Wednesday, September 24, 2014

Đề xuất nhiệm vụ KHCN cấp thiết

Nghiên cứu các cơ sở Khoa học của việc khai thác bền vững cửa Trần Đề phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Sóc Trăng và các vùng lân cận. Cơ quan Chủ trì Đề tài: Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ & Quản lý Tp. Hồ Chí Minh HASCON.


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
HỘI TƯ VẤN KHCN & QL HASCON Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Đề xuất Nhiệm vụ khoa học Công Nghệ
cấp thiết mới phát sinh:

Nghiên cứu các cơ sở Khoa học của việc khai thác bền vững cửa Trần Đề phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Sóc Trăng và các vùng lân cận

Cơ quan Chủ trì Đề tài:
Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ & Quản lý
Tp. Hồ Chí Minh HASCON

Chủ nhiệm Đề tài: TS Nguyễn Hữu Nhân
Cơ quan phối hợp thực hiện Đề tài:
-         Viện Kỹ thuật Biển, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
-         Chi hội Khoa học Kỹ thuật Biển Tp. HCM
-         Viện Kỹ thuật Tài nguyên Nước và Môi trường
-         Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường
-         Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM
-         Viện Điện - Điện tử - Tin học EEI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng 03 năm 2009

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
HỘI TƯ VẤN KHCN & QL HASCON Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Số: 09/001/ĐXNV-KHCN
Tp Hồ Chí Minh, ngày 20  tháng 04 năm 2009
Kính gửi:
-  Bộ Khoa học và Công nghệ
-  Ủy ban Nhân dân Tỉnh Sóc Trăng
Căn cứ Quyết định số 09/2008/QĐ-BKHCN ngày 1 tháng 8 năm 2008 của Bộ Khoa học Công nghệ"Quy định về việc quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thiết mới phát sinh ở địa phương", trong đó quy định: UBND các tỉnh có quyền phối hợp với các Tổ chức Khoa học Công nghệ, đề xuất với Bộ Khoa học Công nghệ những nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thiết mới phát sinh ở địa phương, Bộ Khoa học Công nghệ sẽ xem xét phê duyệt nhiệm vụ cấp thiết đó và cấp kinh phí như một Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Nhà nước.
Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ & Quản lý Tp. Hồ Chí Minh HASCON kính gửi Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng Văn bản đề xuất Nhiệm vụ khoa học Công nghệ cấp thiết mới phát sinh: Nghiên cứu các cơ sở Khoa học của việc khai thác bền vững cửa Trần Đề phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Sóc Trăng và các vùng lân cận (đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận và kiến nghị tại Biên bản số 16/BB-SKHCN, ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng).
Kính đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng xem xét.
Kính chào trân trọng!
Hội Tư vấn KHCN & QL Tp. HCM HASCON
Chủ tịch
TS Nguyễn Bách Phúc
NỘI DUNG ĐỀ XUẤT
  1. 1. Cơ quan Chủ trì Đề tài:
Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ & Quản lý Tp. Hồ Chí Minh (HASCON)
2. Chủ nhiệm Đề tài:             TS Nguyễn Hữu Nhân
3. Cơ quan phối hợp thực hiện Đề tài:
-         Viện Kỹ thuật Biển, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
-         Chi hội Khoa học Kỹ thuật Biển Tp. HCM
-         Viện Kỹ thuật Tài nguyên Nước và Môi trường
-         Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường
-         Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM
-         Viện Điện - Điện tử - Tin học EEI
4. Thành viên Ban chủ nhiệm Đề tài:
Stt
Bậc
Họ
Tên
Tel CQ
Chức vụ
Đơn vị
1
GS.TSKH
Nguyễn Ân
Niên
39136491
0903818427
Viện
trưởng
Viện kỹ thuật Tài nguyên nước
& Môi trường
2
GS.TS
Nguyễn Sinh
Huy

