Tuesday, November 25, 2014

Đại biểu Quốc hội đã “tự sửa mình”?

Báo Nguyễn Tấn Dũng, ngày 24/11/2014,  http://nguyentandung.org/dai-bieu-quoc-hoi-da-tu-sua-minh.html,   - Sau cuộc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn vào ngày 15/11. Dư luận cả nước bàn luận râm ran về sự bứt phá về số phiếu “tín nhiệm cao” của các thành viên Chính phủ. Có nhiều ý kiến cho rằng chính đợt “chấm điểm” năm trước là cú hích để Chính phủ nhìn lại và vươn lên trong kỳ bỏ phiếu năm nay. Nhưng thực tế có phải như vậy?

Các thành viên Chính phủ đã từng phải hứng chịu tới tấp búa rìu của dư luận, của các đại biểu Quốc hội, để rồi bị “đội sổ” phiếu tín nhiệm trong năm 2013. Lạ thay! vẫn từng ấy con người, vẫn những nỗ lực ấy, vẫn những đường lối, sách lược phát triển ấy thì nay chính những vị từng đặt bút “hạ điểm” họ lại tự cho điểm cao hơn. Phải chăng các Đại biểu Quốc hội đã tự “sửa mình”, nhận thức rõ hơn những nỗ lực của Chính phủ?
Nhìn lại tình hình kinh tế xã hội nước ta mấy năm trước phải nói là khó khăn ngổn ngang trăm bề. Những hệ lụy này khác nằm trong lĩnh vực Ngân Hàng, Giao thông Vận tải, Y tế… có nguồn gốc bởi lỗi hệ thống đã tích tụ qua nhiều năm, qua nhiều đời lãnh đạo và đến nhiệm kỳ Chính phủ (2011-2016) thì vấn đề bắt đầu phát tác.
Đại biểu Quốc hội đã “tự sửa mình”?
Đại biểu Quốc hội đã “tự sửa mình”?
Cả bộ máy Chính phủ lúc này như con tằm muốn trở thành bướm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi kén. Từ Thủ tướng cho đến các vị tư lệnh ngành phải làm việc quần quật, đối diện với thực tế, đưa ra hàng loạt các chủ trương chính sách phát triển mạnh mẽ. Thậm chí, phải nhận lấy những phản ứng tiêu cực khi những quyết định, chính sách ấy ảnh hướng đến lợi ích của các nhóm lợi ích và của một bộ phận người dân.
Những biện pháp quyết liệt, cứng rắn và chưa từng có tiền lệ đã được Thủ tướng và các cộng sự kiên trì thực hiện như: tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế; đấu thầu vàng miếng để cứu thị trường tài chính, tiền tệ đang rơi vào hỗn loạn do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và sự quản lý yếu kém từ nhiều năm trước để lại. Không ngại va chạm, quyết tâm “phải đánh thẳng, đánh mạnh, đánh quyết liệt không để tồn tại “vùng cấm”, đã làm tới nơi, xử tới chốn hàng nghìn sai phạm trong lĩnh vực kinh tế, thu hồi về cho ngân sách nhà nước 21.887 tỉ đồng và góp phần làm trong sạch hệ thống tài chính ngân hàng. Rồi thay vì ưu đãi các tập đoàn, các nhóm lợi ích, thì Chính phủ lại dành sự ủng hộ và quan tâm lớn đến cuộc sống của hàng chục triệu người dân ở nông thôn, miền núi và hải đảo.
Chính phủ đã kiên quyết thắt chặt giao dịch ngoại tệ và giảm lãi suất ngân hàng để kiềm chế lạm phát, bất chấp sự không hài lòng của giới tài chính và bất động sản. Thủ tướng và các cộng sự đã chấp nhận mất đi sự ủng hộ từ các nhóm này và những chủ nhân của các lá phiếu không tín nhiệm. Đơn cử như lực lượng Công an, dù biết đụng đến “vùng cấm” tức là chạm vào “ổ kiến lửa” sẽ đắc tội với nhóm lợi ích và ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến phiếu tín nhiệm, nhưng chỉ cần việc làm đó có lợi cho nước cho dân thì họ vẫn quyết truy tới cùng. Và thực tế, rất nhiều các đại gia ngân hàng, các lãnh đạo cao cấp liên quan đến tham nhũng đã bị bắt và nghiêm trị… đó chính là câu trả lời!
Từ Thủ tướng cho đến các tư lệnh ngành luôn làm việc quần quật, đưa ra loạt các chủ trương phát triển mạnh mẽ. Thậm chí, dù phải nhận lấy phản ứng tiêu cực khi quyết định ảnh hướng đến lợi ích của các nhóm lợi ích... thì họ vẫn kiên định.
Từ Thủ tướng cho đến các tư lệnh ngành luôn bàn thảo để đưa ra các chủ trương phát triển. Thậm chí, dù phải nhận lấy phản ứng tiêu cực khi quyết định ảnh hướng đến lợi ích của các nhóm lợi ích... thì họ vẫn kiên định.
Truyền thông, dư luận cả nước đã từng liên tiếp đưa ra các phê phán, chỉ trích bộ máy Chính phủ. Những thông tin tiêu cực đó phần nào đã tác động đến nhận thức của các Đại biểu Quốc hội và kết quả bỏ phiếu tín nhiệm năm 2013 thì như mọi người đã biết, đa số các thành viên Chính phủ có số phiếu “tín nhiệm cao” cực thấp.
