Koh-i-Noor có nghĩa là "Núi của ánh sáng" trong tiếng Ba Tư. Viên kim cương này hiện chỉ còn nặng 105 carat (21,6g), nhẹ hơn nhiều so với trước đó, khi nó còn là viên kim cương lớn nhất thế giới được biết.
Koh-i-Noor được khai thác ở bang Andhra Pradesh ở Ấn Độ cùng với một viên khác giống nó, Darya-ye Noor (Ánh sáng biển).
Viên kim cương từng thuộc về nhiều triều đại, bao gồm Kakatiyas, Rajputs, Mughal, Afsharid, các đế chế Durrani, Sikh và Anh. Viên kim cương đã qua tay nhiều người khác nhau như là chiến lợi phẩm của các cuộc chiến.
Năm 1849, viên kim cương đã được chuyển từ quyền sở hữu từ Ấn Độ cho Anh theo Hiệp ước Lahore và nó đã được gắn vào vương miện của Nữ hoàng Anh. Viên kim cương này hiện đang được trưng bày ở tháp London.
Ban đầu, nó được gọi là Madnayak hoặc vua của Tam Bảo, nhưng sau đó được đổi tên thành Koh-i-Noor vào thế kỷ 18 bởi Ahmad Shah Abdali (được coi là người đầu tiên sáng lập ra đất nước Afghanistan hiện đại).
Lời nguyền dài hàng thế kỷ
Lời nguyền của viên kim cương Koh-i-Noor được ghi lại trong một văn bản tiếng Hindu đề cập tới sự xuất hiện lần đầu tiên của nó vào năm 1306.
Nội dung lời nguyền đối với viên kim cương Koh-i-Noor có viết: "Ai sở hữu viên kim cương này sẽ sở hữu cả thế giới, nhưng cũng sẽ nếm tất cả bất hạnh của nó. Chỉ có Thiên Chúa, hoặc một người phụ nữ, có thể sở hữu nó mà không bị trừng phạt".
Quả thực, lịch sử hay cuộc sống của những người từng sở hữu viên kim cương Koh-i-Noor luôn gắn với bạo lực, giết người, hành hình, tra tấn và phản bội.
Những xui xẻo do viên kim cương đem lại
Từ khi sở hữu Koh-i-Noor, nhà vua Humayun (thế kỷ 18) đã gặp không ít xui xẻo. Sau đó, Sher Shah Suri, người đánh bại Humayun, chết cháy vì pháo nổ. Con của Humayun là Akbar không bao giờ giữ viên kim cương này bên mình.
Người kế vị Shah Jahan đã lấy viên kim cương từ kho báu của hoàng gia, nhưng nhanh chóng bị chính con trai mình lật đổ.
Sau đó, một gã thợ kim hoàn ngớ ngẩn người Venetian cắt nhỏ Koh-i-Noor từ 800 carat xuống còn 186 carat. Viên kim cương cuối cùng về với Nữ hoàng Victoria năm 1849 sau khi có Hiệp ước về việc sáp nhập Punjab vào Anh.
Hồi đó, viên kim cương Koh-i-Noor được giữ trong một két sắt để đưa từ Ấn Độ sang Anh, nhưng chuyến đi không suôn sẻ. Bệnh dịch tả bùng phát trên tàu khiến người dân địa phương đe dọa sẽ đốt cháy tàu nếu nó không rời cảng.
Một cơn bão quần chiếc tàu tơi tả suốt 12 tiếng. Còn viên kim cương bị bỏ quên trong túi một chiếc áo khoác suốt 6 tháng nhưng may mắn không bị mất, vì người phục vụ tưởng nó được làm bằng thủy tinh.
Cuối cùng khi đến tay Hoàng gia Anh, họ cũng không mặn mà với viên kim cương.
Hoàng gia Anh hiểu được lời nguyền của Koh-i-Noor, nên từ triều đại của Nữ hoàng Victoria, viên kim cương này luôn được trao cho vợ của người thừa kế ngai vàng Anh. Bởi theo lời nguyền, tất cả những người đàn ông sở hữu viên kim cương đều có thể bị mất ngôi hoặc chịu khổ đau, bất hạnh.
Theo Sputnik
No comments:
Post a Comment