0909106656
Ng. Hiệu Trưởng
Đại học Thủy lợi Tp.HCM
3
PGS.TS
HoàngVăn
Huân

39231088

0913921726
Viện Trưởng
Viện Kỹ thuật Biển,
Viện Khoa học
Thủy lợi VN
4
PGS.TS
Lương Văn
Thanh
39245043

0913925695
Phó Viện
trưởng
Viện Kỹ thuật Biển,
Viện Khoa học
Thủy lợi VN
5
PGS.TS
Nguyễn Thế
Biên
62701965

0989101142
Trưởng
phòng
Viện Kỹ thuật Biển,
Viện Khoa học
Thủy lợi VN
6
PGS.TS
Hoàng Xuân
Nhuận


0988455058
Giám đốc
Viện NCCN &PT SENA
7
TSKH
Phan Văn
Hoặc
38933005
0908337971
Viện
trưởng
Viện Khí Tượng Thủy Văn &
Môi Trường
8
TS
Nguyễn Hữu
Nhân
39245044
0989508722
Phó Viện
trưởng
Viện Kỹ thuật Biển,
Viện Khoa học
Thủy lợi VN
9
TS
Bùi Việt
Hưng

0907951229
Trưởng
phòng
TT Điều hành chương trình chống ngập nước Tp. HCM
10
TS
Trần Đình
Lương


0984408750
Ng. TP NCKH
Trường Đại học Thủy lợi Tp. HCM
11
TS
Nguyễn Kỳ
Phùng

0908275939
Viện phó
Viện Khí tượng Thủy văn Môi trường
12
TS
Huỳnh Công
Hoài

0989040855
Chủ
nhiệm
Bộ môn Cơ lưu chất, Khoa Xây dựng, Trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM
5. Tính cấp thiết của nhiệm vụ:
Sông Hậu tải gần 1/2 lượng nước (kèm theo dòng bùn cát và vật chất) của sông Mekong ra biển Đông và tiếp nhận tác động của Biển Đông (dao động triều, mặn, bùn cát, dòng hải lưu, sóng biển, các dòng vật chất, nước biển dâng…) lên ĐBSCL qua cửa Trần Đề và cửa Định An. Các đề tài và dự án đã và đang thực hiện tập trung nghiên cứu cửa Định An (phục vụ ngành GTVT là chính) và biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng như:
-         Đề tài cấp Nhà nước 34A-06-01: Nghiên cứu về chống sa bồi trên cửa Định An.
-         Dự án của Ủy Hội sông Mekong Quốc tế: Nghiên cứu các tuyến luồng qua cửa Định An đến Campuchia phục vụ tuyến vận tải thủy đến cảng Phnom Penh thay thế tuyến đi qua sông Tiền.
-         Dự án của Ủy Hội Sông Mekong Quốc tế: Nghiên cứu khả thi dự án cải tạo luồng tàu vào cửa sông Hậu, thực hiện năm 1997-1998, do Chính phủ Bỉ tài trợ.
-         Dự án cải tạo Bassac - Báo cáo nghiên cứu khả thi năm 2003 - 2004, do SNC-Lavalin thực hiện bằng tài trợ Chính phủ Canada.
-         Dự án cải tạo sông Hậu - Báo cáo nghiên cứu khả thi, thực hiện bằng nguồn vốn còn lại của dự án đường thủy phía Nam.
-         Nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và khoáng sản vùng ven bờ (0-30m nước) phục vụ phát triển bền vững đới duyên hải tỉnh Sóc Trăng tỷ lệ 1/200.000 do Liên đoàn Địa chất biển thực hiện.
-         Các nghiên cứu của Hoa Kỳ về xây dựng cảng nước sâu nằm ở Mỹ Thanh cách đất liền 10Km.
-         Đề án "Khảo sát, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng" do Trung tâm Địa chất khoáng sản Biển đang thực hiện.
-         Dự án “Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven Biển tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020”.
-         Dự án “Quy hoạch quản lý bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng biển ven biển tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020”.
-         Dự án “Quy hoạch thăm dò khai thác sử dụng tài nguyên các vùng sông Hậu”.
