Ngày
21/03/2015, Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON đã
tổ chức Hội thảo khoa học “XÂY MỚI SÂN BAY LONG THÀNH HAY NÂNG CẤP SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT”
tại Văn phòng Quốc hội phía Nam, 194
Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, Xin
giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Bách
Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON Viện trưởng
Viện Đ iện – Điện tử - Tin học EEI,
Bình luận 1: về việc rà soát Báo cáo đầu tư ngày
20/01/2015:
Sáng 20/01/2015,
tại trụ sở Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng chủ trì cuộc họp rà soát báo cáo
đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh
tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu cùng đại diện lãnh
đạo các cơ quan, đơn vị liên quan dự họp.
(http://www.caa.mt.gov.vn/Default.aspx?tabid=0&catid=410&articleid=10817) Ông Đỗ Tất Bình - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
(ACV) báo cáo rà soát một số nội dung chính của Báo cáo đầu tư Dự án Cảng HKQT
Long Thành, như đơn giá xây dựng, phạm vi giải phóng mặt bằng, các khu chức
năng, cơ cấu tổng mức đầu tư và nguồn vốn dự kiến.Ông Bình cũng đã đưa ra tham
khảo phương án bố trí tổng mặt bằng sân bay Changi (Singapore), so sánh cấu
hình Cảng hàng không Changi và Cảng HKQT Long Thành, nghiên cứu cấu hình của
một số cảng hàng không khác trên thế giới.
Chủ nhiệm
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đề nghị tiếp tục làm rõ một số vấn
đề cụ thể, về sân bay Tân Sơn Nhất, chứng minh lý do không thể mở rộng, khai
thác, vấn đề tắc nghẽn không lưu của 2 sân bay và quy định hạn chế bay đêm.Về
sân bay Long Thành làm rõ chi phí đầu tư và khai thác, cơ cấu nguồn vốn, đánh
giá hiệu quả kinh tế - xã hội, tác động kinh tế vùng, hiệu quả về tài chính….
Kết luận,
Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh, cần
phải làm rõ là làm ở đâu, làm như thế nào, vốn đầu tư ra sao và sau này quản lý
vận hành khai thác như thế nào, tác động của sân bay Long Thành đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của khu vực cũng như đất nước. Bô trưởng Đinh La Thăng
đề nghị Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu, ACV và Vụ Kế hoạch đầu tư mời Tư vấn Nhật Bản
sang và tổ chức buổi làm việc để yêu cầu Tư vấn làm rõ các vấn đề đưa ra.
Đọc bản
tin “rà soát” này, có thể thấy nổi cộm lên hai vấn đề:
1.
Cuộc rà
soát không hề đề cập đến câu hỏi lớn nhất của công luận, là có nên làm sân bay
Long Thành hay không?
Lẽ ra báo cáo rà soát cần làm rõ các chứng cứ và lập
luận khoa học có sức thuyết phục về vấn đề có nên hay không nên làm sân bay
Long Thành. Từ đó khẳng định cần thiết xây dựng sân bay Long Thành. Đây là băn
khoăn lớn của các nhà khoa học, thắc mắc có tính phổ biến của dư luận xã hội.
Rất tiếc báo cáo của Ông Bình đã không
chú ý đúng mức vấn đề này và mặc nhiên khẳng định sự cấp thiết xây dựng sân bay
Long Thành.
2.
Kết luận
của Bộ trưởng Đinh La Thăng“mời Tư vấn Nhật Bản sang và tổ chức buổi làm việc
để yêu cầu Tư vấn làm rõ các vấn đề ”:
Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên trước kết luận này của Bộ
trưởng Thăng. Việc xây dựng sân bay Long Thành đã được hàng trăm chuyên gia về
các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học, là người Việt trong nước và
người Việt ở nước ngoài lên tiếng. Và cũng đã có nhiều cơ quan, tổ chức trong
nước đã lên tiếng. Họ đã góp hàng trăm ý kiến, tâm huyết với lợi ích của Đảng,
của Nhà nước, của Nhân dân, phân tích cặn kẽ lẽ hơn, lẽ thiệt của dự án này.
Lẽ ra Bộ trưởng Thăng muốn “rà
soát”, thì trước tiên Bộ trưởng hãy lắng nghe ý kiến của những người Việt yêu
Đảng, yêu nước, yêu dân này. Đằng này Ông chưa hề có bất kì động thái nào thể
hiện sự lắng nghe, cũng như chưa hề có bất kì lời nói nào phân tích cái sai của
người góp ý kiến.Điều đó chứng tỏ Ông không hề tôn trọng đồng bào của mình.
Hơn nữa, có một điều hết sức lạ kì, Hồ sơ dự án này
được Bộ GTVT thuê tư vấn Nhật xây dựng, bây giờ Bộ trưởng Thăng lại mời chính
người Nhật sang để rà soát. Hóa ra Bộ trưởng Thăng muốn cho người Nhật cái
quyền “vừa đá bóng, vừa thổi còi”?
