Tuy nhiên, năm 1975 chỉ là sự kết thúc cuộc chiến tranh về ý thức hệ, một bước ngoặt trong lịch sử xung đột khu vực, song một cuộc xung đột khác trong chủ nghĩa cộng sản vẫn tiếp tục tác động sâu sắc đến bán đảo Đông Dương, thậm chí là toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Xung đột Việt Nam-Campuchia đã kết thúc sự thống trị của Đảng Cộng sản Campuchia, khiến Trung Quốc tức giận cho rằng Việt Nam thực hiện ước mơ thành lập Liên bang Đông Dương, vì vậy hai nước Việt-Trung rơi vào trạng thái quan hệ không bình thường kéo dài hơn một thập kỷ. Dưới sự ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan hệ Lào-Trung cũng giảm dần. Thời gian trôi qua, quan hệ Trung-Lào và Trung-Việt cũng có những bước thay đổi, trong thời gian trước và sau Chiến tranh Lạnh đã khôi phục quan hệ bình thường.
Trong một thời gian dài, dù là quốc gia kém phát triển nằm ở biên giới giữa khu vực và thế giới, song do vị trí chiến lược quan trọng đã khiến Lào trở thành một vùng đệm quan trọng trong chiến lược ngoại giao của các nước láng giềng. Ngày 2/12, dân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập nước tại thủ đô Viêng Chăn, Chính phủ Lào đã cho tổ chức một cuộc diễu binh và diễu hành lớn. Trong thời điểm quan trọng này, hai nước cộng sản láng giềng là Trung Quốc và Việt Nam đều cử lãnh đạo cấp cao tham dự lễ kỷ niệm, điều này một lần nữa cho thấy vị trí chiến lược quan trọng của Lào trong chính sách ngoại giao của các nước láng giềng.
Việt Nam và Lào: Mối quan hệ đặc biệt
Theo xác định của các quan chức Việt Nam và Lào, quan hệ hai nước là mối quan hệ đặc biệt “hiếm có trên thế giới”, mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào không phải được biểu hiện bằng các khẩu hiệu hời hợt, mà là mối quan hệ có sức ảnh hưởng chính trị mang tính thực chất. Quan hệ đặc biệt Việt-Lào bắt nguồn từ mối quan hệ giữa Việt Minh và Pathet trong cuộc chiến tranh trên bán đảo Đông Dương lần thứ nhất. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, do các vụ ném bom điên cuồng của Mỹ, miền Bắc Việt Nam đã phải mở một đường chi viên cho miền Nam qua lãnh thổ các nước láng giềng, trong đó Lào là điểm khởi đầu của con đường này và giữ vị trí hết sức quan trọng. Miền Bắc Việt Nam đã đặt Lào vào vị trí chiến lược của mình, đồng thời tăng cường ảnh hưởng đối với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, thậm chí còn giữ vai trò mang tính quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Lào.
Sau khi Mỹ rút khỏi khu vực, chủ nghĩa cộng sản ở ba nước trên bán đảo Đông Dương đều giành chiến thắng. Khi cuộc chiến tranh kết thúc không lâu, tức là vào ngày 18/7/1977, đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chuyến thăm Lào và ký “Hiệp ước hợp tác hữu hảo” có thời hạn 25 năm, về mặt pháp lý chính thức thiết lập quan hệ đặc biệt, từ đó Lào hoàn toàn rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Việt Nam.
Mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào được thể hiện giá trị lớn nhất trong quan hệ với Trung Quốc. Cho đến ngay trước khi quan hệ Việt-Trung xấu đi, Trung Quốc vẫn còn thực hiện viện trợ tái thiết cho Lào. Sau khi xung đột Việt-Trung xảy ra, “hiệp ước hợp tác đặc biệt” đã buộc Lào phải lựa chọn đứng về phía Việt Nam, quan hệ Trung-Lào cũng bắt đầu bị gián đoạn. Đứng trước các vấn đề khó khăn trong nước, vào giữa những năm 1980, hai nước bắt đầu điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, trong nước chú trọng phát triển kinh tế, về đối ngoại cố gắng phá vỡ thế bị cô lập, Việt Nam bắt đầu nới lỏng việc kiểm soát đối với Lào, trong khi đó Lào đã phát huy vai trò to lớn trong việc là cầu nối cho quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Trung, cùng với đó quan hệ Trung-Lào cũng dần được bình thường hóa.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Việt Nam và Lào lần lượt gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cố gắng sử dụng diễn đàn khu vực này để tìm kiếm sự tồn tại và đạt được những lợi ích to lớn nhất cho mình. Tuy nhiên, mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Lào vẫn tiếp tục tồn tại, dưới sự dẫn dắt của mối quan hệ đặc biệt về chính trị, chính phủ hai nước càng làm sâu sắc hơn nội hàm quan hệ đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, trong suốt thời gian dài Việt nam luôn là đối tác thương mại quan trọng nhất của Lào. Bước vào thế kỷ 21, hai nước tiếp tục tăng cường quan hệ đặc biệt trên lĩnh vực chính trị, giao lưu giữa chính phủ và nhân dân hai nước cũng diễn ra vô cùng sôi nổi. Năm 2002, chính phủ hai nước đã quyết định kéo dài “Hiệp ước hợp tác hữu hảo”. Năm năm sau đó, để kỷ niệm 30 năm ký hiệp hước hữu hảo, hai nước còn phối hợp viết cuốn sách “Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào: 1930-2007”, làm toát lên “truyền thống hữu hảo” và “đoàn kết” giữa hai nước.
Nhân dịp Lào kỷ niệm 40 năm thành lập nước, Việt Nam cũng đặc biệt coi trọng sự kiện này, bốn nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đã lần lượt gửi điện chúc mừng, các nhà lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam đã tham dự các hoạt động kỷ niệm ở thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng tham dự sự kiện này, đồng thời tổ chức một loạt hoạt động kỷ niệm tại Thủ đô Hà Nội ca ngợi truyền thống tốt đẹp của quan hệ hai nước.
Từ chiến tranh tới hòa bình, thời gian vẫn tiếp tục thay đổi, song cái không thay đổi là an ninh quốc gia, cái càng không thay đổi là ý nghĩa không gian chiến lược. Trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam, Lào là tuyến đường giao thông của cuộc cách mạng thống nhất của dân tộc Việt Nam, trong thời đại phát triển hòa bình ngày nay, Lào vẫn còn giữ vị trí an ninh chiến lược vô cùng quan trọng đối với Việt Nam.
Trung Quốc và Lào: Cộng đồng vận mệnh chung
Trong một thời gian khá dài sau năm 1949, chính sách ngoại giao tổng thể của Trung Quốc là ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các nước châu Á và châu Phi. Đối với một nước Lào có địa lý giáp ranh, việc viện trợ cho Lào không chỉ thể hiện tinh thần đạo nghĩa mà còn bảo đảm vấn đề an ninh của Trung Quốc. Vì vậy, ngay từ thời kỳ đầu của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Trung Quốc đã có nhiều sự giúp đỡ, sau khi nước Lào được thành lập, Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cho Lào, song không lâu sau đó quan hệ hai nước bị gián đoạn và kéo dài cho đến giữa những năm 1980.
Trong những năm 1980, do những khó khăn trong quan hệ Liên Xô-Việt Nam nên những trợ giúp của Liên Xô dành cho Việt Nam ngày càng giảm, và chính điều này cũng tác động đến sự quan tâm của Việt Nam đối với Lào. Khi đó, Trung Quốc đã có sự điều chỉnh trong chính sách đối nội và đối ngoại, về đối ngoại cố gắng tạo ra môi trường bên ngoài hòa bình, phục vụ cho nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế trong nước, chính điều này tạo điều kiện cho quan hệ Trung-Lào bình thường hóa vào năm 1989. Sau khi bình thường hóa, quan hệ hai nước Trung-Lào đã được khôi phục hoàn toàn và không ngừng phát triển, hợp tác và giao lưu trong lĩnh vực kinh tế cũng được tăng cường. Ngoại giao láng giềng chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Trung Quốc bắt đầu cọi trọng phát triển quan hệ với các nước ASEAN, quan hệ chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc và các nước ASEAN bắt đầu nồng ấm và ngày càng mật thiết. Cùng với việc Trung Quốc không ngừng trỗi dậy và những tranh chấp ở Biển Đông trở nên phức tạp, các nước Đông Nam Á ngày càng giữ vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Một mặt sự trỗi dậy của Trung Quốc làm gia tăng mối liên hệ về kinh tế của Bắc Kinh với các nước xung quanh, mặt khác tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng trong những năm gần đây cũng khiến các nước trong khu vực lo lắng, đặc biệt là những nước có tranh chấp với Trung Quốc, họ muốn mượn tiếng nói của ASEAN để giải quyết tình hình phức tạp ở Biển Đông.