Cửa Trần Đề là cửa sông lớn (cùng bậc cửa Định An), có giá trị lớn, mang tính nền tảng của tỉnh Sóc Trăng và các địa phương lân cận, nhưng hầu như thường nằm bên rìa các đề tài và dự án nêu trên, chưa được điều tra, khảo sát và nghiên cứu bài bản, định lượng, hệ thống và đồng bộ. Khoảng trống đó đang ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và ra quyết định các phương án quy hoạch khai thác hiệu quả và ổn định cửa Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng và các địa phương lân cận.
Liên quan đến cửa Trần Đề, các vấn đề nổi cộm và cấp thiết nhất bao gồm:
Hiện nay, số liệu và thông tin về các quá trình: thủy - hải văn, sóng, dòng chảy, ngập lụt, mực nước cực trị, vận chuyển bùn cát vật chất, bồi xói, môi trường… cửa Trần Đề nghèo về lượng, rời rạc, không đồng bộ, chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của tỉnh. Cần phải thực hiện các đo đạc khảo sát, tính toán và nghiên cứu bằng các công cụ hiện đại để có được các cơ sở dữ liệu và cơ sở khoa học tin cậy, đầy đủ đáp ứng được nhu cầu cấp thiết để cần lập phương án khai thác hiệu quả, bền vững và hợp lý cửa Trần Đề nhằm đáp ứng nhu cầu  cấp thiết xây dựng các phương án khai thác hiệu quả, bền vững, hợp lý và bảo vệ môi trường cửa Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng và vùng phụ cận. Ngoài ra, cần kết hợp điều ra, khảo sát nghiên cứu cửa sông Mỹ Thanh và diễn biến bồi xói bờ cù lao Dung đồng thời với việc nghiên cứu cả Trần Đề.
Cửa Trần Đề là lối ra biển chính của tỉnh Sóc Trăng. Chủ trương xây dựng cảng nước sâu của tỉnh đã được Trung ương đồng thuận (theo phát biển của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết vào cuối tháng 2 năm 2009 tại Sóc Trăng), và như thế, cửa Trần Đề sẽ phải được cải tạo, chỉnh trị làm luồng tàu vào/ra cảng. Tích hợp các cở sở khoa học, dự báo sơ bộ hiệu quả và hậu quả của việc nạo vét chỉnh trị cửa sông Trần Đề làm luồng chạy tàu và xây cảng là bước nghiên cứu rất cần thiết, làm nền cho bước nghiên cứu đầu tư và thiết kế công trình.
Hiên nay, tỉnh Sóc Trăng đang thăm dò, nghiên cứu khả năng khai thác cát bồi lấp cửa Trần Đề để sàn nền, bán và nuôi luồng tàu ra/vào sông Hậu qua cửa Trần Đề (theo nghĩa: lấy cát lập luồng và có kinh phí để duy tu luồng). Các hoạt động đó ảnh hưởng như thế nào đến thoát lũ, ngập lụt, xâm nhập mặn, bồi xói, môi trường, đến chiến lược khai thác hiệu quả và bền vững cửa Trần Đề là những câu hỏi lớn, cần phải có câu trả lời tin cậy, định lượng và sớm nhất.
Tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng sẽ ngày càng ác liệt hơn đối với ĐBSCL, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, đặc biệt là cửa Trần Đề, cửa Mỹ Thanh và cù lao Dung. Dự báo tác động tổng hợp của biến đổi khí hậu, lũ sông Mekong, nước dâng do bão lớn, sóng bão và nước dâng do biến đổi khí hậu lên chế độ dòng chảy, sóng, ngập lụt, xâm nhập mặn, bồi xói, môi trường cửa Trần Đề để có giải pháp thích ứng là vấn đề rất cấp thiết của tỉnh Sóc Trăng và lân cận trong thời gian tới.
