Quan hệ giữa chính sách quản lý nợ công với chính sách tài khóa và đầu tư công còn mẫu thuẫn, chồng chéo và chưa chặt chẽ, phát sinh vướng mắc trong tổ chức thực hiện - Ảnh minh họa: NLĐ.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên, mà nỗi lo này được đặt lên hàng đầu trong số 9 khó khăn, thách thức của nền kinh tế.
Những con số được người đứng đầu Chính phủ nhắc đến thực ra không mới: đến cuối năm 2015, nợ công bằng 62,2% GDP, nợ Chính phủ 50,3% (vượt trần quy định là 50%), nợ nước ngoài của quốc gia 43,1%.
Nhưng, Thủ tướng nhấn mạnh: trường hợp tăng trưởng năm 2016 không đạt mục tiêu đề ra thì các tỷ lệ này sẽ còn cao hơn.
Mà cả trước, trong và sau kỳ họp lần thứ nhất của Quốc hội khoá 14, dự báo GDP năm 2016 không thể về đích đã lấn át dự báo ở chiều ngược lại.
Trước Quốc hội, Thủ tướng cũng cho biết, nghĩa vụ chi trả nợ lãi trực tiếp năm 2015 bằng khoảng 8,4% tổng thu ngân sách (nếu tính cả trả nợ gốc thì bằng trên 26%). Chi trả nợ giai đoạn 2011 - 2015 gấp 1,86 lần giai đoạn 2006 - 2010.
Và ông cũng cho biết, dự báo chi trả nợ sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong các năm 2016, 2017 và 2018.
Ngay sau báo cáo của Thủ tướng, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc - người đã có ba nhiệm kỳ liên tục làm đại biểu Quốc hội - nhận xét rằng lần đầu tiên Chính phủ đã thẳng thắn khi đề cập về nợ công.
Vì xưa nay, thông tin từ Chính phủ có thể khiến nhiều người nghe vẫn nghĩ, có vẻ như việc xử lý nợ công đang nằm trong một lộ trình suôn sẻ.
Mặc dù, những con số và nhận định được coi là thẳng thắn đó, cũng chưa hoàn toàn phản ánh hết những vấn đề về nợ công.
Vấn đề cốt lõi hơn, cơ bản hơn, đang nằm ở khung pháp lý.
Chuyển túi này sang túi kia
Tại kỳ họp thứ nhất vừa qua, Quốc hội khoá 14 đã quyết định sẽ xem xét sửa Luật Quản lý nợ công vào kỳ họp thứ ba (giữa năm 2017), dù luật này mới chỉ qua gần 6 năm thực hiện.
Theo bản thuyết minh về sự cần thiết phải sửa đổi luật này thì hiện tại phạm vi nợ công còn chồng chéo, chưa phản ánh đúng bản chất từng khoản nợ và còn khác biệt so với với thông lệ quốc tế.
Cụ thể, phạm vi nợ Chính phủ còn bao gồm các khoản nợ có tính chất ngân sách như tạm ứng từ quỹ tồn ngân kho bạc Nhà nước và cả các khoản nợ lẫn nhau giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách Nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) và thực chất là chuyển từ túi này sang túi kia của ngân sách Nhà nước.
Đồng thời, chưa quy định việc phân loại cụ thể các khoản nợ phải trả phát sinh trong điều hành ngân sách Nhà nước (như nợ hoàn thuế VAT, nợ đọng xây dựng cơ bản, cấp bù chênh lệch lãi suất...) và xét về bản chất đây không phải là các khoản nợ phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật, trừ khi Chính phủ phải trực tiếp đi vay để hoàn trả các khoản tạm ứng này.
Ngoài ra, Luật Quản lý nợ công hiện hành không quy định cụ thể về mục tiêu quản lý nợ công để làm thước đo đánh giá hiệu quả công tác này. Thay vào đó, luật tập trung vào một số chỉ tiêu an toàn nợ công, trong khi quy mô và giới hạn nợ về bản chất lại là các chỉ tiêu tài khóa chứ không phải nghiệp vụ quản lý nợ, bản thuyết minh nêu rõ.
