Lúc đấy, tôi cũng muốn nói một câu gì đó để an ủi ông nhưng cứ nghẹn lại. Bởi lẽ, tôi thấy cách bỏ phiếu này là xem ra rất chưa hợp lý. Có quốc gia nào lại đi bỏ phiểu tín nhiệm kiểu “hầm bà lằng”, trộn ráo cả hành pháp, tư pháp, lập pháp… lại, rồi bỏ phiếu kiểu cào bằng.
Phiếu tín nhiệm của ông thấp là điều mà những ai có mặt trong Hội trường hôm ấy và theo dõi qua báo, đài đều thấy.
Nhưng tôi còn nhìn thấy những gương mặt hả hê của một số “ông nghị”, mà tôi biết mười mươi là họ chẳng ưa gì ông.
Tôi cũng thầm lo lắng cho ông, rằng không hiểu ông có đứng vững được trước làn sóng chỉ trích bằng giọng điệu của đám con buôn hay không? Nhưng đâu phải chỉ có đám buôn vàng, buôn tiền chỉ trích ông, người ta còn nói ông chẳng ra gì ngay trên diễn đàn Quốc hội.
Nhưng kính thưa các “ông nghị” đã từng lên tiếng phản đối cách làm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình!
Đã bao giờ các ông nghĩ rằng những biện pháp quyết liệt, cứng rắn và có biện pháp chưa từng có tiền lệ là “đấu thầu vàng miếng” của ông Bình là nhằm để cứu thị trường tài chính, tiền tệ đang rơi vào hỗn loạn, mà hậu quả đó là từ nhiều năm trước để lại hay chưa?
Và tôi cũng đồ rằng, trong những chủ nhân của các lá phiếu không tín nhiệm ông Bình, có không ít người cay cú về những biện pháp mới của ông trong việc quản lý thị trường vàng, mà việc đó ảnh hưởng đến các vị hoặc sân sau của các vị.
Bây giờ thì mọi việc đã rõ.
Chưa bao giờ thị trường vàng lại yên bình như hiện nay. Những cảnh người dân phát rồ, phát dại đua nhau mua vàng tích trữ, buôn vàng theo kiểu lướt sóng đã chấm dứt.
Những cảnh giá vàng ngày thay đổi vài ba lần, và thậm chí cán bộ, công chức cũng bỏ việc lao đi xếp hàng mua vàng cũng hết sạch. Những con phố có "chợ vàng", "chợ đô la" ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mới năm trước còn nườm nượp kẻ mua người bán, nay đã vắng ngơ vắng ngắt và đem lại… một sự tĩnh lặng đáng yêu.
Bằng việc đấu thầu vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước đã mang về cho ngân sách quốc gia hơn 8.000 tỉ đồng. Đó thực sự là một con số có ý nghĩa trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn “vượt cạn”. Cũng chưa bao giờ đồng tiền Việt Nam lại có vị thế cao như hiện nay. 8.000 tỉ - con số này thật là lớn, nhưng nếu so với việc lành mạnh hóa nền kinh tế thì ý nghĩa đó còn lớn hơn rất nhiều.
Phiếu tín nhiệm của ông thấp là điều mà những ai có mặt trong Hội trường hôm ấy và theo dõi qua báo, đài đều thấy.
Nhưng tôi còn nhìn thấy những gương mặt hả hê của một số “ông nghị”, mà tôi biết mười mươi là họ chẳng ưa gì ông.
Tôi cũng thầm lo lắng cho ông, rằng không hiểu ông có đứng vững được trước làn sóng chỉ trích bằng giọng điệu của đám con buôn hay không? Nhưng đâu phải chỉ có đám buôn vàng, buôn tiền chỉ trích ông, người ta còn nói ông chẳng ra gì ngay trên diễn đàn Quốc hội.
Nhưng kính thưa các “ông nghị” đã từng lên tiếng phản đối cách làm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình!
Đã bao giờ các ông nghĩ rằng những biện pháp quyết liệt, cứng rắn và có biện pháp chưa từng có tiền lệ là “đấu thầu vàng miếng” của ông Bình là nhằm để cứu thị trường tài chính, tiền tệ đang rơi vào hỗn loạn, mà hậu quả đó là từ nhiều năm trước để lại hay chưa?
Và tôi cũng đồ rằng, trong những chủ nhân của các lá phiếu không tín nhiệm ông Bình, có không ít người cay cú về những biện pháp mới của ông trong việc quản lý thị trường vàng, mà việc đó ảnh hưởng đến các vị hoặc sân sau của các vị.
Bây giờ thì mọi việc đã rõ.
Chưa bao giờ thị trường vàng lại yên bình như hiện nay. Những cảnh người dân phát rồ, phát dại đua nhau mua vàng tích trữ, buôn vàng theo kiểu lướt sóng đã chấm dứt.
