NĂM 2012 THÁNG 4
NGÀY 02
PHẢN
HỒI CỦA BẠN ĐỌC VỀ CÁC BÀI “THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2”, ĐỢT 1
Mail
nguyenbachphuc@gmail.com
1.
Tran Minh Thao trminhthao@gmail.com
Kính thưa Tiến sĩ,
Tôi vừa xem xong bài viết của tiến sĩ về
sự cố thủy điện sông Tranh 2 trên trang Viet-
studies.
Bài viết rất tâm huyết, có khả năng làm
tỉnh ngộ nhiều người.
Thân kính
Trần minh Thảo
2.
nguyen tan tientai007@gmail.com
Chào chú Phúc,
Bài
viết cháu đã gửi Tòa soan thesaigontimes.vn rồi.
Cảm
ơn chú nhiều.
Tài
3.
Nguyen Dang Hung h.nguyendang@ulg.ac.be
Anh
Phúc thân,
Tôi
hoàn toàn đồng ý với anh?
Mà
bài viết đâu chẳng thấy?
Nhân
tiện từ giả anh. Hôm nay tôi lên đường trở sang Bỉ..
NĐH
4.
vuhong@daivietgroup.vn
Vu
Hong da nhan duoc email.
Vu
Hong se tra loi email trong thoi gian som nhat.
Tran
Trong!
5.
Ngật Bùi Xuân buixuanngat@yahoo.com.vn
Tôi
rất tán thành ý kiến của ông. Vì tính mạng của người dân thì không thể tính
toán đến lợi ích kinh tế của con đập đang gặp sự cố này được. Biện pháp xả cạn
nước là tối ưu nhất cho việc khác phục sự cố. Đó mới là cơ sở tồn tại lâu dài
của con đập, còn việc vá víu như hiện nay chỉ mang tính giải pháp tạm thời,
không căn bản, Tai họa vẫn treo lơ lửng trên đầu dân, không thể yên tâm được.
Cụ Nguyễn Trãi dạy " Lỗ kiến soi đê vỡ phá tung/ Trận gió mạnh lá khô quét
sạch" Con cháu nên lấy lời vàng đó mà đề phòng.
6.
Ngoc Tran Dinh ngoc_ibst@yahoo.com
Chào
cả nhà và chào anh Nguyễn Bách Phúc,
Đọc bài viết của anh tôi xin có mấy ý kiến
sau, có thể ý kiến là thừa nhưng tôi cứ mạnh dạn góp ý.
1. Bài này anh có thể gửi thẳng đến Thủ tướng
vì đầu đề có nội dung là Kiến nghị với Thủ tướng.
2. Nếu anh muốn đăng tải lên các phương tiện
truyền thông thì anh có thể gửi thẳng đến các nơi đó chứ ở hộp thư này thì người
ta tuân theo luật giao thông của ta là khi ra đường thì luôn đi sang lề bên phải.
3.
Mấy ông Chúa và ông Phật có quan điểm đại loại là loài người thì u mê mò mẫm,
nói mà không biết nói cái gì. Vì vậy anh cũng nên thông cảm cho anh Hùng. Nhiều
hoàn cảnh khác nhau của anh ấy buộc anh ấy phải nói như vậy. Ngay cả khi chúng
ta bàn luận ở đây thì cũng chưa chắc đã thật sử hiểu là chúng ta đang
"lói" cái gì.
4.
Nếu có ai đó cho rằng nhiều cách làm việc hiện nay (trong đó có cả cách phát hiện
nguyên nhân sự cố và xử lý sự cố) là chưa được khoa học thì tôi xin phản đối
mãnh liệt bởi vì người ta đã và đang áp dụng nhiều đến phương pháp giải quyết rất
khoa học có tên Tây là: "Trial and Error Method".
Chúc
quý vị ngày cuối tuần vui vẻ.
Ngọc
Chào cả nhà và chào
anh Arena,
Đọc
thư anh mà tôi thấy nhẹ cả người. Như vậy là cái đập sông Tranh nó sẽ dứt khoát
không được lăn kềnh ra ăn vạ. Dưng mà, vẫn thấy một vài băn khoăn, nếu mà được
giải đáp thì nỗi lòng vì dân vì nước của tôi sẽ được an tâm.
1.
Cái mức độ thấm cho phép ở đập 30 lít/giây là cho từ bề mặt vách đập thượng lưu
đến hành lang thu nước hay là cho phép thấm bề mặt vách đập ở hạ lưu ???. Theo
như nội dung thư của anh và các thông tin khác thì chắc là cho phép thấm đến
hành lang thu nước. Bởi lẽ, như thế thì người ta mới có thể kiểm tra cái mức độ
thấm này tại bể chứa có bơm nước ra ngoài. Nếu cho phép thấm đến tận bề mặt
vách đập hạ lưu thì chắc là khó kiểm soát lắm.
Nếu
cái điều trên là đúng thì cái sự kiện nước phòi ra toé tung ở bề mặt vách đập hạ
lưu là đã vượt quá mức độ thấm cho phép. Nếu cái việc vi phạm mức độ thấm cho
phép này không gây nguy hiểm cho đập thì có thể cứ kệ nó cần gì mà phải xử lý
bịt bịt lấp lấp gấp gáp như hiện nay đang làm. Trên mặt đập hạ lưu mà có những
dòng nước chảy như thác nước thì cái đập sẽ trông nên thơ lãng mạn hơn. Có khi
sẽ trở thành điểm du lịch cần khai thác.
2.
Để kiểm soát độ an toàn của đập thì người ta cân quan trắc trong đó có quan
trắc dịch chuyển. Theo như thông tin của một ông anh làm nhiều quan trắc các
đập thuỷ điện thì đúng là người ta có tiến hành quan trắc. Sau khi quan trắc
xong rồi thì cất số liệu đi. Vậy thì liệu có an tâm được không để có thể chắc
chắn biết trước khi nào thì nguy hiểm để xử lý.
3.