Bình luận 2: Có thật giảm được 2,9 tỷ USD không?
Các phương tiện truyền thông đang ồn ào và nhấn mạnh
việc Dự án mới trình của sân bay Quốc tế Long Thành giảm vốn đầu tư 2,9 tỷ USD.
Trong báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần thứ
2 về Dự án này sáng 26-2-2015, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La
Thăng cho biết vốn đầu tư xây dựng sẽ giảm khoảng 2,9 tỉ USD (từ 18,7 tỉ xuống
còn 15,8 tỉ), chủ yếu do 3 nguyên nhân. Một là rà soát, tính toán chi tiết,
điều chỉnh giảm quy mô, phạm vi giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư; hai
là chỉ đầu tư một đường hạ - cất cánh trong giai đoạn I; ba là không đưa vào dự
án các hạng mục triển khai theo phương án xã hội hóa...
Chúng tôi trước đây đã nhiều lần có ý kiến phản biện
về dự án này, hiện nay trước thông tin mới của Bộ GTVT, chúng tôi cho rằng sự
thật về con số giảm 2,9 tỷ USD cần phải được xem xét lại.
Thứ nhất, Bộ GT-VT điều chỉnh quy mô, phạm vi GPMB và
tái định cư giảm từ 5.000ha (toàn bộ diện tích quy hoạch) xuống còn 2.750ha
(chỉ tính phần đất cần thiết cho các hạng mục thiết yếu của cảng hàng không,
sân bay, không tính diện tích đất dành cho quốc phòng khoảng 1.050ha và không
tính diện tích dành cho các hạng mục phụ trợ, khu công nghiệp hàng không khoảng
1.200ha). Kinh phí này trong dự án ban đầu với 5000ha là 989,04 triệu USD, nay
điều chỉnh mới còn 2750ha, kinh phí mới là 454 triệu USD. Từ đó Bộ GTVT cho
rằng kinh phí cho dự án mới đã giảm được: 989,04 – 454 = 535,04 triệu USD.
Lập luận như vậy là chưa thuyết phục, bởi trên thực tế
dù có tách quỹ đất cho quốc phòng và cho các hạng mục phụ trợ, khu công nghiệp
hàng không thành đề án riêng, thì quỹ đất cho công trình Long Thành Bộ GTVT vẫn
giữ như cũ, vẫn phải GPMB 5.000ha. Nguồn tiền mà Bộ GTVT gọi là “giảm đầu tư
535,04 triệu USD” này chẳng qua chỉ là “gạt” tiền nhà nước từ chỗ này sang chỗ
khác mà thôi. Cuối cùng thì Tổng vốn đầu tư cho toàn bộ các công trình ở Sân
bay Long Thành có giảm được đồng nào đâu!
Tiến sĩ Nguyễn
Bách Phúc
Bộ GT-VT còn lý giải sẽ giảm thêm được 1.750 tỉ đồng
chi phí GPMB (từ 11.250 tỉ đồng xuống còn 9.540 tỉ đồng), bằng “sáng kiến” tiến
hành trả tiền GPMB một lần cho cả hai giai đoạn. Dự án trước dự toán chia việc
GPMB làm 2 giai đoạn, tổng cọng hết 11.250 tỉ đồng. Nay nhờ “sáng kiến” trả
luôn 1 lần ngay từ đầu, chỉ hết 9.540 tỉ đồng. Tại sao trả một lần lại giảm
giá? Bộ GTVT giả thích: do không phải tính thêm chi phí trượt giá và lạm phát ở
giai đoạn 2 như Dự án trước.
Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng trước lập luận này. Thực
ra không ai lại đưa ra giải pháp kinh tế kỳ lạ như thế. bởi giai đoạn I dự án
chỉ cần 1.165ha đất với kinh phí GPMB ước tính khoảng 4.042 tỉ đồng, tại sao
phải bỏ ra thêm 5.498 tỉ để lấy luôn 1.585ha của giai đoạn II, rồi bỏ không
suốt 5 năm (trường hợp giai đoạn 1 hoàn thành theo đúng tiến độ dự kiến là 5
năm)?
Thử hỏi, nguồn vốn 5.498 tỉ đồng nằm chết 5 năm này,
nếu đưa vào kinh doanh, trong 5 năm sẽ đưa lại bao nhiêu lợi nhuận cho ngân
sách, cho Đất nước?, chắc chắn là phải lớn hơn 1.750 tỉ đồng trượt giá và lạm
phát. Bộ GTVT tính toán như thế là tăng
chi phí chứ không phải giảm chi phí. Thực ra câu chuyện này, một bà nội trợ
bình thường, không biết gì về những bài toán kinh tế tối thiểu, cũng có thể lý
giải bằng một câu đơn giản dễ hiểu: “chẳng ai dại gì bỏ tiền ra mua một thứ mà
chưa dùng đến”.