Cửa Trần Đề nằm trên biên phía Tây trong số 8 cửa sông Mekong nối với biển Đông với chế độ bồi tụ khá ổn định (so với cửa Định An nằm bên cạnh chẳng hạn). Có một số ý kiến cho rằng, cần tận dụng lợi thế và vị trí tự nhiên của nó để tạo luồng cho tàu lớn vào ĐBSCL. Ý tưởng này cần được nghiên cứu và khảo sát bằng các công cụ khoa học và công nghệ hiện đại.
Tích hợp các cơ sở khoa học phục vụ xây dựng phương án khai thác tối ưu, bền vững cửa sông Trần Đề và bảo vệ môi trường, các đề xuất khoa học và khuyến cáo về mức độ ưu tiên đầu tư, khai thác các công trình (cảng biển nước sâu, khơi luồng Trần Đề, khai thác cát,...) đáp ứng nhu cầu cấp thiết của địa phương.
Các vấn đề khoa học và công nghệ nêu trên mang tính tổng hợp, đa ngành, liên quan đến nhiều địa phương ven biển Nam Bộ và cần giải quyết cho cả khu vực cửa sông ven biển từ Vũng Tàu đến Cà Mau, với đường biên đi qua các trạm đo thủy-hải văn quốc gia và gồm nhiều vòng ảnh hưởng (xem hình dưới), trong đó trọng tâm là cửa Trần Đề, đoạn từ Đại Ngãi nối với biển Đông. Do đó phải có một nhiệm vụ cấp Nhà nước, nhằm nghiên cứu tổng thể các vấn đề đặt ra.
6. Mục tiêu nghiên cứu:
  1. Có được các hệ cơ sở dữ liệu định lượng và tin cậy đặc tả dòng chảy, sóng, bồi xói, ngập lụt, thoát lũ, chất lượng nước và hệ sinh thái cửa sông Trần Đề trong điều kiện địa hình hiện trạng và địa hình có công trình chỉnh trị, các phương án khai thác cửa sông Trần Đề và công trình phụ cận, có tính đến ảnh hưởng của sự phát triển hạ tầng ở ĐBSCL và thượng nguồn sông Mekong, nước dâng do bão nhiệt đới, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
  2. Có được các cơ sở khoa học và các giải pháp hợp lý nhằm khai thác hiệu quả và bền vững cửa sông Trần Đề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng và vùng phụ cận.
7. Nội dung nghiên cứu chính:
  1. Thu thập và kế thừa các tài liệu nghiên cứu đã thực hiện, các dữ liệu thực đo và đã được xử lý liên quan đến các quá trình lan truyền lũ, ngập lụt, lan truyền triều và xâm nhập mặn ở ĐBSCL để chạy bài toán tính toán thủy lực nhằm: (1) đánh giá ảnh hưởng của các công trình ngăn dòng chảy, ảnh hưởng của hệ thống công trình thủy lợi, đê bao chống ngập và kiểm soát lũ ở ĐBSCL lên các quá trình thủy văn tại cửa Trần Đề; (2) bổ sung các CSDL biên mở để chạy các bài toán mô tả chi tiết trường dòng chảy, trường sóng, mực nước, ngập lụt, vận chuyển bùn cát và bồi xói tại cửa Trần Đề và lân cận với địa hình hiện trạng và sau khi có công trình chỉnh trị và các tổ hợp biên khí tương - thủy văn khác nhau (tiêu biểu, cực đoan, có tính đến biến đổi khí hậu, nước dâng do biến đổi khí hậu và nước dâng do bão cấp 12…).
  2. Thu thập các tài liệu nghiên cứu đã thực hiện và các dữ liệu thực đo và đã được xử lý (thống kê, phân loại, số hóa…) liên quan đến cửa Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng và vùng phụ cận, về các yếu tố: Khí tượng, Thủy văn, sóng, dòng chảy, thủy triều, chất lượng môi trường, sinh thái, tài nguyên sinh học, kinh tế - xã hội, GIS, ảnh vệ tinh, các bản đồ số, bồi xói, trầm tích, địa hình... Số liệu thực đo lưu lượng, mực nước, mặn và các yếu tố khác tại các trạm quốc gia: Cần Thơ, Mỹ Thuận, Đại Ngãi, Mỹ Tho, Cần Thơ, Mỹ Thanh, Vũng tàu, Vàm Kênh, Bình Đại, Anh Thuận và Bến Trại sẽ được thu thập đủ, kể từ ngày lập trạm cho đến năm 2009. Số liệu về các yếu tố Khí tương thực đo tại các trạm quốc gia: Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng được thu thập đủ, kể từ ngày lập trạm cho đến năm 2009.
