Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP) Ngô Hữu Hải - Ảnh: PetroTimes.
Nhấn mạnh quan điểm này trong phát biểu được đăng tải trên báo Năng Lượng Mới, cơ quan ngôn luận của Hội Dầu khí Việt Nam, số ra ngày 19/2 vừa qua, Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP) Ngô Hữu Hải đồng thời cũng cập nhật nhiều thông tin đáng chú ý về “sức khỏe” ngành dầu khí trong nước hiện nay.
Cần “giải pháp đột phá”
“Hiện nay giá thành một thùng dầu ở đầu giếng là 25,5 USD/thùng, nhưng sau khi cộng tất cả các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp chẳng hạn thì giá thành sẽ tăng lên là 45 USD/thùng”, ông Hải nói. “Nếu chúng ta bán giá 54 USD/thùng thì vẫn còn gần 20 USD/thùng. Nhưng khi áp tất cả các loại thuế thì chúng ta sẽ lại lỗ 0,7 USD/thùng”.
Song theo ông, “chúng ta vẫn phải đẩy mạnh công tác thăm dò, vì ngay bây giờ, giá dịch vụ bắt đầu giảm, độ trễ đã bắt đầu đến điểm, giá giàn khoan từ 140.000 USD/ngày, bây giờ chắc chắn đã giảm xuống khoảng 70.000 USD/ngày, thậm chí còn giảm hơn nữa”.
Tuy nhiên, “một vấn đề cực kỳ quan trọng là phải có giải pháp đột phá về tài chính. Đó là xin Chính phủ một cơ chế xử lý nguồn vốn hoạt động cho tìm kiếm, thăm dò, bằng cách trích tối đa 30% lợi nhuận sau thuế của Petro Vietnam và PVEP”.
“Phải xin cơ chế này ngay ở thời điểm này thì mới có được sự ủng hộ của Đảng và Chính phủ”, ông Hải nêu.
Tổng giám đốc PVEP cũng cho biết, năm 2015, tổng số tiền nộp thuế của PVEP là 8,3 nghìn tỷ, và nếu là một công ty bình thường như các công ty khác ở Việt Nam thì doanh nghiệp này chỉ phải nộp 3,3 nghìn tỷ, nghĩa là sẽ dư ra 5 nghìn tỷ.
“Nhưng vì theo hợp đồng dầu khí, khi dầu lên đến đầu giếng thì sẽ ngay lập tức bị áp thuế trung bình 45% trong hợp đồng dầu khí, bất luận có lãi hay không. Điều này là tốt khi áp thuế đối với các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng với PVEP thì Chính phủ nên có một cơ chế khác, có thể chỉ áp dụng trong vòng hai năm 2016-2017 là chúng ta sẽ vượt qua khó khăn”, ông Hải trình bày.
“Còn nếu không, chúng tôi sẽ phải đóng mỏ thì điều gì sẽ xảy ra? Nếu chúng ta đóng mỏ thì các đơn vị dầu khí nước ngoài họ hoan hô, còn Việt Nam chúng ta thì lại không có nguồn thuế. Nhưng nếu đóng mỏ, lấy đâu ra khí chạy các nhà máy điện, sản xuất phân urê; một loạt các nhà máy chế biến khác cũng đóng cửa… Không phải cứ chạy đi mua dầu, mua khí từ nước ngoài về mà đã là xong”.
Ông nói: “Chính vì vậy, chúng tôi khẩn thiết mong lãnh đạo tập đoàn (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petro Vietnam) có phương án tài chính đột phá trình Chính phủ để giải được bài toán hiện nay, nếu không thì chúng ta sẽ rất khó khăn”.
Nguy cơ đóng mỏ
Người đứng đầu PVEP cũng cho biết, trong thăm dò, việc khoan chỉ có giá trị thành công về mặt thăm dò khoảng 40%, nhưng khoan thành công về mặt thăm dò rồi chuyển sang thương mại thì chỉ có 28-30%.