Thứ hai, Bộ GTVT còn khẳng định, kinh phí giảm còn do
trong Dự án mới chỉ xây dựng một đường hạ-cất cánh trong giai đoạn I, còn đường
số hai sẽ xây dựng trong giai đoạn II. Thực tình không thể nào hiểu nổi lập
luận của Bộ GTVT, chuyển công việc và chi phí từ giai đoạn I sang giai đoạn II,
sao lại gọi là giảm chi phí công trình?
Nhân chuyện chỉ 1 đường băng của Long Thành, xin lưu ý
một chuyện như sau: Tổng giám đốc Tổng công ty quản lý bay VN Đinh Việt Thắng
khẳng định sân bay Long Thành dù chỉ còn một đường hạ-cất cánh trong giai đoạn
I vẫn có thể đảm bảo 254.000 lần hạ-cất cánh mỗi năm, công suất tối đa có thể
đạt 38 triệu lượt hành khách/năm. Phát biểu hùng hồn như thế, chắc ông Đinh
Việt Thắng quên mất rằng các ông đã khăng khăng khẳng định Tân Sơn Nhất không
thể quá 25 triệu lượt hành khách/năm, trong khi các ông biết rõ Tân Sơn Nhất
đang có 2 đường băng đạt tiêu chuẩn quốc tế, xấp xỉ đường băng của Long Thành!
Xin nhắc lại, chúng tôi đã nhiều lần phân tích, sân
bay Tân Sơn Nhất với hai đường băng hiện có, chỉ cần đầu tư chưa đầy 2 tỉ USD
là có thể đạt tối thiểu 56 triệu hành khách/năm, còn đầu tư 3 tỷ USD là có thể
đạt 75 triệu hành khách/năm, chứ không cần đến 5,2 tỉ USD để xây dựng sân bay
Long Thành giai đoạn I với một đường băng chỉ để đưa đón 38 triệu lượt
khách/năm.
Thứ ba, giảm vốn đầu tư nhờ không đưa vào dự án các
hạng mục triển khai theo phương án xã hội hóa... Với lập luận này của Bộ GTVT,
buộc phải hiểu rằng con số giảm đầu tư mà Bộ đưa ra, chẳng qua chỉ là giảm phần
tiền đàu tư của ngân sách nhà nước, chứ không phải là giảm tiền đầu tư của toàn
công trình. Lưu ý rằng, tiền đầu tư cho công trình, dù là tiền ngân sách nhà
nước hay tiền của tư nhân, thì đều nằm
trong nguồn lực của quốc gia, vấn đề cơ bản là nguồn lực quốc gia đầu tư vào
công trình nào, có thực sự hiệu quả, có thực sự mang lại lợi ích cho quốc gia
hay chỉ là lãng phí vô ích?. Đó mới là điều trọng yếu nhất cần phải suy nghĩ.
Bình luận 3: Câu hỏi cấp thiết nhất: “Nâng cấp Tân Sơn
Nhất hay xây mới Long Thành?”
Thời gian qua công luận rất sôi nổi về sân bay Long
Thành. Theo chúng tôi hiểu, công luận có thể chia thành 2 phái, một bên kiên
quyết xây mới Long Thành (đồng nghĩa sẽ “xẻ thịt” dần Tân Sơn Nhất}, một bên
kiên trì chứng minh Long Thành là chưa cần thiêt, và hoàn toàn có thể nâng cấp
Tân Sơn Nhất thỏa mãn nhu cầu vận tải hàng không của miền nam trong 50 năm tới.
Ngày 12 tháng 12 năm 2014 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã
gặp và bghe ý kiến của một số chuyên gia về Dự án này, tại Nhà khách của QH tại
Tp HCM. Cuộc họp do Ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy
ban kinh tế của Quốc hội chủ trì, có sự tham gia của nhiều cán bộ cao cấp của
Trung ương, trong đó có Thứ trưởng Bộ GTVT 13 chuyên gia ở miền Nam đã được mời
tham dự Hội nghị. Tất cả 13 chuyên gia này đều lên tiêng , đều không đồng tình
với xây dựng SB Long Thành, đều ủng hộ nâng cấp Tân Sơn Nhất. Riêng cá nhân tôi
đã trình Hội nghị Văn bản, phân tích 7 lý do chưa nên xây
dựng sân bay Long Thành, và 7 lý do nên nâng cấp TSN.
Chúng tôi vô cùng thất vọng khi hay tin Báo cáo trình
Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần thứ 2 về Dự án này sáng 26-2-2015, Bộ Giao thông
Vận tải vẫn kiên trì quan điểm cũ, không đếm xỉa đến ý kiến của công luận
No comments:
Post a Comment