  3. Đề xuất phạm vi vùng nghiên cứu (VNC) chính, phạm vi VNC mở rộng; chọn được phương pháp nghiên cứu, các mô hình tính toán và lộ trình nghiên cứu phù hợp với mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu chính (là chế độ thủy thạch động học và môi trường cửa Trần Đề) trong điều kiện địa hình hiện trạng và địa hình có công trình chỉnh trị, các phương án khai thác cửa sông Trần Đề và công trình phụ cận, có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
  4. Đo đạc địa hình đáy và bờ vùng cửa sông Trần Đề, cửa Mỹ Thanh, cù lao Dung và lân cận đáp ứng tỷ lệ 1:10000 cho VNC chính (hai đợt, mỗi đợt cách nhau 1 năm) và địa hình đáy và bờ sông đáp ứng 1:20000 trên VNC mở rộng sát ngay VNC (xem hình vẽ ở trên). Lập CSDL DEM phục vụ các nghiên cứu hiệu chỉnh các thông số mô hình và tính toán sóng, dòng chảy, bồi xói đủ để tính toán sóng, dòng chảy, vận chuyên bùn cát, bồi xói, biến đổi lòng dẫn. Đánh giá bồi xói theo kết quả khảo sát địa hình tại VNC chính.
  5. Đo đạc các yếu tố: trường sóng, mực nước, lưu lượng, gió, trường vận tốc dòng chảy, bùn cát và chất lượng nước đủ để làm số liệu mẫu để hiệu chỉnh các thông số mô hình tính toán và các CSDL nhập trong hai mùa: mùa lũ + triều cường (cuối mùa mưa - tháng 10 - 11) và mùa kiệt (mùa gió chướng - tháng 1 - 2).
  6. Lấy mẩu và phân tích trầm tích đáy và bờ sông - biển trên VNC chính và VNC mở rộng đủ để tính toán vận chuyển bùn cát, bồi xói và biến đổi lòng dẫn trên mô hình thủy thạch động học vùng cửa sông ven bờ.
  7. Cập nhật bộ số liệu địa hình đối với nhánh sông Trần Đề và Định An bằng số liệu thực đo địa hình mới (nội dung 4) để chạy bài toán thủy lực toàn vùng hạ lưu sông Mekong. Hiệu chỉnh các thông số mô hình tính toán, các CSDL nhập, đánh giá sai số và độ tin cậy qua so sánh số liệu tính toán và thực đo năm 2009 - 2010.
  8. Hiệu chỉnh các thông số các mô hình tính toán dự báo sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát và diễn biến hình thái cửa sông qua so sánh số liệu tính toán và thực đo năm 2009 - 2010. Đánh giá sai số và độ tin cậy của các công cụ tính toán dự báo.
  9. Tính toán chế độ ngập lụt VNC chính và VNC mở rộng, thoát lũ qua cửa Trần Đề với địa hình hiện trạng đối với trận lũ năm 2000. Lập các CSDL biên lưu lượng, mực nước để chạy bài toán tính toán sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát và diễn biến hình thái cửa Trần Đề với các kịch bản không phát triển hạ tầng (hiện trạng).
10. Cài đặt các dữ liệu tham số hóa ảnh đập ngăn dòng chảy trên lưu vực sông Mekong và ảnh hưởng của hệ thống công trình thủy lợi, đê bao chống ngập và kiểm soát lũ ở ĐBSCL quy hoạch cho đến năm 2020, các phương án chỉnh trị cửa Trần Đề, Luồng qua kênh Quan Chánh Bố…. vào lưới tính toán thủy lực toàn vùng hạ lưu sông Mekong. Tham số hóa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến năm dự báo đến 2100, nước dâng do bão cấp 12 (tương tự bảo Linda năm 1997) trên nền số liệu biên của trận lũ thượng nguồn năm 2000.