Ai cũng biết đây là một kết quả không phản ánh đầy đủ khả năng thực sự của Thủ tướng và các cộng sự. Thậm chí ngay sau cuộc lấy phiếu tín nhiệm năm ngoái, dư luận đã chỉ ra rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm theo kiểu cào bằng và đầy cảm tính, không căn cứ vào thước đo chuẩn mực nào. Người có nhiều công lao và bị đụng chạm nhiều thì tín nhiệm thấp cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng “nhà khó mới biết lòng con thảo”, thay vì thất vọng với kết quả bỏ phiếu tín nhiệm thăm dò dư luận​​, Thủ tướng và các Bộ trưởng vẫn kiên định với con đường đã chọn. Chính Thủ tướng đã nhiều lần chia sẻ, ông không muốn buông các chính sách tài khóa cứng rắn đang áp dụng để hướng đến mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, phát triển nông nghiệp nông thôn.
Kiên định với con đường đã chọn, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang luôn nhấn mạnh“trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội”.
Hay như Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng bộc bạch với các cộng sự của ông rằng: “…Nếu mọi người thấy những cách thức chúng ta đã thống nhất, đã bàn là đúng để vực dậy ngành ta nói riêng và ổn định nền kinh tế vĩ mô thì hãy cùng tôi kiên quyết bảo vệ cái đúng đã bàn định và cứ thế mà làm – Rồi bà con sẽ hiểu chúng ta”.
Thực tế cho thấy, có những chính sách, quy định được ban hành, thoạt đầu đưa ra, bị phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Nhưng về lâu dài, khi chính sách có độ thấm, mới thấy được hiệu quả của nó. Ví dụ sinh động nhất là việc Ngân hàng Nhà nước quyết định tung ra hàng trăm tấn vàng để kìm hãm tình trạng nhảy múa của giá vàng. Ban đầu bị dư luận, báo chí phản ứng rất quyết liệt, nhưng nhìn vào sự ổn định của giá vàng hiện tại, bất cứ ai cũng thừa nhận quyết định đó là đúng. Nhưng kết quả mà ông Thống đốc Bình nhận được năm 2013 là “đội sổ” phiếu tín nhiệm.
Thủ tướng và các Bộ trưởng vẫn kiên định với con đường đã chọn
Thủ tướng và các Bộ trưởng vẫn kiên định với con đường đã chọn
Điều đáng nói là, phần lớn các vị trí mang tính biểu tượng, không mấy khi bị dư luận phê phán hay phản biện, lại đứng đầu với phiếu tín nhiệm cao chót vót. Đơn giản vì họ chẳng làm gì nên họ chẳng bao giờ sai! cả đời giữ vị trí quan chức cao nhưng lại chẳng làm được điều gì lớn lao cho đất nước…. Điều này cho thấy chất lượng và tầm nhìn của Đại biểu Quốc hội nước mình.
Năm nay, nếu cho rằng, vì kết quả đợt bỏ phiếu trước mà Chính phủ buộc phải thay đổi thì chưa hợp lý. Bởi lẽ, Chính phủ vẫn kiên định hướng đi, có chăng là do các Đại biểu Quốc hội đã thấy được hiệu quả của các nỗ lực của Chính phủ nên “tự sửa mình”, đánh giá, soát xét lại các vị trí một cách công tâm và khoa học hơn, chứ không vì những phản ứng tiêu cực từ truyền thông hay dư luận để đánh giá chất lượng quản lý điều hành một cách phiến diện như năm ngoái. Đây là điều minh chứng rõ ràng cho sự thay đổi, tự sửa mình của các Đại biểu Quốc hội khi hạ tay bỏ phiếu tín nhiệm! Và nhân nghĩa của lá phiếu chính là ở đây.
Thời gian từ nay cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 không còn nhiều. Song vẫn chưa muộn nếu các vị đại biểu chịu nhìn lại để “tự sửa mình”, để dân không còn hoài nghi về chất lượng của những lá phiếu trên tay đại biểu. Niềm tin của người dân gửi trọn nơi các đại biểu, vậy nên mong lắm thay, các vị sẽ hiểu rõ trách nhiệm lá phiếu của mình để thay dân “chọn mặt gửi vàng” những người vì nước, vì dân. Đó là trí tuệ của lá phiếu.
Riêng đối với những người mà cả đời giữ vị trí cao lại chẳng làm được điều gì lớn lao cho dân cho nước nhưng lại nhận được số phiếu tín nhiệm cao chót vót, mong đại biểu hãy đánh giá một cách thực chất và công bằng. Đó là dũng khí của lá phiếu.
Chỉ khi hội tụ đủ cả NHÂN – TRÍ – DŨNG thì lúc đó những lá phiếu mới thực sự đúng lá phiếu của lòng dân.

Bạch Dương

No comments:

Post a Comment