Nhiều bất cập khác cũng được chỉ rõ, như chế tài quy định trong quản lý nợ công chưa thể hiện đầy đủ, rõ ràng và tách bạch các nghiệp vụ quản lý nợ chủ động theo chuẩn mực quốc tế.
Hay, quy định về quản lý nợ công được đề cập ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bỏ sót chế tài, gây khó khăn cho việc áp dụng và thi hành.
Quan hệ giữa chính sách quản lý nợ công với chính sách tài khóa và đầu tư công còn mẫu thuẫn, chồng chéo và chưa chặt chẽ, phát sinh vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
Đáng chú ý là, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước liên quan đến quản lý nợ công chưa được phân định cụ thể, phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này dẫn đến vướng mắc tổ chức thực hiện và không phân định trách nhiệm giữa các cơ quan.
Đa dạng hóa trần nợ công
Bên cạnh sự cần thiết phải sửa đổi, nội dung chính dự kiến bổ sung sửa đổi Luật Quản lý nợ công cũng đã được phác thảo.
Theo đó, sẽ điều chỉnh phạm vi nợ công theo hướng gồm các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ; nợ chính của chính quyền địa phương; nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách Nhà nước.
Phạm vi nợ công không tính các khoản nợ lẫn nhau giữa các cơ quan, tổ chức thuộc khu vực công, giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước; nợ tự vay tự trả của các doanh nghiệp Nhà nước tài chính và phi tài chính; nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
Lần sửa đổi này cũng sẽ đa dạng hóa các loại trần nợ phù hợp với phạm vi, bản chất từng cấu phần nợ công như nợ trực tiếp của chính phủ, vay về cho vay lại, bảo lãnh chính phủ, nợ chính quyền địa phương để bổ sung vào các chế tài quy định trong luật mới.
Trong hoàn thiện công cụ quản lý nợ công chủ động sẽ điều chỉnh các quy định về khoản vay mới không vượt quá giá trị khoản nợ được cơ cấu lại, không vay ngoại tệ để cơ cấu lại khoản vay bằng đồng Việt Nam để đảm bảo tính chủ động, linh hoạt trong quản lý nợ công để đạt được mục tiêu hiệu quả dài hạn, đặc biệt để xử lý rủi ro tái cấp vốn.
Dự kiến tiếp theo là sẽ bổ sung một số điều luật có liên quan đến quản lý và xử lý rủi ro về nợ công, gồm: các loại rủi ro (thị trường, thanh khoản, tái cấp vốn, tín dụng ...), công cụ xử lý rủi ro (sản phẩm phái sinh, tái cơ cấu nợ) và trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý rủi ro đối với nợ công, phù hợp với quản lý nợ chuyên nghiệp trên thế giới.
Hướng sửa đổi còn là tách bạch quản lý nợ công với chính sách tài khóa, đầu tư công.
Rõ ràng trách nhiệm
Phân định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan cũng là định hướng lớn trong lần sửa đổi này.
Bản thuyết minh cho biết sẽ hoàn thiện quy định rõ ràng, tách bạch về trách nhiệm giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và cơ quan quản lý nợ công theo hướng bổ sung nhiệm vụ.
Cụ thể, Quốc hội quyết định mục tiêu quản lý nợ, các loại trần nợ, tổng mức vay của ngân sách Nhà nước và quyết định điều chỉnh chỉ tiêu giới hạn nợ trong trường hợp cần thiết.
Luât sửa đổi cũng sẽ điều chỉnh lại quy định về nhiệm vụ, quyền hạn Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ hiện hành đảm báo thống nhất với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ mới ban hành.
Việc sửa đổi, bổ sung còn nhằm quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về nợ công của các bộ, ngành và địa phương để khắc phục tình trạng phân tán, giải quyết triệt để các vướng mắc trong nghiệp vụ quản lý nợ công, tăng cường chia sẻ thông tin đầy đủ và kịp thời, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước.
Để phù hợp với thông lệ quốc tế, khuôn khổ pháp lý cần hỗ trợ để thành lập bộ phận quản lý nợ theo mô hình văn phòng quản lý nợ chuyên nghiệp trên thế giới (DMO) nhằm mục tiêu hướng tới tập trung toàn bộ các chức năng nợ công vào một bộ phận duy nhất, giảm sự phân tán và tăng cường sự phối hợp trong quản lý nợ, theo bản thuyết minh.