11. Thu thập số liệu đầu vào (trường gió, nhiệt độ trên toàn biển Đông và thềm lục địa Nam Bộ) và nghiên cứu tính toán lập CSDL biên sóng tới, mực nước, dòng chảy trên các đoạn biên mở VNC chính và VNC mở rộng (các đoạn biên nối với biển Đông) liên tục trong vòng 1 năm và trong điều kiện thời tiết cực trị.
12. Nghiên cứu, tính toán dự báo bức tranh ngập lụt VNC chính và VNC mở rộng, thoát lũ qua cửa Trần Đề với số liệu biên thiết kế nêu trên. Đánh giá ảnh hưởng của các đập ngăn dòng chảy và các hồ chứa lớn trên lưu vực sông Mekong và ảnh hưởng của hệ thống công trình thủy lợi, đê bao chống ngập và kiểm soát lũ ở ĐBSCL, biến đổi khí hậu….lên các quá trình thủy văn tại cửa Trần Đề. Lập các CSDL biên lưu lượng, mực nước để chạy bài toán tính toán dự báo sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát và diễn biến hình thái cửa Trần Đề với các kịch bản phát triển trong tương lai.
13. Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đặc tả về chế độ thủy thạch động lực học, bồi xói và môi trường cửa Trần Đề và lân cận đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường tỉnh Sóc Trăng và vùng phụ cận dựa vào kết quả tính toán trên mô hình tích hợp sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát và biến đổi lòng dẫn trên lưới tính phi cấu trúc trong 2 kiểu thời tiết: (1) thời tiết tiêu biểu kéo dài 1 năm; (2) trong thời đoạn ngắn (kéo dài 15 ngày) với thời tiết cực đoan (lũ năm 2000 + bão cấp 11+ nước dâng do bão + mực nước biển dâng đến năm 2100 + mưa rào có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu);
14. Nghiên cứu bồi xói bờ và hình thái sông quanh cù lao Dung dựa vào kết quả tính toán trên mô hình tích hợp sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát và biến đổi lòng dẫn trên lưới tính phi cấu trúc với thời tiết tiêu biểu hàng năm. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tiêu cực.
15. Nghiên cứu đánh giá tác động của việc khai thác cát tại cửa sông Trần Đề đối với chế độ thủy thạch động lực học, thoát lũ, bồi xói và môi trường cửa Trần Đề dựa vào kết quả tính toán trên mô hình tích hợp sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát và biến đổi lòng dẫn trên lưới tính phi cấu trúc với thời tiết tiêu biểu hàng năm. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực.
16. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biên dâng lên chế độ thủy thạch động lực học, bồi xói, thoát lũ và môi trường cửa Trần Đề dựa trên kết quả tính toán trên mô hình tích hợp sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát và biến đổi lòng dẫn trên lưới tính phi cấu trúc trong vòng 1 năm thời tiết; đề xuất giải pháp thích ứng.
17. Sơ bộ tích hợp các cơ sở khoa học và các giải pháp khai thác cửa sông Trần Đề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng và vùng phụ cận. Hội thảo và tranh thủ ý kiến các chuyên gia.
