Ngày
21/03/2015, Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON đã
tổ chức Hội thảo khoa học “XÂY MỚI SÂN BAY LONG THÀNH HAY NÂNG CẤP SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT” tại Văn phòng Quốc hội phía Nam,
194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, Xin giới
thiệu bài viết của TS Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI,
Một lý do “nặng ký” mà Bộ giao
thông vận tải đưa ra cho Dự án xây dựng sân bay Long Thành là “lỗi” của sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất,
“việc
mở rộng nâng công suất cảng hàng không này để đáp ứng nhu cầu 40-50 triệu hành
khách/năm trong giai đoạn 2025-2030 là không khả thi”. Minh chứng điều này, Bộ đã đưa ra 4 cái lỗi của Tân
Sơn Nhất:.
1- Việc tiếp tục nâng cao công suất khai thác của
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
dân sinh của khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh như gây ô nhiễm tiếng ồn,
khí thải vượt xa tiêu chuẩn cho phép, không đáp ứng được các tiêu chuẩn về phát
triển bền vững, an toàn hàng không.
2- Hạn chế về khai thác vùng trời: Khu vực vùng
trời tiếp cận dành cho tàu bay cất hạ cánh của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn
Nhất hiện tại chồng lấn với vùng trời tiếp cận của căn cứ không quân Biên Hòa ở
phía Bắc. Mặt khác, khu vực cấm bay của thành phố Hồ Chí Minh nằm ngay phía Nam
của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nên đã hạn chế rất nhiều không gian sử
dụng cho tàu bay cất hạ cất cánh, đặc biệt khi có hoạt động bay quân sự tại khu
vực Tân Sơn Nhất và Biên Hòa.
3- Chi phí để mở rộng nâng công suất khai thác
của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất quá lớn so với việc phát triển một
cảng hàng không mới: Theo tính toán, chi phí để nâng được công suất khai thác
thêm 20 triệu hành khách cần tới khoảng 9,1 tỷ USD, phải giải phóng 140.000 hộ
dân (khoảng 500.000 nhân khẩu); chưa kể chi phí và số lượng dân cư phải giải
toả để làm thêm các tuyến đường giao thông tiếp cận, cơ sở hạ tầng đồng bộ với
Cảng hàng không .
4- Không đủ điều kiện giao thông tiếp cận: hệ
thống giao thông tiếp cận Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện nay rất khó
khăn, nhất là khi lượng hàng khách thông qua đạt trên 25 triệu hành khách. Thực
tế vừa qua, để giải tỏa áp lực cho giao thông tiếp cận quanh sân bay, Thành phố
Hồ Chí Minh đã chi hơn 300 triệu USD để xây dựng tuyến Bình Lợi - Tân Sơn Nhất
và mở rộng đường Trường Chinh, Cộng Hòa.
Chúng tôi sẽ dần dần bình luận
về 4 lỗi này. Bài này xin bình luận lỗi thứ 3.
1.
Các thông tin cơ bản của Sân bay Tân Sơn Nhất
Có 4 tiêu chí chủ yếu để đánh
giá năng lực của một sân bay: một là khả năng đón và tiễn máy bay của đường băng, hai là khả năng đón và tiễn
hành khách của nhà ga, ba là sân đậu cho máy bay lưu lại tạm thời giữa
2 thời điểm hạ cánh và cất cánh, bốn là hệ thống đường lăn.
Thứ
nhất, về đường băng, Tân Sơn Nhất đang có 2 đường băng đạt tiêu chuẩn Quốc tế, đường phía bắc dài 3200 mét, rộng 45 mét,
đường phía nam dài 3800 mét, rộng 45 mét, có khả năng đón tiễn những máy bay lớn
nhất thế giới hiện nay như Abus 380 với 850 hành khách, Boing 747-400 với 660
hành khách. Lưu ý rắng Sân bay HongKong cũng chỉ có 2 đường băng rộng 45 mét
dài 3800 mét, có năng lực 87 triệu hành khách/năm.