Theo như các ý kiến của một số chuyên gia thì thì hiện nay đập là an toàn. Như
vậy, cái việc kết luận chính thức là phải sử lý sự cố xong mới cho phép tích
nước là thừa chăng ???
Chắc
là hiện nay người ta đang tiến hành xử lý một vài cái "nho nhỏ" để
cho cái đập đang an toàn trở thành cái đập rất an toàn chăng ? Nếu đúng thế thì
phí tiền quá.
Chúc
quý vị vui vẻ.
Ngọc
7.
Kim Hoa Nguyễn Thị n.kimhoa@doanhnhansaigon.vn
Thưa
anh Phúc,
Trước
tiên, xin thay mặt toà soạn DNSG, cảm ơn anh đã tín nhiệm Báo DNSG.
Được
sự ủy quyền của Tổng biên tập Báo DNSG, em xin trả lời anh về bài viết liên
quan đến sự cố đập Thuỷ điện Sông Tranh 2 như sau:
-
Nếu bài viết của anh chưa đăng trên báo nào khác, DNSG có thể sử dụng.
-
Từ bài viết của anh, DNSG đã edit thành bài viết như bên dưới. Nếu anh đồng ý,
DNSG sẽ đăng trên DNSG Online, trong chuyên mục Diễn đàn doanh nhân.
Chờ
ý kiến từ anh.
Trân
trọng !
Giải quyết sự cố đập
Thủy điện Sông Tranh 2: Xả hồ để bảo vệ dân và sửa chữa triệt để
Tại
cuộc họp báo mới đây nhất (28/3) về sự cố đập Thủy điện Sông Tranh 2, mặc dù
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định đập Thủy điện Sông Tranh
2 vẫn an toàn, nhưng đến nay vẫn chưa có một tổ chức, cá nhân nào nhận trách
nhiệm về sự cố này, và "Nhân dân Quảng Nam, chính quyền Quảng Nam vẫn còn
nhiều lo lắng” (theo lời Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu)
DNSG
đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc liên quan đến vụ việc này. Dưới đây xin
trích đăng ý kiến của TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công
nghệ và quản lý TP.HCM (HASCON), Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học
TP.HCM (EEI):
"Chúng
tôi cho rằng trong tình hình hiện nay, để đảm bảo an toàn cho hàng vạn người
dân hạ lưu, Thủ tướng Chính phủ không phê duyệt quyết định giữ nước trong lòng
hồ do cấp dưới trình lên, mà nên dứt khoát ký lệnh lập tức xả cạn hồ trong thời
gian tìm nguyên nhân và khắc phục sự cố.
Việc
xả cạn, thứ nhất là để đảm bảo an toàn, thứ hai là điều bắt buộc để có thể
nghiêm túc và triệt để sửa chữa con đập.
Theo
GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hiệp hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước
Việt Nam (VNcold), Phó chủ tịch Ủy hội Đập lớn Thế giới, để sửa chữa đập Thủy điện
Sông Tranh 2 hiện nay, “Giải pháp triệt để là phải chống thấm từ mặt đập thượng
lưu, không cho nước thấm vào đập”, cụ thể là: “làm khô bằng cách hạ mức nước hồ
xuống, sau đó dán lớp màng chống thấm, sơn các loại sơn chống thấm đặc biệt
quét lên bề mặt, hay phụt trên bề mặt các loại chất chống thấm đặc biệt để nó
chèn các khe nứt… Tuy nhiên, giải pháp này phải có thời gian và phải chấp nhận
tổn thất về sản lượng điện vì nhà máy đang vận hành” (nguồn: Vietnamnet).
Chúng
tôi hoàn toàn đồng tình với giải pháp của GS. TSKH Phạm Hồng Giang, vì đó là
giải pháp chắc chắn và triệt để. GS. Giang chỉ lo một điều “giải pháp này phải
có thời gian và phải chấp nhận tổn thất về sản lượng điện vì nhà máy đang vận
hành”.
Để
giải tỏa nỗi lo của GS. Giang, chúng tôi xin lý giải:
Là
chuyên gia hệ thống điện, chúng tôi khẳng định việc ngưng vận hành Nhà máy Thủy
điện Sông Tranh 2 không gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động Tập đoàn Điện lực
Việt Nam, kể cả mặt kinh tế và kỹ thuật. Lý do đơn giản là: Công suất đặt của
Thủy điện Sông Tranh 2 chỉ 190MW, chỉ chiếm gần 1% tổng công suất đặt của toàn
hệ thống điện Việt Nam (khoảng 20.000MW).
Về
kỹ thuật, khi Thủy điện Sông Tranh 2 ngừng hoạt động, các nhà máy điện còn lại
của Việt Nam chỉ cần huy động thêm 1% công suất là đủ bù lại (hệ thống điện
phải thường xuyên điều chỉnh sao cho tổng công suất phát ra bằng với tổng công
suất tiêu thụ của khách hàng. Tổng công suất này thay đổi liên tục từng giờ
từng phút trong mỗi ngày. Tổng công suất phát ra sẽ là lớn nhất tại giờ cao điểm.
Nhưng tổng công suất phát ra lớn nhất này vẫn nhỏ hơn tổng công suất lắp đặt,
thường chỉ khoảng 80%).
Về
kinh tế, khi Thủy điện Sông Tranh 2 ngưng hoạt động, nó sẽ không có sản lượng điện
679,6 triệu kWh/năm, và không có doanh thu, nhưng tổng sản lượng điện của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam sẽ không bị giảm, vì sản lượng 679,6 triệu kWh/năm đã có các
nhà máy khác phát bù, và doanh thu (tiền bán điện) của EVN vì thế sẽ không bị
giảm đồng nào.
Vì
an toàn sinh mạng của hàng vạn người dân hạ lưu, chúng tôi kiến nghị Thủ tướng
lập tức ra lệnh xả cạn hồ Thủy điện Sông Tranh 2 trong suốt thời gian tìm nguyên
nhân và khắc phục sự cố".