Những cảnh giá vàng ngày thay đổi vài ba lần, và thậm chí cán bộ, công chức cũng bỏ việc lao đi xếp hàng mua vàng cũng hết sạch. Những con phố có "chợ vàng", "chợ đô la" ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mới năm trước còn nườm nượp kẻ mua người bán, nay đã vắng ngơ vắng ngắt và đem lại… một sự tĩnh lặng đáng yêu.
Bằng việc đấu thầu vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước đã mang về cho ngân sách quốc gia hơn 8.000 tỉ đồng. Đó thực sự là một con số có ý nghĩa trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn “vượt cạn”. Cũng chưa bao giờ đồng tiền Việt Nam lại có vị thế cao như hiện nay. 8.000 tỉ - con số này thật là lớn, nhưng nếu so với việc lành mạnh hóa nền kinh tế thì ý nghĩa đó còn lớn hơn rất nhiều.
Tất nhiên, những biện pháp quyết liệt của ông cũng đã làm vơi đi túi tiền của những kẻ bao năm nay làm giàu bằng việc đầu cơ vàng. Rồi nữa, chỉ trong hơn hai năm ngồi “ghế nóng”, ông đã góp phần quan trọng vào việc giảm lạm phát, giảm lãi suất ngân hàng xuống còn một phần ba, dự trữ ngoại tệ tăng ba lần, củng cố thanh khoản ngân hàng, lập lại thị trường tiền tệ, nợ xấu đã được giải quyết một phần. Những việc làm của ông và tập thể lãnh đao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, tạo được những tiền đề quan trọng cho sự phát triển lành mạnh thì trường tiền tệ trong những năm tiếp theo.
Ông xứng đáng được gọi là vị Tướng có tài dẹp loạn trên thị trường vàng, tiền tệ.
Bây giờ người ta cũng đã bắt đầu hiểu ông, báo chí cũng đã có những bài ca ngợi việc làm của ông. Nhưng nhìn lại những tháng ngày nặng nề mà ông phải chịu đựng, tôi mới ngẫm ra một điều rằng, vào thời buổi này, muốn làm việc tốt, muốn đem hết tài năng, trí tuệ ra cống hiến cho dân, cho nước xem ra cũng khó lắm thay. Và bi kịch ở chỗ, những việc làm như của ông Bình, hoặc như của một số Bộ trưởng khác - những Bộ trưởng cứng rắn, quyết đoán, dám nghĩ dám làm và dám sẵn sàng từ chức - thì nhiều khi lại không được ủng hộ. Những lá phiếu không tín nhiệm ông Bình Thống đốc vừa rồi đã nói lên tất cả. Không ít “ông nghị, bà nghị” hay cao giọng nói về cái gọi là “lợi ích nhóm”, nhưng nếu như họ không dám ủng hộ cách làm của Thống đốc Bình, thì thủ phạm “lợi ích nhóm” chính là họ, chưa biết chừng?
Trong lúc không ít vị quan chức lo giữ cái ghế của mình bằng cách chịu khó đi lễ, luôn luôn “đi nhẹ, cười tươi, nói khẽ, bắt tay trước”, không dám ra tay làm cái gì gọi là “đổi mới”, rồi luôn luôn dùng những lời “có cánh” để ve vuốt người khác, thì mới thấy những người như Thống đốc Bình quá dũng cảm. Tôi biết có thời kỳ không ngày nào ông không nhận được hàng chục tin nhắn thóa mạ, mạt sát và chửi rủa. Có thời kỳ không ngày nào không có những bài báo réo rắt, dè bỉu, chê bai các biện pháp mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà chính ông là người khởi xướng, chỉ đạo. Không phải là người có thần kinh thép, không phải là người có kiến thức uyên thâm về ngân hàng, không phải là người có bản lĩnh thì chắc chắn không đủ tự tin để thực hiện những biện pháp đó.
Thành công của ông được những nhà tài chính, những tổ chức tiền tệ có tiếng tăm trên thế giới đánh giá cao, được những nhà kinh tế uyên thâm ở nước Việt “tâm phục, khẩu phục”… Càng ngẫm về những việc ông đã làm được trong năm 2013 thì cũng lại càng thấy thương ông.
Năm 2014, nghe nói rằng, ông lại quyết tâm làm lành mạnh hóa thêm một bước thị trường vàng, tiền tệ; quyết tâm đưa số lượng “vàng ống bơ” trong từng gia đình đi vào nền kinh tế, góp phần xây dựng đất nước… Và nếu với những “ngón võ” mà ông đã từng “ra đòn”, ắt sẽ còn nhiều kẻ buôn vàng phải "nốc ao", khuynh gia bại sản. Và chắc chắn, những kẻ đó sẽ còn tìm cách làm ông nhụt chí.
Ông đã dũng cảm, mong ông hãy dũng cảm hơn nữa.
Ông đã cứng rắn, thì mong ông hãy cứng rắn hơn nữa.
Theo Nhà văn Nguyễn Như PhongNăng lượng mới
No comments:
Post a Comment