“Dự đoán là có người Trung Quốc nào đó chi tiền cho những người này làm” – nhận
định ban đầu của ông Phan Thế Xê, Trưởng phòng TN&MT huyện Nam Đông (TT – Huế).
Ngày 24/4, thượng tá Nguyễn Văn Thanh – Chánh VP kiêm người phát ngôn CA tỉnh TT – Huế cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định xử phạt các cá nhân liên quan đến việc khai khoáng trái phép tại Nam Đông mà VietNamNet phản ánh trước đó.Sử dụng thị thực du lịch để hoạt động trái phép
Có hay không việc một phần quặng sắt Laterit đã bị các đối tượng khai thác chuyển đi?
|
Cụ thể, 5 trường hợp người Trung Quốc bị phạt tổng số tiền 75 triệu đồng (15 triệu đồng/người) về hành vi “Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quần của Việt Nam”.
Đồng thời, CA tỉnh TT – Huế cũng có văn bản đề nghị Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (A72) Bộ Công an trục xuất về nước.
3 trong số 5 người Trung Quốc người gồm Liang Qingxiang (55 tuổi), Chen Wubin (52 tuổi), Liang Yongcai (31 tuổi) nhập cảnh vào Việt Nam ngày 25-2 với thị thực đi du lịch.
Tuy nhiên, những người này sau khi đến lưu trú tại khách sạn Suối Mơ (thôn Xuân Phú, xã Hương Phú) đã thường vào khu vực khai thác quặng sắt ở mỏ Đại Sơn tại thôn Phú Mậu để nhận mẫu phẩm quặng đưa đi khảo sát, đánh giá chất lượng nhằm thu mua.
Hai đối tượng khác cùng bị xử phạt là Cao Qi (27 tuổi) và Yang Renhua (34 tuổi) nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch; được cấp thị thực, loại sử dụng nhiều lần với thời gian được phép nhập cảnh từ ngày 6/3/2015 đến 6/6/2015.
Đến ngày 7/3, những người này nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Hữu Nghị và đến lưu trú tại xã Hương Lộc, huyện Nam Đông. Trong thời gian từ đó đến nay, 2 người này đến làm việc tại Công ty CP thủy điện Thượng Lộ (huyện Nam Đông) với công việc là chuyên gia giám sát lắp máy theo hợp đồng giữa công ty này với Công ty hữu hạn cổ phần thủy điện Vân Hà – Trùng Khánh (Trung Quốc).
Hoạt động của hai đối tượng này trái với mục đích nhập cảnh đã được phê duyệt của cơ quan chức năng.
Ai tiếp tay?
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, sau khi chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh TT – Huế vào cuộc xử lí, các đối tượng này đã bóc dỡ hơn 2.000m2 diện tích đất đồi núi trồng cao su và hoàn thành con đường vận chuyển dài gần 300m chạy từ đầu thôn Phú Mậu vào khu vực khai thác.
Những khu vực khai thác từ năm 2013 và vừa mới xảy ra tại khu vực đồi núi thôn Phú Mậu đều thể hiện sự tác động của các công cụ khai thác công suất lớn.
|
Theo quan sát của PV tại hiện trường, rất nhiều các khối đá nghi quặng sắt bị các đối tượng đào nằm lộ thiên và rải rác khắp khu vực đồi cao su của một số hộ dân thôn Phú Mậu.
Thế nhưng, trao đổi với PV vào ngày 20/4, ông Ngô Văn Chiến, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông một mực cho rằng, những người Trung Quốc này chỉ đến… xem!
Trong khi đó, tại buổi làm việc với PV trước đó, ông Trần Văn Tuấn, Phó CA xã Hương Phú lại cho rằng, ngoài nhóm lao động trong nước thì còn có 13 người Trung Quốc có đăng kí tạm trú tại địa phương.
Những đối tượng này thường phân thành các nhóm 3 – 4 người và thay nhau lên khai thác. Hoạt động khai thác quặng của nhóm người này diễn ra trong khoảng một tuần nhưng do hoạt động chui nên phải một thời gian, sau khi người dân phản ánh, chính quyền mới nắm được sự việc và báo cáo lãnh đạo huyện Nam Đông phối hợp xử lí.
“Tại thời điểm xã cùng đoàn liên ngành của huyện kiểm tra, chúng tôi đã phát hiện và lập biên bản tại chỗ một chiếc máy đào, 6 chiếc xe tải ben, nhiều mũi khoan máy và nhiều lao động tham gia khai thác quặng trái phép.
Trong đó, phát hiện 4 lao động Trung Quốc sang nước ta theo dạng đi du lịch làm việc tại điểm khai thác” – vị Phó CA xã thông tin.
Dư luận địa phương đặt câu hỏi có hay không việc các cơ quan chức năng huyện Nam Đông buông lỏng quản lí, “tiếp tay” cho các đối tượng khai thác quặng trái phép? Phía sau sự vào cuộc chẫm trễ của chính quyền địa phương là vì mục đích gì? Liệu nguồn quặng sắt Laterit mà lao động Trung Quốc khai thác được đã bị chuyển đi hay chưa?
Quang Thành – Long Đậu
No comments:
Post a Comment