Để đường băng phát huy đầy đủ
năng lực, thì việc điều hành sân bay vô cùng quan trọng. Tân Sơn Nhất đã điều
hành như thế nào? Ông Lại
Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, ngày 16 tháng 10 năm 2014 đã phát
biểu với báo giới: “sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có thể
tiếp nhận 29 chuyến bay đi đến/giờ,
trong khi thực tế hiện nay đã có lúc phải tiếp nhận gần 34 chuyến.” Tuyệt vời! Tân
Sơn Nhất đã điều hành rất tốt, xấp xỉ 2
phút có 1 chiếc cất hoặc hạ cánh.
Năng lực của hai đường băng
sân bay Tân Sơn Nhất, theo khuyến cáo của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế
của Liên hiệp quốc ICAO, có thể lên đến 285.000 lần cất hạ cánh mỗi năm.
Nhưng ở đây chỉ xin tính năng
lực Tân Sơn Nhất theo con số 29 chuyến cất hạ cánh/giờ của Ông Cục trưởng Cục
Hàng không Việt Nam, vậy mỗi năm 2 đường
băng có thể đạt được 365 x 24 x 29 = 254.040 chuyến cất cánh và hạ cánh.
Cho rằng chỉ tiếp đón các máy bay cỡ
trung bình, như Abus 330 với 335 hành khách, Abus 340 với 380 hành khách, Boing
777 với 365 hành khách, Boing 767 với 375 hành khách, và xin tính khiêm tốn
bình quân mỗi chiếc máy bay chỉ chở 300 hành khách, thì số lượng hành khách
trong 1 năm sẽ là: 254.040 chuyến x 300
người/chuyến = 76,2 triệu người. Đó là
năng lực của đường băng. Còn số lượng hành khách thực còn phụ thuộc 2 yếu tố
còn lại.
Thứ
hai, về Nhà ga hành khách. Hiện
tại Nhà ga quôc nội đón 8 triệu hành khách, nhà ga quốc tế đón 12 triệu hành
khách/năm. Để tăng lượng hành khách, đương nhiên phải xây thêm nhà ga. Vấn đề
là xây ở đâu, cần bao nhiêu diện tích đất.
Nhà ga quốc tế hiện nay có diện tích nền
là 3,1 ha, cao 3 tầng, xung quanh phải có thêm diện tích rát lớn để để làm lối
đi cho khách đi ra Ống lồng, có 8
Ống lồng, và phải có bãi đậu rất lớn cho máy bay đậu nhận khách hoặc trả khách.
Theo tính toán của chúng tôi và kiểm tra so sánh với ảnh vệ tinh, thì tổng diện
tích cần thiết cho 1 nhà ga loại này là 16 ha.
Thứ
ba, về bãi đỗ máy bay.
Hiện nay TSN có 47 vị trí đỗ, rải rác mấy
nơi, ở phía nam đường băng. Có thể tính gần đúng như sau: 20 triệu hành khách/
năm thì cần 47 điểm đỗ, vậy 56 triệu hành khách/ năm cần 47/20x56 = 132 điểm
đỗ. Như vậy phải xây thêm 132 – 47 = 85 điểm đỗ.
Thứ
tư: về hệ thống đường lăn.
Hiện nay TSN có hệ thống đường lăn hoàn
chỉnh, phù hợp với công suất 25 triệu
hành khách/năm, trong đó có đường lăn
song song với đường băng dài 3800 mét, rộng 25 mét và một hệ thống đường lăn
ngang, đảm bảo thuận lợi cho máy bay sau khi hạ cánh lăn đến nhà ga trả khách,
rồi lăn về bãi đỗ, cũng như khi chuẩn bị cất cánh, lăn từ bãi đỗ đến nhà ga đón
khách, rồi lăn ra đường băng cất cánh.
Chúng tôi đã nghiên cứu nghiêm túc, thấy
rằng có thể nâng cấp Tân Sơn Nhất lên lên
80 triệu hành khách/năm, không cần giải phóng mặt bằng di dời dân cư, với tổng
vốn đầu tư chỉ khoảng 3 tỷ USD, theo 2 giai đoạn.
2.
