Hai Hội
chúng tôi đã quyết định khảo sát thực trạng.
Đoàn
khảo sát gồm các thành viên: TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ Tịch Hội KHCN và QL HASCON,
TS Nguyễn Văn Lí, Phó Chủ Tịch Hội KHCN Hàng
không Việt Nam, ThS Vũ Bảo Châu, Giám đốc Trung tâm Việt Learning thuộc Hội Tư
vấn HASCON, Cử nhân Ngô Thị Ngọc Phú, Cán bộ Văn phòng Hội Tư vấn HASCON.
Đoàn
xuất phát từ TpHCM vào 7h sáng ngày 02-08-2016.
Đoàn
dừng chân tại một quán nước ở địa đầu xã Tân Thành, huyện Tân Châu, tỉnh Tây
Ninh. Người dân địa phương kể rằng, bà con “Việt Kiều” bị Campuchia trục xuất về
VN do không có giấy tờ tùy thân. Còn có một số người do đời sống rất khắc nghiệt
cực khổ nên tìm về VN. Họ tập trung chủ yếu quanh hồ Dầu Tiếng.
11giờ
đoàn có mặt tại UBND Xã Tân Thành, và được Ông Trần Quang Ghi, Chủ tịch UBND Xã
Tân Thành và Ông Nguyễn Tiến Sĩ, Phó Chủ tịch UBND Xã Tân Thành đón tiếp và
trao đổi ý kiến.
Ảnh chụp trước Ủy Ban Nhân Dân xã Tân Thành. Từ trái sang: Phó Chủ tịch xã Nguyễn
Tiến Sĩ, TS Nguyễn Văn Lí Phó Chủ tịch Hội KHCN HK VN, Chủ tịch xã Trần Quang Ghi, TS Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội TV HASCON
Giải
đáp về thực trạng bà con Việt Kiều hiện nay,
Ông Nguyễn Tiến Sĩ và Ông Trần Quang Ghi cho biết. Từ năm 2009-2010, những
người Việt ở Campuchia đã bắt đầu vượt biên vào Việt Nam. Đa số tràn vào tỉnh
Tây Ninh, và một phần theo nhiều hướng mà chúng ta không xác định, nhưng sau đó
đều kéo về khu vực bờ hồ Dầu Tiếng, trong đó số lượng nhiều nhất tại xã Tân
Thành, nhất là ở Ấp Tà Dơ của xã Tân Thành.
Theo
số liệu thống kê hiện nay, tại xã Tân Thành có 352 hộ với hơn 1700 người. Riêng
ấp Tà Dơ 185 hộ với khoảng hơn 1000 người. Tuy nhiên, con số này giao động thường
xuyên vì sự di chuyển chỗ ở của họ bởi
nhiều lí do khác nhau.
Đời
sống của họ rất khó khăn vì khi đến đây họ không tiền bạc không đất đai, không
giấy tờ. Đa số họ sống trên ghe thuyền, số còn lại dựng chòi liêu xiêu rách nát
ven hồ. Họ sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá, một số ít đã sống lâu năm ở đây
thì đi làm thuê hay bán vé số.
Tuy
nhiên cũng có một số gia đình, biết làm ăn, đã mua đất cất nhà và có cuộc sống tương
đối ổn định.
Về
mặt giấy tờ, đối vời những người có giấy tờ chính thức của Campuchia, chính quyền
địa phương hướng dẫn bà con làm thủ tục chuyển đổi quốc tịch. Họ phải trình Sở
Tư Pháp Tây Ninh, Sở Tư Pháp Tây Ninh chuyển qua Công An tỉnh xác minh, tỉnh phối
hợp với Campuchia để xác minh. Quá trình này nếu suôn sẻ thì họ sẽ được làm thủ
tục chuyển sang quốc tịch Viẹt Nam. Sau khi có quốc tịch VN, họ sẽ được cấp
CMND và hộ khẩu. Thực ra số người này rất ít vì quy trình khá phức tạp, và hơn
nữa họ bận kíếm ăn cực khổ, không có thời gian và tiền bạc theo đuổi giải quyết
những thủ tục phức tạp này.
Riêng
trẻ em sinh ra tại đây đều được làm giấy khai sinh mà không cần phải xác nhận giấy tờ của cha mẹ.
Về
nhà ở, gần đây xã đã đưa ra phương án xây dựng nhà và đã trình lên tỉnh. Đầu
tiên sẽ chọn khu đất, sẽ xây dựng nhà ở với mô hình nhà tập thể, cho bà con ở
thuê, ước tính khoảng 37 triệu môt căn có
cả điện và nước. Tuy nhiên phương án đó có những khó khăn vì, thứ nhất, họ chỉ
biết dựa vào việc đánh bắt cá, sống trên ghe thuyền giữa hồ, nếu di dời lên khu
định cư sẽ ảnh hưởng đến đời sống của họ. Thứ hai, còn có nhiều hộ nghèo sống
lâu đời trong xã nhà cửa còn dột nát, sẽ phải tính sao việc hỗ trợ cấp nhà ở đối
với những gia đình này. Đánh giá sơ bộ, việc thực thi phương án này, dự kiến nhanh
nhất phải từ đầu năm sau, hoặc có thể
lâu hơn, vì vẫn đang chờ phê duyệt và cấp vốn từ chính quyền trung ương.
Về
giáo dục, những năm trước không có thống kê, riêng đầu năm học 2016 xã thống
kê, có khoảng 85 em được học cấp 1 dù không có giấy tờ. Trước đây có một số em học
hết cấp 1 rồi tự nghỉ vì không có giấy tờ để chuyển cấp. Nói chung, giải quyết việc
học hành nằm ngoài tầm tay của xã. Xã tiếp tục chờ đợi từ chính quyền cấp trên.
Việc
đào tạo nghề cho thanh niên chưa được đăt ra. Bởi lẽ nếu họ có nghề nghiệp thì
cũng không thể xin việc ở bất cứ cơ quan xí nghiệp nào, chỉ vì họ không có giấy
tờ tùy thân.
Về
hỗ trợ cho bà con Việt Kiều, các nhà từ thiện, các mạnh thường quân trong nước
và nước ngoài đặc biệt quan tâm. Có khoảng từ 4 đến 10 đoàn cứu trợ mỗi tháng. Riêng dịp Tết Nguyên đán vừa qua có khoảng
1500 phần quà, trị giá gần 400 triệu đồng cho Ấp Tà Dơ. Trước đây có một số
đoàn làm từ thiện không thông qua xã. Nay xã kiểm tra các đoàn từ thiện, nếu đoàn
nào không thông qua xã, thì sẽ không được tiếp xúc với bà con.
Kết
thúc cuộc hội thoại, đoàn chúng tôi được Ông Phó Chủ Tịch Nguyễn Tiến Sĩ hướng
dẫn đi thăm bà con ”Việt Kiều” tại chính Ấp Tà Dơ.
Sau chuyến khảo sát, đoàn
chúng tôi sơ bộ thấy rằng, thời gian đã kéo dài nhiều năm, nhưng đời sống của
bà con “Việt Kiều” vẫn còn lay lắt. Cứu trợ tuy nhiều nhưng cũng chỉ giải quyết
được phần nào cho đời sống khốn khó tạm bợ của bà con. Chính quyền địa phương
tuy có cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, ràng buộc không thể vượt qua. Và đặc
biệt, những biện pháp do chính quyền địa phương dự kiến thì vẫn đang chờ đợi
phê duyệt của chính quyền cấp trên và của trung ương.
No comments:
Post a Comment