18. Nghiên cứu đề xuất và đánh giá hiệu quả và hậu quả phương án chỉnh trị sơ bộ xây dựng bước đầu các cơ sở khoa học và các cơ sở dữ liệu phục vụ dự án nghiên cứu đầu tư cảng nước sâu của tỉnh Sóc Trăng (bao gồm 1 phương án cải tạo cửa Trần Đề làm luồng tàu với 2 kiểu thời tiết: (1) thời tiết tiêu biểu kéo dài 1 năm; (2) trong thời đoạn ngắn (kéo dài 15 ngày) với thời tiết cực đoan (xem giải thích ở trên) dựa trên kết quả tính toán trên mô hình tích hợp sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát và biến đổi lòng dẫn trên lưới tính phi cấu trúc trong vòng 1 năm thời tiết;
19. Nghiên cứu khảo sát ý tưởng lập luồng tàu vào ĐBSCL qua ngã Trần Đề (phương án chỉnh trị cửa Trần Đề cho tàu 30.000 tấn vào/ra) dựa trên kết quả tính toán dự báo bằng mô hình tích hợp sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát và biến đổi lòng dẫn trên lưới tính phi cấu trúc với 2 kiểu thời tiết: (1) thời tiết tiêu biểu kéo dài 1 năm; (2) trong thời đoạn ngắn (kéo dài 15 ngày) với thời tiết cực đoan (xem giải thích ở trên);
8. Phương pháp nghiên cứu chính:
  1. Kế thừa các nghiên cứu đã thực hiện và các CSDL thực đo và đã phân tích, xử lý.
  2. Khảo sát thực địa bằng các máy móc đo đạc và phân tích hiện đại, được bố trí theo các phương án đo tối ưu (thời gian, vị trí, tần suất, thời khoảng…);
  3. Phương pháp thống kê và GIS sẽ được dùng để phân tích, giải thích số liệu đo đạc mới và thu thập để tích hợp thông tin và bản đồ số.
  4. Phương pháp chuyên gia;
  5. Mô hình thủy lực số tích hợp dòng chảy, ngập lụt, cân bằng chất, xâm nhập mặn với lưới tính 1 chiều (cho trong sông rạch) kết hợp với lưới 2 chiều phi cấu trúc (cho các ô đồng) để tính toán mô phỏng và dự báo diễn biến quá trình thủy lực tổng quát trên toàn vùng hạ lưu sông Mekong. Dự kiến chọn sử dụng mô hình HydroGis 3.0-tiến bộ KHKT bộ TM và MT hay mô hình MIKE11 của viện thủy lực Đan Mạch;
  6. Các mô hình WAM (Wave analysis Model, Hoa Kỳ), SWAN (Simulating WAves Nearshore, Haland) và MIKE21/3 coupled Model FM (Đan mạch) là các phần mềm thủy lực được phân tích để chọn ra công cụ lập CSDL biên sóng tới, mực nước, dòng chảy trên các đoạn biên mở VNC chính và VNC mở rộng (các đoạn biên nối với biển Đông);
  7. Mô hình thủy lực số tích hợp sóng, mực nước, dòng chảy, vận chuyển bùn, vận chuyển cát, cân bằng vật chất, biến đổi đáy và bờ trên lưới 2 chiều không cấu trúc (lưới phần tử hữu hạn) sẽ được dùng để tính toán mô phỏng và dự báo chi tiết diễn biến quá trình sóng, dòng, cân bằng chất, bồi xói cho VNC chính và VNC mở rộng (với các kiểu biên khác nhau) kết hợp với công nghệ GISDự kiến mô hình MIKE21/3 coupled Model FM của viện thủy lực Đan Mạch sẽ được chọn sử dụng.
  8. Hệ thống hóa và tổng thể hóa để tích hợp các kết luận khoa học và đề xuất các giải pháp khai thác tối ưu cửa sông Trần Đề.
9. Các sản phẩm dự kiến:
  1. Bộ DVD lưu các cơ sở dữ liệu định lượng và tin cậy đặc tả cửa sông Trần Đề bao gồm các số liệu thu thập được và số liệu điều tra khảo sát mới, làm nền tảng cho các nghiên cứu trong nhiệm vụ này và các nhiệm vụ, đề tài, dự án khác tiếp theo.