Em
gửi anh đường link dẫn đến bài viết của anh đây ạ:
http://doanhnhansaigon.vn/online/dien-dan-doanh-nhan/thoi-su/2012/04/1063062/xa-ho-de-bao-ve-dan-va-sua-chua-triet-de/
Cảm
ơn anh!
8.
Tan Pham tanpvtn@yahoo.com
Cảm
ơn anh đã gửi bài viết. Tôi đã đọc và trao đổi với một số anh em có trách nhiệm
của LHHVN rồi. Hy vọng không có sự cố gì xẩy ra.
Kính
thư
Phạm
Văn Tân
9.
Nguyễn Trọng Tạo nguyentrongtao1@yahoo.com
Chào
anh Nguyễn Bách Phúc,
Bài
iết của anh thật tuyệt vời. Cám ơn anh. Tôi đã đưa lên mạng từ đêm qua, BaSam
cũng đã điểm bài lúc 2h sáng nay.
Mời
anh vào nguyentrongtao.com xem nhé:
Kiến
nghị Thủ tướng lập tức ra lệnh xả cạn hồ Thuỷ điện Sông Tranh 2 trong suốt thời
gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố
Posted
on 31.03.2012 by nguyentrongtao | Sửa
Rate This
TS Nguyễn Bách Phúc
Nguyễn
Trọng Tạo
10. lienlac danlambao lienlacdanlambao@gmail.com
Anh Phúc thân kính,
Cám ơn anh đã gửi đến thôn Danlambao 1 bài viết thật giá trị và
cần thiết. Đã đăng tại đây:
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/03/ap-song-tranh-2-kien-nghi-xa-can-ho.html#more
Dân làm báo
11.
Mac Lam maclam@rfa.org
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dams-should-be-drained-off-to-fix-cracks-04012012142411.html
Kinh gui TS duong link toi bai phong van. Xin cam on TS rat nhieu.
--
Mac Lam
Senior Editor
Vietnamese Service
Radio Free Asia
2025 M Street NW
Washington, DC 20036
Phone (202) 530-4968
Kinh thua TS
Xin chuc mung TS, loi de nghi xa nuoc trong dap Song Tranh 2 cua
TS da co ket qua, toan ban Viet Ngu rat vui va xin chuc mung ong.
12. Dung Dzoan dungdzoan@gmail.com
Chào TS NBPHúc
Trang Kinhtebien.vn đã đưa
bài Kiến nghị của TS NB Phúc.
13.
nguoibo vidai nguoibo_vidai@yahoo.com
He He,Xin thưa cả nhà :
- Gởi rồi. P. Hài phản
hồi : Đọc rồi ạ. Cũng chăm lên mạng lắm đấy.Mắt còn sáng,tai chưa nghễnh ngãng
,còn nghe tốt.Sẽ cố gắng.
- Phương pháp có cái tên
Tây nghe hay nhẩy.
-Chuẩn bị tìm từ mới sắp
tới với cái cách La Thăng thì khái niệm lề phải , lề trái ko còn nữa đới nhé
14. Long Phung phung.long@gmail.com
Thân gửi anh Phúc,
Tôi rất đồng tình với quan điểm của anh. Một số ý kiến cho rằng có
nhiều phương pháp để xác định nguyên nhân sự cố. Nhưng tôi cũng đã nghĩ ngay
rằng, dù nguyên nhân là gì thì cũng phải xả nước ngay lập tức, không thể để
tính mạng cua hơn 4 vạn đồng bào treo trên sợi tóc. Đây cũng là giải pháp chắc
chắn các nước văn minh thực hiện ngay lập tức.
Ở Sweden, sự cố ở đường hầm Halandsas bắt đầu chỉ bằng mấy con cá
chết khi nhà thầu thi công sử dụng biện pháp bơm phun hoá chất để gia cố nền đất đá khi thi công hầm. Sự cố được khắc phục trong suốt 15
năm qua. Cho tới lần này khi tôi qua Sweden thang 3-2012, sự cố mới coi như được
giải quyết xong với phí tổn lên tới hàng trăm triệu đô la My. Day la nhân văn.
Thân ái,
TS. Phùng Đức Long,
Phó Chủ Tịch Hội Cơ
Học Đất và Địa Kỹ Thuật Công Trình Việt Nam
Mobile: +84 904 188
117
Mail:
phung.long@gmail.com
PS: Xin lỗi anh, tôi
chỉ trả lời anh và không c/c cho mọi người vì trong mạng này có nhiều người
không đủ tư cách, đã từ lâu tôi không xử dụng dia chi nay.
15.
Doan Xuan doanxuan_us@yahoo.com
Tôi rất đồng tình
cách làm là xả hết nước thủy điện để tìm ra nguyên nhân sự cố chảy nhước rò rỉ
-băt buộc bộ phận
hoặc công ty giam sát thi công bồi thường thiệt hại sự cố mới đúng (trong
trường hợp thiêt kế đúng )
LUẬT SƯ - TS :Đoàn Quang Xuân
16.
Nguyen Dang Hung h.nguyendang@ulg.ac.be
Anh Phúc thân,
Tôi vừa cho đăng kiến
nghị của anh lên trang blog cá nhân:
http://www.ndanghung.com/bai-viet/2012/03/31/du-evn-khang-dinh-luong-nuoc-ro-ri-qua-dap-chinh-thuy-dien-song-tranh-2-da-giam-80-nhung-chieu-273-nuoc-tham-qua-con-dap-nay-van-chay-o-at.html/
Chúc anh thành công.
Tôi về Bỉ, hôm nay cho đến 2/5/2012
NĐH
Tôi biên tập bài của
anh như tệp đính kèm có được không ạ>
Kính,
Hoàng Quốc Dũng
Phó Chủ tịch Thường
trực kiêm Tổng Thư ký
Diễn đàn Nhà báo Môi
trường Việt Nam (VFEJ).