Năm 2013, Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra chiến lược “Một vành đai, một con đường” nhằm mang lại động lực mới đưa quan hệ Trung Quốc-ASEAN phát triển sâu rộng hơn nữa, đưa quan hệ song phương bước sang một trang mới, Trung Quốc cũng tích cực xây dựng cộng đồng vận mệnh chung mang lại lợi ích cho cả Trung Quốc và các nước ASEAN, tích cực tham gia tiến trình phát triển kinh tế xã hội của các nước ASEAN. Trong bối cảnh phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, là một thành viên của ASEAN, Lào cảm thấy vui mừng khi chứng kiến sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ song phương với Trung Quốc. Theo cách nói của các quan chức, Trung-Lào đang thúc đẩy hơn nữa “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với sự tin cậy cao độ, tạo ra cộng đồng vận mệnh chung Lào-Trung không thể bị phá vỡ”.
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước, Lào đã đề ra một chiến lược to lớn, cố gắng trở thành “nguồn cung cấp điện của Đông Nam Á” khi có kế hoạch ngăn dòng chảy ở sông Mekong, trong khi đó Trung Quốc cũng tích cực tham gia xây dựng các nhà máy điện ở Lào. Tuy nhiên hành động này bị các nước láng giềng trong đó có Việt Nam kịch liệt phản đối. Cuối tháng 11/2015, Trung Quốc đã giúp Lào phóng vệ tinh đầu tiên, điều này không chỉ giúp Lào nâng cao lòng tự hào dân tộc, mà còn được các phương tiện truyền thông ở Lào ca ngợi là một sự kiện mang tính lịch sử, một món quà lớn cho ngày quốc khánh.
Điểm dừng chân đầu tiên của “Một vành đai, một con đường” chính là các nước Đông Nam Á, trong đó Lào là lựa chọn tốt nhất để “Một vành đai, một con đường” đi vào Đông Nam Á bằng đường bộ. Là một đoạn trong tuyến đường sắt nối liền Trung Quốc với Singapore trong tương lai, tuyến đường sắt Trung-Lào cũng nằm trong mạng lưới đường sắt nối các khu vực trong nước của Trung Quốc với các nước bên ngoài đã chính thức được khởi động nhân dịp quốc khách Lào vừa qua, và được truyền thông ca ngợi rằng nó đã đưa Lào từ một nước bị phong tỏa trở thành quốc gia kết nối của khu vực.
Tuy nhiên, tầm quan trọng chiến lược của Lào không giới hạn trong phạm vi quan hệ song phương. Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng nóng, vai trò quan trọng của Lào sẽ không ngừng được nâng lên. Trung Quốc đang bị động trước việc Philippines kiện nước này ra tòa án quốc tế, và mới đây gặp nhiều sức ép từ các nước lớn và nước có tranh chấp tại hội nghị ở Manila vừa qua, Trung Quốc cần phải có sách lược linh hoạt hơn. Năm tới, Lào sẽ đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN, Trung Quốc có lý do để coi trọng quan hệ “cộng đồng vận mệnh chung cùng có lợi” Trung-Lào. Trong tương lai, Biển Đông sẽ tiếp tục trở thành chủ đề quan trọng trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, Trung Quốc cũng có lý do để tiếp tục phát triển quan hệ “cộng đồng vận mệnh chung bền vững” với Lào.
Hoàng Lan
No comments:
Post a Comment