  2. Báo cáo tổng kết đề tài với các nội dung chính bao gồm:
  • Thuyết minh chi tiết lộ trình, phương pháp và kết quả nghiên cứu đã đạt được;
  • Phân tích đánh giá các hệ cơ sở dữ liệu đặc tả dòng chảy, sóng, bồi xói, ngập lụt, thoát lũ, chất lượng nước và hệ sinh thái cửa sông Trần Đề , cửa Mỹ Thanh và Cù Lao Dung trong điều kiện địa hình hiện trạng và địa hình có công trình chỉnh trị, các phương án khai thác cửa sông Trần Đề và công trình phụ cận, có tính đến ảnh hưởng của sự phát triển hạ tầng ở ĐBSCL và thượng nguồn sông Mekong, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng;
  • Tích hợp các cơ sở dữ liệu và cơ sở khoa học tin cậy và định lượng đặc tả chế độ sóng, dòng chảy, thoát lũ, ngập lụt, bồi xói và môi trường (viết tắt là chế độ thủy thạch động học và môi trường) cửa Trần Đề , cửa Mỹ Thanh và Cù Lao Dung đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường tỉnh Sóc Trăng và vùng phụ cận;
  • Các kết luận khoa học và đề xuất phương án khai thác tối ưu cửa sông Trần Đề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường tỉnh Sóc Trăng và vùng phụ cận.
  1. Các báo cáo chuyên đề bao gồm:
  • Báo cáo kết quả đánh giá ảnh hưởng của các đập ngăn dòng chảy trên lưu vực sông Mekong và ảnh hưởng của hệ thông công trình thủy lợi, đê bao chống ngập và kiểm soát lũ ở ĐBSCL lên các quá trình thủy văn tại cửa Trần Đề;
  • Các kết quả đánh giá tác động của việc khai thác cát tại cửa sông Trần Đề đối với lên chế độ thủy thạch động học và môi trường tại cửa Trần Đề;
  • Kết quả nghiên cứu khả năng lập cảng nước sâu tại cửa sông Trần Đề;
  • Các kết quả đáng giá tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biên dâng, bão lớn lên chế độ thủy thạch động học và môi trường cửa Trần Đề và các giải pháp thích ứng;
  • Kết quả nghiên cứu, khảo sát tính khả thi và dự báo hiệu quả và hậu quả phương án lập luồng tàu vào ĐBSCL qua ngã cửa sông Trần Đề và các kiến nghị, đề xuất giải pháp và hướng nghiên cứu trong các bước tiếp theo.
  1. DVD lưu các loại báo cáo.
10. Kinh phí dự kiến (triệu đồng): 3.800, trong đó
  1. Chi phí để thu thập số liệu, tài liệu đã được thực hiện: 150 triệu.
  2. Chi phí để tổ chức đo đạc mới địa hình, đo thủy văn, chất lượng nước, bùn cát đáy và bùn cát lơ lững: 1.500 triệu;
  3. Chi phí mua số liệu trường gió và nhiệt độ biển Đông theo kết quả phân tích khách quan bằng mô hình khí tượng MM5 (Mesoscale Modeling of 5 cycle) trong vòng 365 ngày, mỗi ngày 4 bản đồ lúc 0, 6, 12 và 18 giờ GMT: 200 triệu;
  4. Chí phí thuê khoán thực hiện các phần việc còn lại: 1.350 triệu
  5. Các chi phí khác (đi công tác Tp.HCM - Sóc Trăng, hội đồng xét tuyển, nghiệm thu, hội thảo, văn phòng phẩm, quản lý, thuế thu nhập, trợ giúp điện nước, thông tin liên lạc, hỗ trợ khách sạn…): 600 triệu.
11 . Thời gian thực hiện: 24 tháng.
Cá nhân đề xuất đề tài
TS Nguyễn Hữu Nhân
Cơ quan đề xuất đề tài
Hội Tư vấn KHCN & QL Tp. HCM HASCON Chủ tịch 
TS Nguyễn Bách Phúc 

No comments:

Post a Comment