Địa chỉ: A2/22, Ngõ
49. Phố Linh Lang, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
Websites:
www.vfej.vn
Email:
vfej.office@yahoo.com/
Tel/Fax: (84(0)4)3.7.628.993
Mob. 090.3.277.974
Trưởng ban Khoa Giáo, Báo Tiền Phong
Địa chỉ: 15 Hồ Xuân
Hương, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Websites:
www.tienphong.vn;
Email:
quocdung@tienphong.vn/
Mob. 090.3.277.974
Tel/Fax:
(84.4)3.9.448.370
18.
Lam QuangMy lamqmy@yahoo.com
Kính gửi TS NG Bách
Phúc
Tôi hoàn toàn ủng hộ
ý kiến của anh.
Tôi nghĩ là anh có
thể thảo gấp một BẢN KIẾN NGHỊ cho mọi người ký vào thì hiệu quả hơn .
Kính chúc anh sức
khỏe và thành công!
Lâm Quang Mỹ
19. Phuong Dong phdong@gmail.com
Chao anh Hien,
Toi rat dong tinh voi
cac lo lang cua anh. Day la loi ky thuat nghiem trong, dang le ra kg can ton
kem giay but de "ban luan" qua lai. Ma tap trung vao sua chua.
Than chao.
Gui tu dien thoai
20. NguyenDucTOAN toan.nguyen@geogreen.vn
Kính gửi TS. Nguyễn Bách Phúc,
Em đã nhận được bài, và đã chuyển một số nơi liên quan
Trân trọng cảm ơn!
Best regards,
Nguyen Duc TOAN
DIAXANH GEO-GREEN JSC.
No.1, Alley 127/21, Van Cao Rd., Hanoi, Vietnam
Tel: +84-4-7308-0888 ; Fax: +84-4-7307-0999
Mobile phone: +84-90-555-9095
Work mail:
toan.nguyen@geogreen.vn (05 MB)
Google mail:
Ngdtoan@gmail.com (25 MB)
Internet:
www.geogreen.vn ; Co. No.:
0104962805
21. dung trankim dungtrankim@gmail.com
Kinh gui anh Bach Phuc !
Bai viet cua Anh em
da bien tap va dua len trang TT DT DT cua Hoi Bien TP HCM. Nhung y kien cua Anh
rat hay va mang tinh thoi su. Em co bien tap mot vai cho cho phu hop voi phong
cach cua Trang va de the hien y kien chung cua nhieu hoi vien Hoi Bien TP HCM.
Rat cam on Anh da gui
bai. Mong duoc tiep tuc nhan y kien dong gop rat thoi su va quy bau cua anh de
dua thong tin kip thoi toi ban doc.
Chuc anh suc khoe.
Kim Dung
Moi anh vao www.bientoancanh.vn doc o
muc: Chuyen de-Ban doc bai dang nhe (hien dang o tren trang chu).
22. Van Duong Nguyen vinalatex@gmail.com
Toi tan thanh y kien
cua anh Phuc!
NGUYEN VAN DUONG (Mr.DON)
1)-VINALATEX TRADE HOUSE
Business Development Manager
2)-INTRADE Co,.Ltd. (Russia)
Trade Representative
Mobile: +(84) 913877937
Fax : +(84) 38427391
Email: vinalatex@gmail.com
Skype & Yahoo :
VINALATEX
Cam on ts .lam se co y kien tai cuoc giao ban bao chi tuan
nay.tong hop du luan se co tren ban thu tuong vao thu 5 .
24.
Duc Nguyen nguyentienduc33@yahoo.com
Kính thưa anh,
HV đã đăng bài viết
rất giá trị này. Cám ơn anh.
Chúc anh cùng gia
quyến luôn bình an.
Kính thư,
Nguyễn Tiến Đức
25. To Van Truong tovantruong1948@yahoo.com
Dear All
Trao đổi với người bạn đồng nghiệp (Trịnh Công Vấn) , chúng tôi
không có ý định viết comment về đập sông Tranh 2 nữa vì những người trong cuộc,
đã hiểu rõ vấn đề là ở đâu và phải làm gì, làm như thế nào, khi nào để khắc
phục sự cố đập sông Tranh 2. Tại sao vừa qua, người ta bị lúng túng trong việc
xử lý chỉ vì không minh bạch với công chúng,
nên mới loạn lên như vậy. Dân kỹ thuật, chỉ cần giành chút thời gian đọc về đập bê tông đầm
lăn (RCC Dam) thì sẽ tự có câu trả lời.
Vấn đề thấm qua bất cứ thân đập nào đều nguy hiểm cả, nhưng với
mỗi loại (vật liệu) làm đập người ta có các giải pháp kỹ thuật khác nhau. Bê
tông đầm lăn do hàm lượng xi măng ít (thường 60-70 kg/m3 bê tông) và trộn với
phụ gia được thi công đầm nén theo từng lớp (gần như đắp đập đất) nên bản thân
mỗi lớp và tiếp giáp giữa các lớp đều dễ bị thấm nước. Thấm qua các khe lún và
thấm qua thân
đập, về nguyên tắc được "đón" và "gom" về
đường hầm thu nước ngay sát thượng lưu (như bạn Areniscas50 hình dung ra). Nước
thấm qua các lớp đầm lăn (nhìn mặt đập hạ lưu Sông Tranh 2) ướt toàn diện có thể là do thấm qua các lớp
tiếp xúc. Nếu đúng là như vậy, rất nguy
hiểm vì áp lực
nước bao gồm thành phần đẩy ngược (uplift) sẽ có xu hướng làm tách
lớp thân đập và làm giảm hệ số ổn định thân đập. Việc cố tình bít phía hạ lưu
càng làm nghiêm trọng thêm vấn đề.
Việc rút ngay nước hồ đến thấp nhất có thể để xử lý là hết sức cần
thiết (EVN và Bộ Công thương biết rất rõ điều này). Việc tháo cạn nước hồ lớn
thường rất khó khăn (không có cống tháo cạn hồ/ thời gian tháo hàng trăm triệu
mét khối, chưa hết thì lại đến mùa mưa và cùng lắm cũng chỉ tháo cạn đén mực
nước chết) nên giải pháp dùng công nghệ chống thấm mặt thượng lưu trong nước mà
GS. Phạm Hồng Giang đề nghị rất đáng xem xét.
