Tuesday, January 3, 2017

Trả lại đất sân Golf cho Sân bay Tân Sơn Nhất

Ngày 2/12/2016,     xin giới thiệu bài viết trả lời  Phóng viên Báo Vietnamnet của Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP. HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - tin học EEI.
Trả lại đất sân Golf cho Sân bay Tân Sơn Nhất

TS. Nguyễn Bách Phúc
Chủ Tịch Hội TV KHCN & QL HASCON
Viện Trưởng Viện  Điện – Điện tử - Tin học EEI

Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TP.HCM HASCON cho biết thêm: Sân bay Tân Sơn Nhất đang thiếu diện tích để làm thêm nhà ga đón khách, thêm bãi đậu tàu bay.
 “Tiêu chuẩn đánh giá sân bay bao gồm: đường băng, nhà ga, bãi đậu tàu bay và đường lăn. Hiện đường băng Tân Sơn Nhất được làm theo tiêu chuẩn quốc tế và có thể khai thác đến 80 triệu lượt khách/năm. Trong khi đó, có 2 nhà ga, 1 ga quốc nội 8 triệu khách/năm, 1 ga quốc tế được Nhật xây dựng với 12 triệu khách/năm. Vài năm nay Việt Nam đầu tư nâng cấp nhà ga, nâng công suất lên 25 triệu khách/năm. Năm 2016 lượng khách sử dụng Tân Sơn Nhất tăng vọt, theo Cục Hàng không, lên tới 32 triệu, dẫn đến nhà ga chật chội, thiếu bãi đậu, thiếu đường lăn. Do đó, nếu lấy 158 ha đất mà Bộ quốc phòng đang làm sân Golf, thì có thể làm thêm 3 nhà ga Quốc tế, mỗi nhà ga 16 ha, hết 16x3 = 48 ha, làm thêm bãi đậu cho 85 máy bay, mỗi bãi đậu 1,3 ha, hết 110 ha, tổng cộng đúng bằng diện tích sân Golf. Như vậy có thể nâng cấp sân bay lên công suất 56 triệu khách/năm (4 nhà ga Quốc tế, 4x12 = 48 triệu/năm, cộng 1 nhà ga Quốc nội 8 triệu/năm, bằng 56 triệu/năm)”.
TS Nguyễn Bách Phúc khẳng định nếu lấy đất sân Golf thì sẽ không phải giải phóng bất cứ một tấc đất nào của người dân:
“Nâng cấp sân bay lên 56 triệu khách/năm mà không phải giải tỏa nhà dân, không phải giải tỏa 1 mét vuông đất nào cả. Trong khi đó, Bộ GTVT, Cục hàng không nói muốn nâng cấp sân bay thì phải giải phóng 500.000 dân và 5.000 ha đất của quận Tân Bình với chi phí lên đến 9 tỉ USD”- TS Nguyễn Bách Phúc đề xuất ý kiến.
Mặt khác, theo ông Phúc sân golf tại sân bay Tân Sơn Nhất nằm giữa khu dân cư sầm uất, giữa lòng Thành phố, xung quanh lượng người dân sinh sống đông, là điều rất lạ, cả Thế giới không ai làm như thế. Người ta chỉ xây sân Golf ở xa trung tâm Thành phố, xa các khu dân cư. Tại sao lại như vậy? Vì chăm sóc cỏ sân Golf, đảm bảo cỏ sân golf phát triển, cần sử dụng nhiều phân bón hóa học, và thuốc trừ sâu diệt cỏ dại. Tính toán của chúng tôi, theo tiêu chuẩn Quốc tế về chăm sóc cỏ sân Golf, thì sân Golf Tân Sơn Nhất mỗi năm phải sử dụng 180 Tấn phân hóa học và 9 Tấn thuốc trừ sâu. Lượng hóa chất này gây hại cho môi trường đất, môi trường nước, cho sức khỏe của cộng đồng dân cư. Việc bỏ sân golf Tân Sơn Nhất là hoàn toàn hợp đạo lý, hợp khoa học, bỏ càng sớm càng tốt.
“Tôi đọc thông tin Bộ Quốc phòng từng trả hàng ngàn héc-ta đất quân sự để phục vụ công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị và bố trí tái định cư tại TP. Đà Nẵng. Điều đó giúp Đà Nẵng trở thành điểm sáng phát triển. Tương tự, đối với sân Golf Tân Sơn Nhất, mọi người dân, mọi chuyên gia đều mong Bộ Quốc phòng trả lại phần đất này để nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, đáp ứng kịp thời sự phát triển mạnh mẽ của hàng không hiện nay.”, ông Phúc cho biết thêm.


No comments:

Post a Comment