“Chúng ta có gói chi phí cho việc không thành công là khoảng 50%, thậm chí là 55%, đó là chi phí sau khi hoàn thành các nghĩa vụ thuế, chúng tôi phải tính lập một quỹ để lấp phần đó. Nếu không, khi gói đó lớn lên thì rất nguy hiểm”, ông nói.
Cũng theo ông Hải, hiện nay, có một vài dự án mà khoản chi phí tàu dịch vụ FSO (dịch vụ cung cấp kho nổi, chứa, xử lý và xuất dầu thô - FSO/FPSO) quá căng, đến mức 75%. Như Lam Sơn JOC, mỗi ngày liên doanh này lỗ đến 65.000 USD, trong đó cấu thành lên giá thành hiện nay là 75% từ tàu FPSO. Còn như mỏ Sông Đốc, ban đầu chi phí là 120.000 USD/ngày, và “sau một quá trình đàm phán thì bây giờ không có xu nào hết”.
Nếu không có biện pháp xử lý đối với vấn đề chi phí nói trên thì theo ông Hải, “PVEP xin phép đóng mỏ Lam Sơn đầu tiên, ít nhất là 3-6 tháng vì một đồng bỏ vào bây giờ là mất trắng và không có đồng nào đi ra”.
Vị Tổng giám đốc PVEP cũng bày tỏ: “Hơn lúc nào hết, tôi mong muốn và kêu gọi các đơn vị dịch vụ cùng PVEP đồng cam cộng khổ để vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt và nhất thời, trong khoảng 1-2 năm tới...”.
Ông nói: “Trong cuộc họp với Ban Tổng giám đốc, tôi đã đề nghị các đồng chí lãnh đạo nên nêu gương, thậm chí là có thể tự nguyện cho công ty nợ lương. Khoản nợ lương này cũng không nhiều, chỉ khoảng một giếng khoan thăm dò, nhưng quan trọng hơn là ý thức của lãnh đạo, của người lao động và sự nung nấu hằng ngày, hằng đêm để cố gắng làm được gì cho PVEP, hôm nay chúng ta đã làm gì cho PVEP, cho Petro Vietnam, ngày mai chúng ta phải làm gì để vươn lên và vượt qua khó khăn”.
“Hiện nay giá thành một thùng dầu ở đầu giếng là 25,5 USD/thùng, nhưng sau khi cộng tất cả các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp chẳng hạn thì giá thành sẽ tăng lên là 45 USD/thùng”, ông Hải nói. “Nếu chúng ta bán giá 54 USD/thùng thì vẫn còn gần 20 USD/thùng. Nhưng khi áp tất cả các loại thuế thì chúng ta sẽ lại lỗ 0,7 USD/thùng”.
Song theo ông, “chúng ta vẫn phải đẩy mạnh công tác thăm dò, vì ngay bây giờ, giá dịch vụ bắt đầu giảm, độ trễ đã bắt đầu đến điểm, giá giàn khoan từ 140.000 USD/ngày, bây giờ chắc chắn đã giảm xuống khoảng 70.000 USD/ngày, thậm chí còn giảm hơn nữa”.
Tuy nhiên, “một vấn đề cực kỳ quan trọng là phải có giải pháp đột phá về tài chính. Đó là xin Chính phủ một cơ chế xử lý nguồn vốn hoạt động cho tìm kiếm, thăm dò, bằng cách trích tối đa 30% lợi nhuận sau thuế của Petro Vietnam và PVEP”.
“Phải xin cơ chế này ngay ở thời điểm này thì mới có được sự ủng hộ của Đảng và Chính phủ”, ông Hải nêu.
Tổng giám đốc PVEP cũng cho biết, năm 2015, tổng số tiền nộp thuế của PVEP là 8,3 nghìn tỷ, và nếu là một công ty bình thường như các công ty khác ở Việt Nam thì doanh nghiệp này chỉ phải nộp 3,3 nghìn tỷ, nghĩa là sẽ dư ra 5 nghìn tỷ.