Cũng cần lưu ý rằng chỉ chống thấm được ở phần trên của mặt đập thượng
lưu và các lớp phía dưới vẫn bị thấm thì nguy cơ thậm chí còn cao hơn. Vấn đề đau đầu nhất là lấy tiền ở đâu (chưa
quy trách nhiệm) để có giải pháp xử lý cả trước mắt và lâu dài.
Nhìn xa hơn không chỉ riêng thủy điện, mà cầu đuờng giao thông, các
công trình xây dựng ở nước ta không ít thì nhiều chất lượng đều không đạt như
mong muốn. Lỗi vì sao, hỏi tức là trả lời!
Tô Văn Trường
26. Arena
<areniscas50@gmail.com>
Một chút về an toàn của đập thuỷ điện Sông Tranh.
Người viết không phải là dân thiết kế đập.
Đập Sông Tranh là đập trọng lực. Tính chịu lực (ổn định) được tính
cho từng mét dài đập, (như vậy nếu có nứt vuông góc với tim đập thì
cũng không sao).
Đập làm bằng bê tông đầm lăn (RC), loại bê tông này do ít xi măng
nên tính thấm cao hơn loại bê tông thông thường. Khi tính toán thiết
kế đã dự trù có thấm (với một giá trị lưu lượng cho phép). Có nghĩa là
đập được phép thấm.
Khi thi công người ta chia đập làm nhiều khối (tránh nứt đập do co ngót bê tông khi giảm nhiệt). Các khối được chia cắt bằng khe
nhiệt vuông góc với tim đập. Như vậy nếu không có gì che khe thì nước có
thể theo khe chảy từ sau đập ra trước đập thoải mái. Để tránh hiện
tượng này, người ta bố trí các tấm đồng hay doăng ngăn nước tại các khe nhiệt (mỗi khe có thể vài lớp). Như vậy nếu qua được hệ thống
doăng này nước lại có thể chảy qua khe nghiêt bình thường Do bê tông có thấm, nên để ngăn nước thấm qua thân đập (từ thượng
lưu xuống), người ta làm một hệ thống thu nước là hệ các lỗ khoan từ
mặt trên đập xuống các hành lang thu nước. Tất cả nước được đưa xuống
hành lang dưới cùng. Các lỗ khoan này được bố trí dọc theo đường song
song với tim đập, với khoảng cách 2m/lỗ. Từ hành lang trên, người ta lại
bố trí các lỗ khoan xuống hành lang dưới. Tại hành lang dưới cùng
nước được thu về 1 bể chứa, tại đấy có máy bơm hút xả ra ngoài. Trước
khi vào bể nước chảy qua hệ thống đo lưu lượng để kiểm soát lượng nước thấm. Chính vì vây trong hành lang nhìn nước chảy qua các lỗ khoan xuống là bình thường, vấn đề là lưu lượng nước thấm qua có nằm
trong khoảng cho phép không. Nói chung trong tất cả các đập làm bằng bê tông đều có cấu tạo
tương tự, mẫu chung cho toàn thế giới vì đập nào cũng bị thấm, GS . Phạm Hồng Giang (Chủ tịch hội đập lớn của Việt nam) nói không cho phép
thấm là sai.
Ổn định của đập được đo bằng hệ thống quan trắc, mà đơn giản nhất
là hệ đo bằng trắc đạc, xác định dịch chuyển của đập theo 3 phương
(X, Y và Z). Đập được coi là ổn định khi giá trị đo được nhỏ hơn giá trị
cho phép của thiết kế. Mà những giá trị này phụ thuộc vào cao độ mực
nước thượng lưu, là tải trọng gây mất ổn định cho đập. Có vấn đề gì thì
hạ mực nước thượng lưu qua các cửa xả là xong.
Cho nên TS. Lê Quang Hùng Cục trưởng Cuc giám định có nói an toàn
cũng phải thôi.
Ai quen anh Trăm Phúc thì nhắn thế.
27. NguyenDucTOAN ngdt...@gmail.com
Dạ thưa, em được biết bên thiết kế là PECC1, có nhiều anh trong
diễn đàn này, nhưng quả thực, họ ngần ngại lên tiếng (qua điện thoại và
email riêng em được biết như vậy)
Best regards,
Nguyễn Đức Toản
090-555-9095
28. Nguyen Viet Trung nguyenviettr...@utc.edu.vn
Kính gửi cả nhà
Tôi xin nhất trí với ý kiến của Chủ tịch Hội, GS Nguyễn trường
Tiến.
Cũng xin mong mỏi 4 nhân vật chính là:
- KS trưởng thiết kế
- KS trường thẩm tra đồ án thiết kế
- KS trưởng Tư vấn giám sát
- KS trường chỉ huy thi công
của cái Đập này cho anh em
trong nghề biết ý kiến của mình để bà con rút kinh nghiệm.
Các ông này mà im lặng thì thật buồn quá.
Có thể do các ông này không vào diễn đàn này hay bất cứ diễn đàn
xây dựng ào khác vì nhiều lý do khác nhau. Có thể do những lý do rất tế nhị mà 5-7 năm sau nữa mới có thể nói
thẳng thắn ra
chăng ? Biết bao là giả thiết
Nhưng chẳng ai hiểu sâu sắc cái đập này bằng 4 ông nói trên.
Vậy mà anh em mình cứ ngồi từ xa bàn luận trong tình trạng thiếu
thông tin thực. Cho nên dễ bị hiểu lầm lẫn
nhau
Làm cái nghề Xây dựng này
cũng lắm nỗi truân triên.
29.
TIEN Nguyen Truong tien.nguyentruong@gmail.com
Chào cả nhà,
Xin cám ơn các anh và
các đồng nghiệp trao đổi và thảo luận về đập sông Tranh. Mỗi người đều có một
ít thông tin, một ít kinh nghiệm, một ít kiến thức về đập và công trình thủy
điện.cách đây hơn một năm cũng có câu chuyện về đập đất chứa bùn đỏ được tính
với hệ số an toàn quá thấp.Tôi xin được nói thêm:
1.Trong nghề kỹ thuật
cái gì cũng cần đo, đếm, cân, định lượng, tính bằng số và so sánh với những gì
chúng ta biết về hệ số an toàn, hệ số tin cậy, hệ số rủi ro và cả hệ số chưa
biết nữa.Chúng ta không có các bản tính và thiết kế trong tay? Ai đã thẩm tra?