Những con số được người đứng đầu Chính phủ nhắc đến thực ra không mới: đến cuối năm 2015, nợ công bằng 62,2% GDP, nợ Chính phủ 50,3% (vượt trần quy định là 50%), nợ nước ngoài của quốc gia 43,1%.
Nhưng, Thủ tướng nhấn mạnh: trường hợp tăng trưởng năm 2016 không đạt mục tiêu đề ra thì các tỷ lệ này sẽ còn cao hơn.
Mà cả trước, trong và sau kỳ họp lần thứ nhất của Quốc hội khoá 14, dự báo GDP năm 2016 không thể về đích đã lấn át dự báo ở chiều ngược lại.
Trước Quốc hội, Thủ tướng cũng cho biết, nghĩa vụ chi trả nợ lãi trực tiếp năm 2015 bằng khoảng 8,4% tổng thu ngân sách (nếu tính cả trả nợ gốc thì bằng trên 26%). Chi trả nợ giai đoạn 2011 - 2015 gấp 1,86 lần giai đoạn 2006 - 2010.
Và ông cũng cho biết, dự báo chi trả nợ sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong các năm 2016, 2017 và 2018.
Ngay sau báo cáo của Thủ tướng, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc - người đã có ba nhiệm kỳ liên tục làm đại biểu Quốc hội - nhận xét rằng lần đầu tiên Chính phủ đã thẳng thắn khi đề cập về nợ công.
Vì xưa nay, thông tin từ Chính phủ có thể khiến nhiều người nghe vẫn nghĩ, có vẻ như việc xử lý nợ công đang nằm trong một lộ trình suôn sẻ.
Mặc dù, những con số và nhận định được coi là thẳng thắn đó, cũng chưa hoàn toàn phản ánh hết những vấn đề về nợ công.
Vấn đề cốt lõi hơn, cơ bản hơn, đang nằm ở khung pháp lý.
Chuyển túi này sang túi kia
Tại kỳ họp thứ nhất vừa qua, Quốc hội khoá 14 đã quyết định sẽ xem xét sửa Luật Quản lý nợ công vào kỳ họp thứ ba (giữa năm 2017), dù luật này mới chỉ qua gần 6 năm thực hiện.
Theo bản thuyết minh về sự cần thiết phải sửa đổi luật này thì hiện tại phạm vi nợ công còn chồng chéo, chưa phản ánh đúng bản chất từng khoản nợ và còn khác biệt so với với thông lệ quốc tế.
Cụ thể, phạm vi nợ Chính phủ còn bao gồm các khoản nợ có tính chất ngân sách như tạm ứng từ quỹ tồn ngân kho bạc Nhà nước và cả các khoản nợ lẫn nhau giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách Nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) và thực chất là chuyển từ túi này sang túi kia của ngân sách Nhà nước.
Đồng thời, chưa quy định việc phân loại cụ thể các khoản nợ phải trả phát sinh trong điều hành ngân sách Nhà nước (như nợ hoàn thuế VAT, nợ đọng xây dựng cơ bản, cấp bù chênh lệch lãi suất...) và xét về bản chất đây không phải là các khoản nợ phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật, trừ khi Chính phủ phải trực tiếp đi vay để hoàn trả các khoản tạm ứng này.
Ngoài ra, Luật Quản lý nợ công hiện hành không quy định cụ thể về mục tiêu quản lý nợ công để làm thước đo đánh giá hiệu quả công tác này. Thay vào đó, luật tập trung vào một số chỉ tiêu an toàn nợ công, trong khi quy mô và giới hạn nợ về bản chất lại là các chỉ tiêu tài khóa chứ không phải nghiệp vụ quản lý nợ, bản thuyết minh nêu rõ.
Nhiều bất cập khác cũng được chỉ rõ, như chế tài quy định trong quản lý nợ công chưa thể hiện đầy đủ, rõ ràng và tách bạch các nghiệp vụ quản lý nợ chủ động theo chuẩn mực quốc tế.
