Tuesday, January 3, 2017

Chuyển hoạt động của Tân Sơn Nhất vào ban đêm (giờ ngủ) sẽ không ảnh hưởng gì đến kẹt xe trên đường Trường Sơn

Ngày 28/12/2016,       xin giới thiệu bài viết trả lời  Phóng viên Báo Vietnamnet của Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP. HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - tin học EEI.


I.                   Câu hỏi

Nguyen, Nhu Sy <nhusy.nguyen@vietnamnet.vn
14:17 22 tháng 12, 2016

Câu 1: Là chuyên gia nghiên cứu giao thông,ông có nhận xét gì về đề xuất giản giờ bay, khai thác các chuyến bay vào giờ thấp điểm từ 0-5? 
Câu 2: Ông có lo ngại gì về vấn đề an toàn hàng không nếu khai thác các tuyến bay vào giờ thấp điểm?
Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc 


Phóng viên: Tuấn Kiệt
Như Sỹ (Nguyễn Như Sỹ)
Báo VietNamNet
Văn phòng đại diện TP HCMLầu 5, tòa nhà TF, 408 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, TP.HCM
nhusy.nguyen@vietnamnet.vn
Call: 0982918090


II.                Trả lời :

Chuyển hoạt động của Tân Sơn Nhất vào ban đêm (giờ ngủ) sẽ không ảnh hưởng gì đến kẹt xe
trên đường Trường Sơn

TS Nguyễn Bách Phúc
        Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý HASCON
Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI

1.   Trả lời câu hỏi 1:
Việc xếp lịch cất hạ cánh là công việc bình thường hằng ngày của tất cả các sân bay. Đó là một công việc hết sức khoa học, hết sức tế nhị, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó hầu như không liên quan đến yếu tố kẹt đường ra vào sân bay.
Một năm lại đây đường Trường Sơn, lối ra vào Tân Sơn Nhất, bị kẹt cứng. Mọi người không xét nguyên nhân tại sao đường Trường Sơn bị kẹt mà cứ dựa vào phỏng đoán rồi đổ tội cho lượng hành khách ra vào Tân Sơn Nhất quá nhiều.
Về chuyện này vào tháng 10 năm 2016, chúng tôi có một bài phân tích, tìm ra nguyên nhân kẹt xe trên đường Trường Sơn, chứng minh rằng lúc mật độ máy bên lên xuống Tân Sơn Nhất cao nhất hiện nay là 42 chuyến/ giờ, thì lượng hành khách ra vào Tân Sơn Nhất cộng với lượng người đi đón hoặc đi tiễn, cũng chỉ chiếm 11 % năng lực lưu thông của đường Trường Sơn.
Kết luận lại: Việc xếp lại lịch bay từ giờ cao điểm chuyển sang giờ thấp điểm, sẽ không mang lại hiệu quả gì cho việc chống kẹt xe ở đường Trường Sơn.

Lưu ý Nhà báo Tuấn Kiệt: Có thể tham khảo một phần bài phân tích của chúng tôi đăng trên Báo «Đại biểu Nhân dân » của Quốc hội, ngày 11/09/2016 :

«Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TP Hồ Chí Minh HASCON Nguyễn Bách Phúc lại tỏ ra băn khoăn với ý nghĩa và hiệu quả của dự án. Theo ông, nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất không phải do hành khách tăng lên. Ông cho hay, vào giờ cao điểm tấp nập nhất cũng chỉ có 42 chuyến bay lên xuống/giờ (theo ý kiến chính thức của Cục Hàng không Việt Nam). Nếu tính bình quân mỗi máy bay là 150 hành khách, với mỗi hành khách đi hoặc đến đều có hai người tiễn/đón, thì trong một giờ, chỉ có 42 chuyến/giờ x 150 hành khách/chuyến x 3 người/hành khách = 18.900 người/giờ ra vào cửa Tân Sơn Nhất, đó chính là số người lưu thông trên đường Trường Sơn do ra vào Tân Sơn Nhất. Trong khi năng lực lưu thông của đường Trường Sơn là 170.000 người/giờ. Như vậy Tân Sơn Nhất lúc tấp nập nhất cũng chỉ đóng góp 18.900/170.000 = 11 % năng lực lưu thông của đường Trường Sơn. Rõ ràng đường Trường Sơn bị kẹt hoàn toàn không do lỗi của Tân Sơn Nhất, trong khi chúng ta suốt ngày đổ lỗi cho Tân Sơn Nhất.
Vậy, vì đâu đường Trường Sơn kẹt? Thực tế có hai nguyên nhân:
Thứ nhất, từ giữa năm 2015 về trước, đường Trường Sơn thường không bị tắc, mật độ xe cộ ở trên đường Trường Sơn tại giờ cao điểm chỉ tương ứng 90.000 người/giờ, nghĩa là chỉ đạt một nửa năng lực lưu thông của đường Trường Sơn. Đường từ quận 1 đến Tân Sơn Nhất chỉ đôi khi tắc nghẽn, do mưa lớn, ở nút giao thông Nguyễn Văn Trỗi – Hoàng Văn Thụ. Nhưng từ giữa năm 2015 đến nay đường Trường Sơn thường xuyên bị tắc nghẽn nhiều giờ trong ngày, nghĩa là mật độ trên đường Trường Sơn đã lớn hơn 180.000 người/giờ. Tại sao?
Trước đây, người dân đi từ quận 12, quận Gò Vấp vào quận Phú Nhuận, quận 3, quận 1, thường phải theo lộ trình Nguyễn Kiệm - Hoàng Minh Giám – Đào Duy Anh – Hồ Văn Huê – Phan Đăng Lưu - Phan Đình Phùng – Hai Bà Trưng, lộ trình này mặt đường hẹp, thường xuyên tắc nghẽn. Nhưng từ giữa năm 2015, khi đường Phạm Văn Đồng đưa vào sử dụng, người ta chọn lộ trình Nguyễn Kiệm – Phạm Văn Đồng - Hồng Hà + Bạch Đằng – Trường Sơn – Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa về Phú Nhuận, quận 3, quận 1, dẫn đến mật độ trên đường Trường Sơn đã tăng lên 2 lần so với trước.
 Thứ hai, từ khoảng một năm nay, sân bay Tân Sơn Nhất quy định xe đưa đón người vào nhà ga quốc nội không được đậu lại chờ đợi trong bãi xe ô tô quốc nội, ngay trước mặt nhà ga quốc nội, mà phải ra ngoài, chạy theo đường Trường Sơn chừng 500 m (trong khi đường này chỉ dài 900 m), để quay vòng lại, rồi lại vào cửa quốc tế của Tân Sơn Nhất, đỗ chờ khách tại bãi xe ô tô quốc tế. Quy định này của sân bay Tân Sơn Nhất đã làm tăng gấp đôi số lượng xe ô tô ra vào Tân Sơn Nhất, tăng gấp đôi số lượng xe chạy trên đường Trường Sơn. Điều này đã khiến tăng cường ùn tắc trên đường Trường Sơn, nhất là ùn tắc tại điểm quay vòng xe. Thật lạ lùng, là cớ sao không mở một đoạn đường vài ba chục mét để nối bãi xe quốc nội trước đây với bãi xe quốc tế, mà lại bắt xe hơi đi vòng vèo để gây thêm ùn tắc trên đường Trường Sơn?

Hai nguyên nhân trên là bản chất của việc tắc nghẽn trên đường Trường Sơn, trong khi mọi người cứ đổ lỗi cho số lượng hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất.”

2.     Trả lời câu hỏi 2:
Không có gì đáng lo ngại về mặt an toàn hàng không nếu khai thác các tuyến bay vào giờ ban đêm (giờ thấp điểm của đường phố). Đơn giản là mọi sân bay trên Thế giới và ở Việt Nam, dầu lớn dầu nhỏ, đều có thể hoạt động bình thường suốt ngày đêm, kể cả trong thời gian ngủ của con người, từ khoảng 10 giờ đêm đến khoảng 6 giờ sáng.


No comments:

Post a Comment