Ai ký vào bản vẽ thiết kế? Từ đầu đến giờ chưa xuất hiện các diễn viên chính
của vở kịch sông Tranh. Chủ trì thiết kế? Chủ trì thẩm tra? Chủ trì thi công?
Chủ trì giám sát? Chủ đầu tư ký hợp đồng với các đối tác trên?
2.Nước bao giờ cũng
là tác động gây phá hỏng công trình . "Nước chảy đá mòn". Dòng chẩy
lớn chắc chắn do các lỗi của thiết kế và thi công. Cách khắc phục hiện nay có
vẻ chỉ là vá áo rách không đúng chỗ.Vì chữa không đúng bệnh
3.Chúng ta cũng không
có các số liệu đo, quan trắc. Cũng không biết người đo, người quan trắc là ai?
họ có chuyên nghiệp không?
4.Chúng ta không có
số liệu về địa chất về nền và các tính toán về tải trọng tác động , kích thích
động đất và đứt gãy do hồ chứa nước.Bao nhiêu tải trọng chất lên vai gầy của Mẹ
đất?
5.Tôi có gặp các bạn
Mỹ và bạn Nhật khi xảy ra lũ lớn và động đất. Họ đều thừa nhận những sai sót
của các kỹ sư khi thiết kế đập nước, đê chắn sóng, cầu tầu, đường, nhà máy điện
nguyên tử. Các bạn Nhật chỉ tính động đất cấp 8 cho nhà máy nguyên tử bị rò rỉ
ngày 11/3/2011.Cũng không tính tới vừa có động đất lại vừa có sóng thần.
6.Cuối cùng là vấn đề
tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Chúng ta chưa có luật về dịch vụ của
kỹ sư chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Nhất là trong nền kinh tế thị
trường, kinh tế tri thức. Sự thiếu trung thực, sự giả dối nhiều quá, phổ biến
quá. bệnh nhân phải được khám và chữa bệnh bằng y đức và kiến thức , kinh
nghiệm tốt nhất của các bác sĩ. Khi cần lại phải hội chẩn. Phương pháp ứng xử
với Thủy điện sông Tranh còn nhiều điều phải bàn. Cũng giống như chất lượng
công trình và chất lượng con người.
Xin cám ơn cả nhà
Prof. Dr. Nguyen Truong Tien.
Vice President of VACC.
Add : No 9 / Alley 44; Ham Tu Quan Str., Hoan Kiem, Hanoi.
Mobile : (84) 90340
5769
30.
hieu truongvan truongvanhieutvmt@yahoo.com
Chuc mung bai viet da thanh cong
Truong van Hieu
Mail hasconsaigon@gmail.com
1.
Phu
Nguyen Dinh ndphu_dhtn@yahoo.com.vn
Phư cũng nhất trí với bài viết
của anh Phúc. Chúc anh luôn vui khỏe và năng nổ về các vấn đề tư vấn.
2.
anh
nguyen vananhsokhvt@yahoo.com
Cám ơn anh Phúc.
Em đã chuyển bài viết của anh đến
bạn bè trong giới khoa học mà em biết.
Đã có phản hồi bước đầu rồi đây.
Sau đây là một lá thư ngỏ của anh
Vũ Bằng - Viện công nghệ nước và môi trường (Hà Nội)
http://vubangtiadat.com.vn/index.php/home/newsDetail?news_id=341
NGUYỄN VÂN ANH
SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
3.
Bui Huy Phung buihuyph@yahoo.com
CẢM ƠN ANH PHÚC ĐÃ GỬI KIẾN NGHỊ CHO THAM KHẢO,TÔI CŨNG ĐÃ CHUYỄN
CHO MỘT SÓ BẠN BÈ THAM KHẢO.
Ý KN LÀ TÂM HUYẾT,TUY NHIÊN
GIÁ MÀ CÓ TƯ LIỆU KHẢO SÁT BỔ SUNG THÌ TÍNH THUYẾT PHỤC CAO HƠN.
THÂN ÁI,BH
4.
Nguyen Phu Quoc quocnp1008@gmail.com
Tôi ủng hộ ý kiến và
bài viết này. Phải giải quyết triệt để chứ không vì mấy triệu kWh điện
để cứ "sửa chữa" mà không "loại bỏ được nguyên nhân.
5.
TIEN Nguyen Truong tien.nguyentruong@gmail.com
Chào cả nhà,
Cám ơn cả nhà đã gửi
các thông tin cho tôi. lề trái và lề phải là tùy vào chỗ người đứng và quan
niệm của mỗi người, niềm tin của mỗi người. Thường các Cụ nhà mình hay đi bên
lề trái. lề trái là âm, lề phải là dương. Đi về trái là theo Mẹ. Đi về phải là
theo Cha. Đi với Mẹ là về gốc. Đi với Cha là về ngọn. Tôi cho rằng mọi chuyện
đêu có Âm dương cả. Có khi đi ở giữa là có cả âm và cả dương. Mọi việc có thể
quy về âm và dương. Ngược của âm dương sẽ là ngũ hành. Số tự nhiên nào cũng có
ý nghĩa cả.
Câu chuyện Thủy điện
sông Tranh đã và đang được bàn luận rất sôi nổi. Cũng như bệnh nhân bị bệnh.
Mỗi bác sĩ lại có thể có các ý kiến về bệnh khác nhau và kê đơn thuốc khác
nhau.Mọi chuyện rất cần các thông tin , xét nghiệm, phép thử, quan sát, phân
tích và hội chẩn.Cũng có nhiều cách để khám bệnh. Bằng tây y, Đông y, trực giác
và bằng cả tâm linh...
