Wednesday, August 10, 2016

Hội thảo "về thịt gia cầm chất lượng cao thuộc hệ chất lượng QAFP xuất xứ từ liên minh Chhâu Âu"

Ngày 09/08/2016,        Hội đồng Gia cầm Quốc gia - Ban kinh tế chương trình "Gia cầm Châu Âu -  chất lượng là sức mạnh", tổ chức hội thảo "về thịt gia cầm chất lượng cao thuộc hệ chất lượng QAFP xuất xứ từ liên minh Chhâu Âu" diễn ra lúc 16h00 tại Khách sạn Caravelle Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, Đại diện Hội Tư vấn HASCON và Viện EEI, TS Nguyễn Bách Phúc và những thành viên tham dự.



Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 10/08/2016,          http://www.thesaigontimes.vn/149854/Ba-Lan-muon-day-manh-xuat-khau-thit-gia-cam-vao-Viet-Nam.html,          Ba Lan muốn đẩy mạnh xuất khẩu thịt gia cầm vào Việt Nam.


Thịt gà bán tại một cửa hàng thực phẩm tại TPHCM. Ảnh: TL
Tiêu thụ thịt gia cầm của người Việt Nam liên tục tăng trong hơn 10 năm qua và tiếp tục tăng trong những năm tới, và vì thế, đây là cơ hội để Ba Lan có thể tăng giá trị xuất khẩu thịt gia cầm vào Việt Nam.
Đó là phát biểu của phái đoàn Ba Lan tại buổi giới thiệu thịt gia cầm chất lượng cao sản xuất theo quy trình đảm bảo chất lượng xuất xứ từ Liên minh châu Âu do Hội đồng gia cầm quốc gia Ba Lan tổ chức tại TPHCM chiều tối ngày 9-8.
Theo số liệu từ Ủy ban châu Âu, những năm gần đây, xuất khẩu thịt gia cầm từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam liên tục gia tăng. Cụ thể, trong hai năm 2013 và 2014, giá trị xuất khẩu thịt gia cầm từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam tăng hơn 113%, năm 2015 là tăng hơn 48% so với năm 2014.
Theo Tham tán Kinh tế của Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội, năm 2015, trong số hơn 224 triệu đô la Mỹ giá trị hàng hóa xuất khẩu từ Ba Lan vào Việt Nam, các sản phẩm nông nghiệp chiếm 49,5% giá trị, tiếp đến là hóa chất với 17,5%, máy móc là 12,5%… Và trong 4 tháng đầu năm nay, số liệu mới nhất được phía Đại sứ quán Ba Lan đưa ra cho thấy, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ba Lan trong khối ASEAN.
Ba Lan quan tâm đến thị trường Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm của người dân Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua, từ 4,26kg/người/năm vào năm 2002 lên 7,6 kg/người/năm trong năm 2012, tức là tiêu thụ bình quân đầu người đã tăng 79% chỉ sau một thập kỷ và tiếp tục tăng trong những năm tới. Vì thế, thịt gia cầm của Ba Lan sẽ có cơ hội để xâm nhập thị trường đông dân thứ 3 của ASEAN với dân số hơn 91 triệu.
Theo Cục Chăn nuôi, trung bình mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 100.000-120.000 tấn thịt gia cầm, trong đó, 90% là thịt gà để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa khi chăn nuôi trong nước chưa đáp ứng đủ. Nguồn nhập khẩu thịt gia cầm chính là Mỹ, Hàn Quốc…
Trong 2 năm qua, ngoài thịt gia cầm, phía Ban Lan cũng có những phái đoàn làm việc với Việt Nam để mở rộng thị trường cho sản phẩm thịt heo, thịt bò và mới nhất là sản phẩm táo. Hiện tại Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thanh tra, kiểm tra các trang trại, cơ sở đóng gói, doanh nghiệp xuất khẩu táo tại Ban Lan để mở đường cho táo của quốc gia này xuất sang Việt Nam.

Ngọc Hùng

No comments:

Post a Comment