phiên họp thứ 8 của Quốc hội vừa qua, Chính phủ đã báo cáo công khai số doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Số tiền cổ phần hóa phải tùy thuộc vào từng thời điểm doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa.
Việc sử dụng tiền này thế nào thuộc quyền của Chính phủ.
Số tiền này hàng năm phải nộp về Quỹ cổ phần hóa nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Số tiền này được chia ra rất cụ thể đối với DNNN thì thế nào, còn với doanh nghiệp độc lập thì như thế nào... Cơ quan nào quản lý cũng được Chính phủ quy định rất cụ thể.
QH có thẩm quyền giám sát chung nhưng QH không giám sát từng việc cụ thể.
Cổ phần hóa doanh nghiệp vấn đề không nằm ở tiền
Cổ phần hóa doanh nghiệp vấn đề không nằm ở tiền
PV:- Trong khi tiền CPH được đầu ngược lại cho DNNN nhưng khu vực này lại làm ăn không hiệu quả, đứng đầu bảng nợ còn nhiều dự án, công trình đầu tư phát triển của Việt Nam vẫn phải được thực hiện bằng nguồn tiền đi vay nên bị phụ thuộc đến bất lợi vào phía đi vay. Liệu có phải chúng ta đã lãng phí nguồn lực hay không thưa ông?
Ông Nguyễn Đức Kiên: - Tại sao lại nói đầu tư vào DNNN là lãng phí. Nói vậy thì phải đầu tư vào đâu để không lãng phí? Đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân sẽ lại tạo ra một cơ chế xin cho để một doanh nghiệp tư nhân đứng ra xin hay sao? Như vậy không thể được.
Nên có nhìn nhận từ hai chiều vì nói về hỗ trợ, doanh nghiệp FDI đang có ưu thế và được ưu ái hơn nhiều. Tại sao vấn đề này không được nói tới.
Không nên nói DNNN luôn được nhà nước ưu ái, hỗ trợ, thực tế tiền CPH được đầu tư ngược lại DNNN phải theo các quy định của WTO từ năm 2007. Không thể nói cứ hỗ trợ là hỗ trợ được, nếu nói như vậy sẽ gây bất lợi cho kinh tế trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho DN nước ngoài khởi kiện doanh nghiệp trong nước.
Như trường hợp cá tra bị doanh nghiệp Mỹ kiện, lúa gạo của nông dân phải chịu bán giá rẻ. Lâu nay, cứ nói Nhà nước đưa ra hàng loạt chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa mà các ngành nông nghiệp khác không có. Tiêu biểu như chính sách hỗ trợ người trồng lúa nước 500.000 đồng/ha/năm, chính sách miễn giảm thủy lợi phí, giảm thuế đất, hỗ trợ người sản xuất lúa hằng năm, hỗ trợ khai hoang cải tạo đất trồng lúa... không hề có chuyện đó.
Từ năm 1991 tới giờ nhà nước không thu thủy lợi phí, không thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, nên không thể nói là nhà nước hỗ trợ. Nhà nước không hỗ trợ.
Hiện có nhiều phương án trong sử dụng tiền cổ phần hóa, trong đó có đề xuất lấy tiền quỹ để xây dựng bệnh viện tuyến cuối. Tôi cho đó là đề xuất hợp lý và chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình của dư luận.
PV:- Vậy theo ông, lý do vì sao nguồn tiền này không được công khai thường xuyên? Theo ông, nó đã được sử dụng hiệu quả chưa?
Ông Nguyễn Đức Kiên: - Vấn đề CPH không phải nằm ở chỗ tiền bao nhiêu mà vấn đề là số tiền ấy nó có được sử dụng đúng với mục đích ban đầu của nó hay không. Có thay đổi được tư duy phát triển, phương thức quản trị doanh nghiệp hay không?.
Nếu đánh giá có hợp lý hay không hợp lý phải có khảo sát mới đánh giá được. Tất cả trả lời lúc này đều mang tính cảm tính, không khách quan.
PV:- Vậy theo ông, làm sao để quản lý và hướng được nguồn tiền CPH vào nền kinh tế một cách hiệu quả?
Ông Nguyễn Đức Kiên: - Quốc hội đang thảo luận sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, theo đó tiền CPH cũng được coi là một nguồn tiền của ngân sách và được quản lý theo luật. Bên cạnh đó, cũng xem lại Luật đầu tư công vừa được thông qua và sắp có hiệu lực.
Theo luật lĩnh vực nào cho phép DNNN được đầu tư sẽ được đầu tư, lĩnh vực nào không cho phép DNNN sẽ không được đầu tư. Khi đó vấn đề quản lý nguồn tiền này sẽ đạt hiệu quả, thống nhất.
PV:- Xin cảm ơn ông!
  • Vũ Lan

No comments:

Post a Comment