Hay, quy định về quản lý nợ công được đề cập ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bỏ sót chế tài, gây khó khăn cho việc áp dụng và thi hành.
Quan hệ giữa chính sách quản lý nợ công với chính sách tài khóa và đầu tư công còn mẫu thuẫn, chồng chéo và chưa chặt chẽ, phát sinh vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
Đáng chú ý là, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước liên quan đến quản lý nợ công chưa được phân định cụ thể, phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này dẫn đến vướng mắc tổ chức thực hiện và không phân định trách nhiệm giữa các cơ quan.
Đa dạng hóa trần nợ công
Bên cạnh sự cần thiết phải sửa đổi, nội dung chính dự kiến bổ sung sửa đổi Luật Quản lý nợ công cũng đã được phác thảo.
Theo đó, sẽ điều chỉnh phạm vi nợ công theo hướng gồm các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ; nợ chính của chính quyền địa phương; nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách Nhà nước.
Phạm vi nợ công không tính các khoản nợ lẫn nhau giữa các cơ quan, tổ chức thuộc khu vực công, giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước; nợ tự vay tự trả của các doanh nghiệp Nhà nước tài chính và phi tài chính; nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
Lần sửa đổi này cũng sẽ đa dạng hóa các loại trần nợ phù hợp với phạm vi, bản chất từng cấu phần nợ công như nợ trực tiếp của chính phủ, vay về cho vay lại, bảo lãnh chính phủ, nợ chính quyền địa phương để bổ sung vào các chế tài quy định trong luật mới.
Trong hoàn thiện công cụ quản lý nợ công chủ động sẽ điều chỉnh các quy định về khoản vay mới không vượt quá giá trị khoản nợ được cơ cấu lại, không vay ngoại tệ để cơ cấu lại khoản vay bằng đồng Việt Nam để đảm bảo tính chủ động, linh hoạt trong quản lý nợ công để đạt được mục tiêu hiệu quả dài hạn, đặc biệt để xử lý rủi ro tái cấp vốn.
Dự kiến tiếp theo là sẽ bổ sung một số điều luật có liên quan đến quản lý và xử lý rủi ro về nợ công, gồm: các loại rủi ro (thị trường, thanh khoản, tái cấp vốn, tín dụng ...), công cụ xử lý rủi ro (sản phẩm phái sinh, tái cơ cấu nợ) và trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý rủi ro đối với nợ công, phù hợp với quản lý nợ chuyên nghiệp trên thế giới.
Hướng sửa đổi còn là tách bạch quản lý nợ công với chính sách tài khóa, đầu tư công.
Rõ ràng trách nhiệm
Phân định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan cũng là định hướng lớn trong lần sửa đổi này.
Bản thuyết minh cho biết sẽ hoàn thiện quy định rõ ràng, tách bạch về trách nhiệm giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và cơ quan quản lý nợ công theo hướng bổ sung nhiệm vụ.
Cụ thể, Quốc hội quyết định mục tiêu quản lý nợ, các loại trần nợ, tổng mức vay của ngân sách Nhà nước và quyết định điều chỉnh chỉ tiêu giới hạn nợ trong trường hợp cần thiết.
Luât sửa đổi cũng sẽ điều chỉnh lại quy định về nhiệm vụ, quyền hạn Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ hiện hành đảm báo thống nhất với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ mới ban hành.
Việc sửa đổi, bổ sung còn nhằm quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về nợ công của các bộ, ngành và địa phương để khắc phục tình trạng phân tán, giải quyết triệt để các vướng mắc trong nghiệp vụ quản lý nợ công, tăng cường chia sẻ thông tin đầy đủ và kịp thời, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước.
Để phù hợp với thông lệ quốc tế, khuôn khổ pháp lý cần hỗ trợ để thành lập bộ phận quản lý nợ theo mô hình văn phòng quản lý nợ chuyên nghiệp trên thế giới (DMO) nhằm mục tiêu hướng tới tập trung toàn bộ các chức năng nợ công vào một bộ phận duy nhất, giảm sự phân tán và tăng cường sự phối hợp trong quản lý nợ, theo bản thuyết minh.
Nguyên Vũ
No comments:
Post a Comment