“Nhưng vì theo hợp đồng dầu khí, khi dầu lên đến đầu giếng thì sẽ ngay lập tức bị áp thuế trung bình 45% trong hợp đồng dầu khí, bất luận có lãi hay không. Điều này là tốt khi áp thuế đối với các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng với PVEP thì Chính phủ nên có một cơ chế khác, có thể chỉ áp dụng trong vòng hai năm 2016-2017 là chúng ta sẽ vượt qua khó khăn”, ông Hải trình bày.
“Còn nếu không, chúng tôi sẽ phải đóng mỏ thì điều gì sẽ xảy ra? Nếu chúng ta đóng mỏ thì các đơn vị dầu khí nước ngoài họ hoan hô, còn Việt Nam chúng ta thì lại không có nguồn thuế. Nhưng nếu đóng mỏ, lấy đâu ra khí chạy các nhà máy điện, sản xuất phân urê; một loạt các nhà máy chế biến khác cũng đóng cửa… Không phải cứ chạy đi mua dầu, mua khí từ nước ngoài về mà đã là xong”.
Ông nói: “Chính vì vậy, chúng tôi khẩn thiết mong lãnh đạo tập đoàn (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petro Vietnam) có phương án tài chính đột phá trình Chính phủ để giải được bài toán hiện nay, nếu không thì chúng ta sẽ rất khó khăn”.
Nguy cơ đóng mỏ
Người đứng đầu PVEP cũng cho biết, trong thăm dò, việc khoan chỉ có giá trị thành công về mặt thăm dò khoảng 40%, nhưng khoan thành công về mặt thăm dò rồi chuyển sang thương mại thì chỉ có 28-30%.
“Chúng ta có gói chi phí cho việc không thành công là khoảng 50%, thậm chí là 55%, đó là chi phí sau khi hoàn thành các nghĩa vụ thuế, chúng tôi phải tính lập một quỹ để lấp phần đó. Nếu không, khi gói đó lớn lên thì rất nguy hiểm”, ông nói.
Cũng theo ông Hải, hiện nay, có một vài dự án mà khoản chi phí tàu dịch vụ FSO (dịch vụ cung cấp kho nổi, chứa, xử lý và xuất dầu thô - FSO/FPSO) quá căng, đến mức 75%. Như Lam Sơn JOC, mỗi ngày liên doanh này lỗ đến 65.000 USD, trong đó cấu thành lên giá thành hiện nay là 75% từ tàu FPSO. Còn như mỏ Sông Đốc, ban đầu chi phí là 120.000 USD/ngày, và “sau một quá trình đàm phán thì bây giờ không có xu nào hết”.
Nếu không có biện pháp xử lý đối với vấn đề chi phí nói trên thì theo ông Hải, “PVEP xin phép đóng mỏ Lam Sơn đầu tiên, ít nhất là 3-6 tháng vì một đồng bỏ vào bây giờ là mất trắng và không có đồng nào đi ra”.
Vị Tổng giám đốc PVEP cũng bày tỏ: “Hơn lúc nào hết, tôi mong muốn và kêu gọi các đơn vị dịch vụ cùng PVEP đồng cam cộng khổ để vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt và nhất thời, trong khoảng 1-2 năm tới...”.
Ông nói: “Trong cuộc họp với Ban Tổng giám đốc, tôi đã đề nghị các đồng chí lãnh đạo nên nêu gương, thậm chí là có thể tự nguyện cho công ty nợ lương. Khoản nợ lương này cũng không nhiều, chỉ khoảng một giếng khoan thăm dò, nhưng quan trọng hơn là ý thức của lãnh đạo, của người lao động và sự nung nấu hằng ngày, hằng đêm để cố gắng làm được gì cho PVEP, hôm nay chúng ta đã làm gì cho PVEP, cho Petro Vietnam, ngày mai chúng ta phải làm gì để vươn lên và vượt qua khó khăn”.
Huy Minh
No comments:
Post a Comment