Nâng cấp Giai đoạn 1 (trước mắt): Nâng lên 56 triệu
hành khách/năm với vùng đất sân golf 157 ha và 38 ha đất trống trong khuôn
viên, với đầu tư dưới 2 tỷ USD
Về
nhà ga: Đẻ đạt 56
triệu hành khách/ năm, phải xây thêm 3 nhà ga, lượng khách sẽ tăng lên 3 x 12
triệu = 36 triệu, và tổng công suất của TSN sẽ là 20 triệu + 36 triệu = 56
triệu hành khách/ năm
Trong TSN, ở đầu phía đông, về mạn bắc đường
băng, có 1 bãi trống rộng 38 ha, kế tiếp đó là vùng đất 157 ha của quân đội,
làm sân Golf, tổng cộng 195 ha. Nếu làm thêm 3 nhà ga, chi sử dụng hết 3 x 16ha
= 48 ha, vẫn còn lại 195 – 48 = 147 ha.
Về
đường băng: Với năng lực 7,8 mươi
triệu hành khách/năm, nâng cấp lên 56 triệu là trong tầm tay của Tân Sơn Nhất,
không cần mở thêm đường băng mới, vì vậy không cần di dời 500.000 người, không
cần bồi thường hơn 9 tỷ đô la như Bộ nói.
Về
bãi đỗ: Số lượng bãi đỗ trong khuôn
viên TSN hiện nay là 47 bãi. Tăng từ 20 triệu HK/năm lên 56 triệu HK/năm, thì
phải có: 47x56/20 = 132 bãi đỗ. Phải xây
thêm 132 – 47 = 85 bãi đỗ..
Để có thể tiếp nhận những máy bay lớn
nhất hiện nay như Abus380 với sải cánh 79,8 mét, chiều dài 73 mét, thì diện
tích một điểm đỗ phải khoảng 1,3 ha (gồm cả lối đi lại). Tổng diện tích cần thiết xây thêm 85 điểm đỗ
sẽ là: 85x1,3 = 110 ha.
Như vậy, đất của TSN vẫn còn lại 147 – 110 = 37 ha.
Về
đường lăn và các các công trình phụ trợ:
37 ha này đủ để làm thêm đường lăn và các công trình phụ trợ khác
Về
Tổng kinh phí cho việc nâng cấp TSN theo phương án này:
Chi phí xây dựng nhà ga: mấy năm trước
người Nhật xây nhà ga quốc tế hiện hữu của Tân Sơn Nhất, theo dự toán là 265
triệu USD. Không rõ cuối cùng có “đội” lên không, nhưng cứ tạm tính cho chắc ăn
là 300 triệu USD. Xây 3 nhà ga sẽ hết 300x3 = 900 triệu USD.
Chi phí làm sân đỗ và làm thêm đường lăn,
tính gần đúng 500 USD/ m2. Tổng chi phí này là: 500$/m2 x 147 ha x 10.000 m2/ha
= 735 triệu USD
Tổng cọng: 900 +735 =1.635 triệu USD =
1,7 tỷ USD
Cho rằng sẽ bị đội giá, xin được tạm tính
là 2 tỷ đô la Mỹ
2.
Nâng cấp Giai
doạn 2 (năm 2050 ): Nâng lên 80 triệu hành khách/năm với
vùng đất quân sự hiện hữu quanh sân bay, với đầu tư hơn 1 tỷ USD
a. Quỹ đất ở Khu vực TSN còn nhiều, nếu di dời bớt một
số Đơn vị quân sự:
-
Phương
án nâng cấp 56 triệu hành khách/năm giai đoạn 1 nói trên mới chỉ sử dụng diện tích
khu vực sân bay dân dụng khoảng 609 ha và khu vực sân Golf 157 ha. Tổng cộng
766 ha = 7,66 Km2
-
Nếu
di chuyển các đơn vị Quân đội và các xí nghiệp thuê đất khỏi khu vực TSN, thì
có thể thêm các diện tích sau đây:
+ Trong khuôn viên TSN hiện hữu đất của
các đơn vị Quân đội, khoảng 120 ha
+ Đất ngoài khuôn viên TSN, nhưng vốn
là căn cứ quân sự quanh TSN của các chế độ cũ, hiện các đơn vị Quân đội quản
lí, nhưng chưa xây dựng gì đáng kể, khoảng 120 ha.