Các thông tin về thủy
điện sông Tranh trên báo, trên TV, trên mạng là khác nhau và có nhiều điều phải
kiểm tra lại. Cũng có nhiều cách để trị và chữa bệnh cho sông Tranh. Song quan
trọng nhất vẫn là xác định đúng bệnh. Vì sao đập bị thấm? Do nứt? do lún? do
chất lượng thi công? do thiết kế? do giám sát? do các tác động và tải trọng
chưa kể tới?
Cuối cùng là vấn đề
của phương pháp luận, phương pháp tư duy, các công cụ để phân tích và sự lựa
chọn...Dùng phương án gì?
Nếu có cơ hội tiếp
xúc với các sô liệu, các thiết kế, các tài liệu đo, quan trắc, thử
nghiệm...chắc nhiều chuyên gia có thể có ý kiến độc lập. Có thể có các hội chẩn
quốc gia để đi tới một khuyến nghị.
Ở các nước phát
triển, như Mỹ chẳng hạn, trong trường hợp tương tự, Chính phủ và Quốc Hội có
quyền thuê chuyên gia độc lập, các hội nghề nghiệp...để có ý kiến độc lập. Họ
cũng có luật về kỹ sư chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và các kỹ sư phải cam
kết chỉ cung cấp các dịch vụ phù hợp với các chuẩn mực. Vì sự an toàn và lợi
ích của cả cộng đồng.
Chúng ta đã có nhiều
sự cố. Sự cố nào thì cũng do con người cả.Chỉ có điều sau mỗi sự cố , chúng ta
biết thêm gì? Hiểu thêm gì? phải làm gì?
Xin có đôi điều tâm
sự với cả nhà.
An lành và vui vẻ
6.
loc ngo xuan xuanloc@doanhnhansaigon.vn
Kính gửi Bác Phúc
Cảm ơn Bác đã gửi bài
viết tới Báo DNSG
Rất mong Bác thêm
nhiều ý kiến đóng góp quý báu!
Trân trọng!
7.
phong dophi phongdophi@yahoo.com
Theo tôi, cứ bình
tĩnh để các cơ quan chức năng và các cơ quan chuyên môn xác định tình trạng kĩ
thuật và có quyết định xử lí phù hợp, không gây tốn kém, bảo toàn tài sản và
tính mạng của nhân dân vùng hạ lưu.
8.
chinh hau hauchinh2000@yahoo.com
KÍNH CHÀO ANH BÁCH
PHÚC
EM TÊN LÀ TRẦN THANH
HẬU, THÀNH VIÊN BAN BIÊN TẬP BÁO ĐẶC SAN CÔNG THƯƠNG- SỞ CÔNG THƯƠNG TPHCM.
EM ĐÃ NHẬN ĐC BÀI CỦA
ANH, BÀI NÀY CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN NGÀNH CÔNG THƯƠNG CỦA EM, EM SẼ CỐ GẮNG
ĐĂNG TRÊN SỐ THÁNG 4 VỀ BÀI NÀY. TUY NHIÊN CÓ 1 SỐ VẤN ĐỀ TẾ NHỊ TRONG BÀI
VIẾT. ANH CÓ THỂ SẮP XẾP ĐỂ EM ĐC GẶP
ANH TRONG THỨ 2 HOÂC THỨ 3 NÀY KG Ạ?
NẾU CÓ GÌ A CỨ ĐT CHO E THEO SỐ 09 3360 3369
EM CÁM ƠN ANH
9.
Cao Cuong FIR caocuong@diendandautu.com.vn
Kính gửi GS Phúc
Cám ơn GS đã gửi bài viết với nhiều ý kiến rất xác đáng. Hôm nay
EVN cho điều chỉnh hạ mức nước xuống mức “chết” của nhà máy TĐ Sông Tranh 2 để
“chống thấm” dù chưa như kiến nghị của anh nhưng cũng là một động thái hết sức
cấp thiết và cần thiết. Hy vọng tiếng nói của các nhà khoa học đầy tâm huyết và
trí tuệ sẽ được Chính phủ và EVN lắng nghe và tiếp thu.
Em xin gửi anh chương trình Diễn đàn Kinh tế biển lần 3 tại Vũng
tàu như em đã trao đổi tại nhà anh hôm thứ 7 vừa rồi để anh tham khảo. Mới là
dự kiến, có thể sẽ có thay đổi một số chi tiết trước ngày Diễn đàn chính thức
anh ạ.
Chúc anh khỏe.
Trân trọng.
-------
Cao Cuong
Nhà báo/Journalist
Diễn Đàn Đầu Tư (Forum of Investment Review)
Đầu Tư Nước Ngoài (Foreign Investment Review)
Tel: (04) 35378262 Fax: (04)
35378263
website: www.diendandautu.com.vn
Email: toasoan@dautunuocngoai.vn
Pri-email: caocuong@dautunuocngoai.vn
HP: 093 940 5555
10. Pham Cao Huyen phamcaohuyen@yahoo.com
Theo tôi cần xem xét thật
kỹ lưỡng. Tuy nhiên sự vậy là chuyện bình thường, với đập bê tông trọng lực sự
cố rò rỉ nước tại khe nhiệt hay khe co giãn gì đó... mức độ nguy hiểm là không
cao, mặc dù đập bê tông đầm lăn là ở Việt Nam là mới làm hơn 10 năm nay. Một số
công trình trước đây thỉnh thoảng còn mò mẫm, vừa làm vừa kiểm nghiệm. Tôi nghĩ
chuyện này nên để cho những người thật sự am hiểu và chuyên môn sâu người ta
lên tiếng và có ý kiến.
Cảm ơn TS Phúc đã nhiệt tình và lo lắng
cho an nguy của người dân mà lên tiếng. Tuy nhiên kiến nghị lên Thủ tướng là
hơi vội và cũng không có tác dụng nhiều. Chuyện sự cố như vậy là nằm trong tầm
kiểm soát và có thể khắc phục được. Với dung tích hồ như vậy nếu xả phải mất
thời gian có lẽ vài tháng vì xả nhiều sẽ ảnh hưởng đến ngập hạ lưu. Đồng thời
tại vị trí ngưỡng tràn trở lên có thể tháo nhanh được chứ từ ngưỡng tràn trở
xuống chưa chắc tháo nhanh, cũng như tháo cạn hồ là không thể.
