Có sự không minh bạch
Để giải quyết vấn đề này, thứ nhất, phải mời tư vấn chuyên môn giỏi để cho đánh giá, tại sao lại đội vốn nhiều như vậy, nếu đã đội vốn thì là lỗi của ai, ai chịu trách nhiệm, bởi chủ đầu tư chỉ cho phép vượt dự toán tối đa, bởi dự án nào cũng có khoản tiền dự trữ, đề phòng giá thị trường tăng giá, khoảng 10%. Nhưng trong dự án này, con số đó lên tới gần 60% thì quá vô lý.
Thứ hai, chúng ta không hề gặp khó khăn trong việc can thiệp xử lý nhà thầu, bởi có hợp đồng kinh tế, trong thị trường đó là văn kiện có giá tị pháp lý, trừ khi có sơ hở không thể căn cứ để xử lý.
Nghĩa là, nhà thầu đã ký hợp đồng thì cứ theo đó mà làm, bổ sung thêm không nói, trong việc này tôi thấy mờ ám, không minh bạch, cả hai phía đều không minh bạch. Nên vô cùng ngạc nhiên và lạ lùng".
Bên cạnh đó, theo ông Liêm, đã là hợp đồng kinh tế thì không còn là mệnh lệnh hành chính, mà phải xử theo Luật kinh tế, đưa ra tòa án, tòa án trong nước không xử được thì đưa ra Tòa án nước ngoài, trong hợp đồng kinh tế luôn có điều khoản nếu hai bên tranh chấp thì sẽ đưa ra Hội đồng trọng tài ở đâu đó.
"Đáng buồn thay vì đi tìm công bằng, thì chúng ta lại đi chờ vay tiền hỗ trợ từ Trung Quốc, trong khi chnnh nhà thầu của họ là một trong những tác nhân gây đội vốn" - ông Liêm thẳng thắn.
Trước việc, để thực hiện trọn gói thầu mua sắm đoàn tàu cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông cần có trên 1.300 tỷ đồng (63 triệu USD), ông Liêm cho rằng, nợ lại chồng nợ, rồi đây sẽ lại là một khoản phát sinh khi không được tính toán kỹ lưỡng.
Cũng giống như câu chuyện trước đây tranh cãi, làm đường sắt 1 ray hay 2 ray. Trong khi đường sắt 1 ray, tính ra chỉ mất 10 triệu USD/ 1km đường, nhưng chúng ta cho rằng đường sắt 1 ray không đủ công suất đáp ứng. Nhưng nếu tính toán cụ thể, thì đường sắt 1 ray giờ chỉ chở được hơn 1 vạn người, đường sắ 2 ray chợ được 2 vạn người, nhưng tiền đầu tư làm đường sắt 2 ray bây giờ tính ra là gần 100 triệu/km.
Sơn Ca
No comments:
Post a Comment