Chính trường nước Đức đang trải qua những thời điểm cực kỳ khó khăn bắt nguồn từ chính sách đối với người tị nạn của nữ Thủ tướng Angela Merkel. Sự phẫn nộ trong dân chúng cũng như các bất lực của các quốc gia đồng minh trong khối Liên minh châu Âu EU đang khiến uy tín của bà Merkel sụt giảm trầm trọng.
Tại Đức, người ta đang nói nhiều tới Nga và xu hướng thân Nga đã tồn tại cũng như thể hiện rõ hơn ở hai đảng có tỷ lệ ủng hộ cao hơn sau cuộc bầu cử hôm 18/9 là Đảng Cánh Tả và đảng "Thay thế nước Đức" (AfD).
Thủ tướng Đức Angela Merkel. |
Còn ở Ba Lan, nỗi sợ hãi về một tương lai quốc gia "tan đàn xẻ nghé" dưới tay người Nga là điều họ không mong muốn và việc có người ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cả 2 đảng đầy hứa hẹn trên cho thấy việc ủng hộ đảng của Merkel trở lại chính trường Đức là cần thiết.
Tờ báo báo Die Welt của Đức dẫn ví dụ về bài báo đăng trên cổng thông tin lề phải wpolityce.pl thân với đảng và hợp tác với tạp chí wSieci còn thể hiện rõ ràng lời khen ngợi đối với bà Merkel.
"Nền kinh tế đang phát triển, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Làm sao có thể lên án một Thủ tướng như vậy?", tác giả tờ báo trên viết theo một kiểu "xu nịnh" khác thường.
Lãnh đạo của đảng "Luật pháp và Công lý", cựu Thủ tướng Jaroslaw Kaczynski hồi tháng 7 còn nói với tờ Bild, đối với Ba Lan, bà Angela Merkel là "giải pháp tốt nhất".
Đảng của ông Kaczynski đã chỉ trích gay gắt tư tưởng của nhà lãnh đạo Đảng AfD là ông Alexander Gauland vì tư tưởng thân Nga.
"Ông Gauland muốn hợp tác với Tổng thống Vladimir Putin theo phong cách Bismark. Nếu cử tri Đức thực sự điên rồ đến mức thông qua liên minh đặc biệt này của họ để nắm quyền lực và ông Gauland sẽ trở thành Bộ trưởng ngoại giao thì khi đó, xin chúc ngủ ngon, Ba Lan!", ông Kaczynski nói.
Giới phân tích tự do cũng quan ngại về sự gia tăng tiềm năng quyền lực của đảng "Cánh Tả" hay AfD tại Đức và cũng vì tình hữu nghị của họ với Nga.
Die Welt trích dẫn ví dụ thứ ba từ tờ báo Gazeta Wyborcza. Trong đó, chuyên gia về Đức - Bartosz Velinsky đã viết rằng, một liên minh mới có thể có trong Hội đồng liên bang Đức là "cực kỳ bất lợi" đối với Ba Lan, vì liên minh này sẽ sẵn sàng thiết lập mối quan hệ với "nước Nga của ông Putin".
Bà Merkel vẫn đối mặt khó khăn
Trong khi kế hoạch "khen ngợi" bà Merkel của Ba Lan mang mục đích riêng của quốc gia này, Thủ tướng Đức đang gánh trên vai các trọng trách nặng nề mà khó khăn nhất vẫn là hối thúc các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đạt được một sự đồng thuận nhất định trong giai đoạn hậu Brexit - việc Anh rời EU.
Bà Merkel gặp khó khăn với các chỉ trích từ các đồng minh EU-27. Ảnh: Politico |
Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh EU-27 (khối EU không có Anh) ở Brastislava (Slovakia) ngày 16/9, bà Merkel đã gặp trực tiếp 24 trên tổng số 26 đối tác châu Âu. Bà đã đến Warsaw (Ba Lan), Talinn (Estonia), Prague (Cộng hòa Séc), Paris (Pháp) và đảo Ventotene (Italy).
Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực nhằm thể hiện rằng Đức không “đơn thương độc mã” đều trở nên vô nghĩa.