+ Đất cho hai xí nghiệp ô tô thuê là 17
ha.
+Tổng cộng
là: 120 + 120 + 17 = 257 ha (2,57Km2).
b.
Dự kiến phương án nâng cấp TSN giai đoạn 2 lên 80 triệu
HK/năm:
Chúng tôi cho rằng sau năm 2050 lượng khách đến TSN sẽ vượt
quá 56 triệu hành khách/năm, lúc đó cần tiếp tục nâng cấp TSN.
Nếu di dời bớt một phần các Đơn vị quân sự, chỉ với diện tich khoảng 156 ha, thì có
thể nâng cấp TSN lên 80 triệu HK/năm
Về đường băng: Hai đường băng
TSN dài 3800 mét và 3200 mét, rộng 45 mét, đạt tiêu chuẩn Quốc tế, có thể cất hạ
cánh những máy bay lớn nhất hiện nay kể cả A380 với 850 hành khách, TSN có thể
đón tiễn 254.040 chuyến/năm như đã phân tích ở phần trên. Nếu mỗi máy bay bình quân chở 315 hành khách
thì cũng có thể đạt:
(254.040 chuyến/năm)
x (315HK/chuyến) =80 triệu hành khách/năm
Về nhà ga: Để đón 80 triệu hành khách/năm, là thêm 80 -56 = 24 triệu
hành khách/năm chỉ cần xây thêm 2 nhà ga tương tự nhà ga Quốc tế hiện hữu (2
nhà ga x 12 triệuHK/năm = 24 triệuHK/năm). Mỗi nhà ga sử dụng 16 ha đất, hai
nhà ga chỉ sử dụng 16 x 2 = 32 ha.
Về bãi đỗ: số lượng bãi đỗ trong khuôn viên TSN với 56 triệu HK/năm
là 132. Tăng từ 56 triệu HK/năm lên 80 triệu HK/năm, thì phải có: 132x80/56 =
189 bãi đỗ. Phải xây thêm 189 – 132 = 57 bãi đỗ.
Các bãi đỗ phải có thể chứa A380 cùng lối đi lại, với diện
tích bình quân mỗi bãi 1,3 ha thì chỉ cần: 57 x 1,3 = 74 ha.
Về đường lăn và các
các công trình phụ trợ: Diện tích đất để làm thêm đường
lăn và các công trình phụ khác ước khoảng
50 ha.
Về diện tích phải di dời các đơn vị quận sự:
32+74+50 = 156 ha.
Như vậy chỉ cần di dời 156 ha trong số 257 ha nói trên,
là có thể nâng cấp TSN lên 80 triệu
HK/năm.
Về Tổng vốn đầu tư:
Đầu tư cho 2 nhà
ga: 2 x 300 triệu USD/nhà ga = 600 triệu USD.
Diện tích bãi đỗ
và đường đi lại 156 ha – 32 ha = 124 ha
Giả thiết đầu tư 500 USD cho một m2 thì số
tiền là:
(500 USD/m2) x (124 ha) x (10.000m2/ha)
= 620 triệu USD
Tổng đầu tư: 600 triệu USD + 620 triệu USD =
1,22 tỷ USD
c. Hai kiến nghị
nói trên tiết kiệm cho đất nước ít nhất 15,7 tỷ USD và 5.000 ha (50 Km2) đất:
- Tổng chi phí cho
cả 2 giai đoạn là 1,65 + 1,22 = 2,87 tỷ USD, gần bằng 3 tỷ USD, đủ để nâng cấp
TSN lên 80 triệu HK/năm, tương đương với dự án Long Thành, tiết kiệm được 18, 7
tỷ - 3 tỷ = 15,7 tỷ USD.
- Tiết kiệm được
phí đất 5.000 ha (50 Km2)
- Tiết kiệm được vốn
đầu tư và quỹ đất cho các công trình hạ tầng và dịch vụ cho sân bay Long Thành.
No comments:
Post a Comment