Pham Cao Huyen
Mobile : 0918414594
Email:
phamcaohuyen@yahoo.com
11. NguyenDucTOAN toan.nguyen@geogreen.vn
Kính gửi TS. Nguyễn Bách Phúc,
Em đã nhận được bài, và đã chuyển một số nơi liên quan
Trân trọng cảm ơn!
Best regards,
Nguyen Duc TOAN
DIAXANH GEO-GREEN JSC.
No.1, Alley 127/21, Van Cao Rd., Hanoi, Vietnam
Tel: +84-4-7308-0888 ; Fax: +84-4-7307-0999
Mobile phone: +84-90-555-9095
Work mail:
toan.nguyen@geogreen.vn (05 MB)
Google mail:
Ngdtoan@gmail.com (25 MB)
Internet:
www.geogreen.vn ; Co. No.:
0104962805
12. Nguyễn Tấn Lợi tanloi@ipe.edu.vn
Kính chào TS. Nguyễn Bách Phúc!
Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật có nhận được bài viết của Tiến
sĩ. Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật là Tạp chí chuyên ngành. Chỉ đăng những
bài báo khoa học giáo dục kỹ thuật, công bố các công trình nghiên cứu khoa học.
Tạp chí Khoa học Giáo dục kỹ thuật
chân thành cám ơn sự quan tâm của Tiến sĩ. Mong tiếp tục nhận được các
bài viết của TS trong lĩnh vực khoa học giáo dục.
Kính chúc TS. dồi dào sức khỏe!
Trân trọng kính chào!
Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật!
13.
Le Xuan Tai tai.le@vcg.edu.vn
Thua thay,
Hom qua em co doc vnexpress.net, tuyet voi thua thay, chuc thay
luon vui ve.
Em Tai
VCG EDUCATION - THE VIETNAM CONSULTING GROUP
Brainpower leads to future
Le Xuan Tai, MBA
Vice Director
tai.le@vcg.edu.vn
HCMC: 3rd Fl., SONGDA BLdg, 47-51 Phung Khac Khoan St., Dist. 1
Hanoi : 7th Fl., GTC Bldg, 115 Le Duan St., Hoan Kiem Dist.
Call Center: 290/96 NoTrangLong St., BinhThanh, HCMC
tel: +84838279500
fax: +84838238589
14. Ls Pham Hung lsphamhung@gmail.com
Cám ơn Thầy Phúc
Em rất kính nễ tâm huyết và quan điểm cuảThầy
Luật sư PHẠM NGỌC HƯNG
Phó Chủ tịch thường trực
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TP HỒ
CHÍ MINH
www.hiephoidoanhnghiep.vn
CÔNG TY CP. DỊCH VỤ DẦU KHÍ
SÀI GÒN
www.spsc.com.vn
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHẠM HƯNG
www.luatsuhung.com
Điện thoại: (08) 35563146 – 0903 830938
Fax: (08) 35562372
Email:lsphamhung@gmail.com
15. Trong Thang Nguyen trongthanglhh@gmail.com
Kính gửi bác Phúc
Tôi đã đọc toàn văn thư
kiến nghị của bác gửi Thủ tứơng, rất hoan nghênh bác và anh em trong Hội Tư Vấn HASCON. Các nhà khoa học
chúng ta phải làm được những việc như thế để giúp Đảng, nhà nước có
những quyết sách đúng đăn, bảo đảm lợi ích cho người dân.
Lâu không gặp bác, bác có
được khoẻ không, khi nào về Hà Tĩnh bác thông báo trước để anh em mình gặp nhau tâm sự nhé.
Chào bác, chúc bác và anh
em trong Hội Tư Vấn HASCON cùng anh em quê mình ở trong đó luôn mạnh khoẻ, thành đạt và hạnh phúc
Đại tá ThS: Nguyễn Trọng
Thắng
Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển KH&CN Hà Tĩnh
Mail eeisaigon@gmail.com
1.
Ky Phi
Van mrvanky@yahoo.com.vn
Ủng hộ ý kiến của ông. Một thái độ
tích cực, đúng đắn và kiên quyết .
2.
Thủy
Nguyễn Thị thuyn.vlr@gmail.com
Cảm ơn Bac đã gửi thông tin
Chau se gửi bai viet cua Bac lên
Ban Biên tập.
Chuc Bac suc khoe
Phụ trách chuyên trang Logistics - Ban Kinh tê
Báo Diễn đàn doanh nghiệp
Add: Lầu 6 số 171 Võ
Thị Sáu, P7,Q3, TP.HCM
Điện thoại: 08.3.932.1730
- 08.3.893.1731
Mobile: 0913623724Email:
thuyn.vlr@gmail.com | Skype: thuyvantho1970/
3.
Tong Tran Nhan vpluatsuvidan@yahoo.com
Toi
da dang bai cua Anh tren trang web: luatvidan.vn (muc Ban be) cua Van Phong
luat su Vi dan.Cam on Anh,chuc Anh manh khoe.
TS,LS.
Tran Dinh Trien
4.
Nguyen Trung nguyentrungvt@gmail.com
Anh
Phúc thân mến, là người dân, tôi rất hoan nghênh và cảm ơn anh về khiến nghị
này. Chào anh. Nguyễn TRung./.
5.
hung do ngochung106@yahoo.com
cảm
ơn anh Bách Phúc. Em đã nhận được email của anh. Em sẽ gửi lên toàn soạn, ở mục
bạn đọc viết. chúc
anh mọi sự tốt lành
Trân
trọng
Ngọc
Hùng
6.
can nguyen tam ntamcanlt@gmail.com
Tôi
đã đọc và đồng ý với ý kién của GS Giang
No comments:
Post a Comment