Gần một thập kỷ qua, bà Merkel luôn là người định hướng cho châu Âu, từ phản ứng của khối được đưa ra tại Berlin (Đức) trước cuộc khủng hoảng đồng euro, cho tới thỏa thuận Minsk để ổn định tình hình tại miền Đông Ukraine, và Hiệp ước EU-Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hạn chế dòng người nhập cư vào châu Âu năm 2015.
Tuy nhiên Hội nghị Bratislava vừa qua đã cho thấy rằng chính những vấn đề mà bà Merkel phải đối mặt ở trong nước, cụ thể là kết quả đáng thất vọng của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đang làm xói mòn ảnh hưởng của bà trên trường quốc tế.
Tại cuộc họp báo bất thường hôm 19/9 nơi bà Merkel đã thừa nhận sự chia rẽ ở châu Âu trong vấn đề người tị nạn, bà đã từ chối trả lời về khả năng tranh cử nhiệm kỳ thứ tư. Tuy nhiên nếu bà tham gia tranh cử và giành chiến thắng, bà sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước như một nhân vật ít ảnh hưởng ở cả trong nước và ở châu Âu.
Một trong những trở ngại của bà Merkel là mối quan hệ với Pháp.
Ông Hollande sẽ rời vị trí lãnh đạo vào đầu năm 2017. Nếu người thay thế ông là Alain Juppe, cựu Thủ tướng có tư tưởng ôn hòa, thì có khả năng bà Merkel sẽ tái thiết lập một mức độ đồng thuận và hướng đi mới cho châu Âu.
Nhưng nếu cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy đắc cử, những triển vọng trên sẽ bị dập tắt.
Thực ra, bà Merkel và ông Sarkozy cùng giữ cương vị lãnh đạo Đức và Pháp trong giai đoạn 2007-2012, họ đã cùng nhau vượt qua sự khởi đầu khó khăn, đoàn kết trong những năm tháng đầy căng thẳng để đối phó với hàng loạt cuộc khủng hoảng, và thậm chí người ta còn gọi mối quan hệ thân thiết và đồng điệu giữa hai nhà lãnh đạo này bằng cái tên “Merkozy”.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, ông Sarkozy đã bày tỏ quan điểm phản đối bà Merkel ở rất nhiều vấn đề lớn như người tị nạn và bản sắc quốc gia, hay vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Brexit và thậm chí là cả biến đổi khí hậu. Một quan chức cấp cao Đức cho biết: “Khoảng cách (của bà Merkel) với ông Sarkozy đã trở nên vô cùng lớn. Nếu như ông ấy đắc cử, đó sẽ là một vấn đề lớn với bà Merkel”.
Ba Lan đề phòng kế hoạch B
Trong khả năng chiến lượng ủng hộ bà Merkel bị giới hạn, Ba Lan đã lập các kế hoạch khác để đối phó với các mối nguy từ phía Nga.
Nga kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu đánh vào tâm lý lo sợ của các nước Đông Âu. Ảnh: Sputnik |
Sputnik dẫn thông tin từ nhật báo Tages-Anzeiger của Thụy Sĩ hôm 22/9 nhận định, lo sợ chính sách ngoại giao hung hăng của Moscow, các nước Đông Âu đang ngày càng suy tính về việc cần thiết lập ra "khối" mới để bảo vệ họ khỏi Nga.
Dự tính liên minh với tên gọi là "Intermarum" sẽ bao gồm các lãnh thổ từ biển Baltic đến Biển Đen và tập hợp các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Nếu các nước tham gia đều bị ràng buộc bởi Hiệp ước hỗ trợ đối ứng, họ sẽ có thể biểu dương tính thống nhất và đưa ra tín hiệu sẵn sàng phòng thủ chung trước "sự xâm lược" Nga. Do đó, các quốc gia Đông Âu sẽ trông không giống như "miếng mồi ngon" đối với Moscow, bài báo nhấn mạnh.
Video: Ba Lan thử nghiệm tăng PT-16
Ngọc Dương
No comments:
Post a Comment