Ở bề nổi, thỏa thuận này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc mang lại một chút lòng tin trong thị trường dầu thô vốn đang lao dốc, nhưng vấn đề khó khăn nằm ở chi tiết và thỏa thuận này chưa hoàn hảo, theo giới phân tích.
Dựa vào phản ứng của thị trường dầu thô sau thỏa thuận đóng băng sản lượng, giới đầu tư dường như đang mất dần nhuệ khí.
Dưới đây là một số điểm quan trọng mà giới thương nhân và nhà đầu tư đang cân nhắc khi đánh giá tác động dài hạn của thỏa thuận đóng băng sản lượng.
1. Chỉ là đóng băng sản lượng, không phải cắt giảm
Sau khi giá dầu giảm mạnh trong đầu năm 2016, truyền thông đưa tin tin một số thành viên OPEC và Nga sẵn sàng cắt giảm sản lượng trong một nỗ lực đẩy giá dầu lên. Nga đã phát tín hiệu rằng thỏa thuận đang đến gần với việc Bộ trưởng Năng lượng nước này Alexander Novak cho biết, Arab Saudi đã đề xuất cắt giảm 5% sản lượng.
Những bình luận trên đã bị Arab Saudi bác bỏ, nhưng vẫn khiến giới đầu tư hy vọng về việc cắt giảm sản lượng nếu các nước sản xuất chủ chốt rốt cuộc cũng bắt đầu hợp tác. Tuy nhiên, giới đầu tư cho rằng việc cắt giảm sản lượng chưa thể sớm diễn ra khi Arab Saudi vẫn lưỡng lự trong việc giảm sản lượng vì muốn giữ thị phần.
2. Đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016 - vẫn rất cao
Một trong những “sai lỗi” của thỏa thuận là các nước lựa chọn đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016 - mức cao gần kỷ lục, theo giới phân tích. Thậm chí nếu 4 nước trong phiên họp tại Qatar - Nga, Arab Saudi, Venezuela và Qata - thuyết phục được các nước khác tham gia, họ sẽ vẫn bơm lên rất nhiều dầu.
Hơn nữa, Barclays đã chỉ ra rằng sản lượng dầu thô của Nga, Qatar và Venezuela trong năm nay dự đoán sẽ không tăng vì các nước này đã bơm dầu ở mức tối đa. Thậm chí trước khi đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng, Barclays đã ước tính rằng tăng trưởng sản lượng dầu thô năm 2016 của nhóm 4 nước nêu trên có thể đi ngang hoặc giảm.
3. Cảnh báo - phải thuyết phục được Iran và Iraq
Thỏa thuận đóng băng sản lượng được đưa ra với lời cảnh báo quan trọng - Iran và Iraq cũng phải ngừng tăng sản lượng dầu thô. Điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn vì Iran vừa được phép xuất khẩu dầu sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1 vừa qua và đang nỗ lực tăng sản lượng. Ngay hôm thứ Hai 15/2, Iran đã xuất khẩu lô dầu đầu tiên sang châu Âu kể từ khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Các quan chức OPEC cho biết, Iran có thể được trao cho các điều khoản đặc biệt để tăng sản lượng đến một mức nhất định cao hơn so với mức của tháng 1/2016, tờ Wall Street Journal đưa tin.
Về Iraq, sản lượng dầu thô đã đạt mức kỷ lục khi nước này cố gắng tăng nguồn thu trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
4. Thêm cơ hội cho dầu đá phiến của Mỹ
Các nhà sản xuất OPEC lưỡng lự cắt giảm sản lượng phần lớn vì lo sợ mất thị phần vào tay các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ. Những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ khai thác dầu đá phiến đã giúp Mỹ trở thành một trong những nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới và sự bùng nổ của dầu đá phiến cũng là một trong những lý do chính khiến giá dầu lao dốc kể từ mùa hè năm 2014.
Giá dầu xuống thấp nhất 13 năm qua đã khiến các nhà sản sản xuất dầu đá phiến Mỹ phải cắt giảm chi phí đầu tư và đóng cửa nhiều giàn khoan. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận OPEC-Nga về việc đóng băng sản lượng được thực hiện, lợi thế lại nghiêng về các nhà sản xuất dầu của Mỹ, theo Barclays.
Các nhà phân tích của Barclays cho rằng, nếu các nước khác không đồng ý với thỏa thuận đóng băng sản lượng, sẽ không có thay đổi đáng kể nào, nhưng nếu họ đồng ý thì giá dầu tăng lên sẽ mang lại động lực cho các nhà sản xuất dầu Mỹ tăng sản lượng.
5. Giá cao hơn có thể kéo giảm nhu cầu
Nếu Arab Saudi, Nga, Venezuela và Qatar thành công trong việc thuyết phục các nước khác tham gia thỏa thuận đóng băng sản lượng, tác động tích cực của thỏa thuận sẽ bị “lu mờ” bởi sự sụt giảm nhu cầu. Hầu hết các dự đoán đều cho rằng tăng trưởng nhu cầu sẽ giảm trong năm 2016 khi kinh tế châu Âu, Trung Quốc và Mỹ giảm tốc.
Tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu đạt đỉnh 5 năm ở 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2015 những sẽ giảm xuống 1,2 triệu thùng/ngày trong năm 2106, theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Dựa vào phản ứng của thị trường dầu thô sau thỏa thuận đóng băng sản lượng, giới đầu tư dường như đang mất dần nhuệ khí.
Dưới đây là một số điểm quan trọng mà giới thương nhân và nhà đầu tư đang cân nhắc khi đánh giá tác động dài hạn của thỏa thuận đóng băng sản lượng.
1. Chỉ là đóng băng sản lượng, không phải cắt giảm
Sau khi giá dầu giảm mạnh trong đầu năm 2016, truyền thông đưa tin tin một số thành viên OPEC và Nga sẵn sàng cắt giảm sản lượng trong một nỗ lực đẩy giá dầu lên. Nga đã phát tín hiệu rằng thỏa thuận đang đến gần với việc Bộ trưởng Năng lượng nước này Alexander Novak cho biết, Arab Saudi đã đề xuất cắt giảm 5% sản lượng.
Những bình luận trên đã bị Arab Saudi bác bỏ, nhưng vẫn khiến giới đầu tư hy vọng về việc cắt giảm sản lượng nếu các nước sản xuất chủ chốt rốt cuộc cũng bắt đầu hợp tác. Tuy nhiên, giới đầu tư cho rằng việc cắt giảm sản lượng chưa thể sớm diễn ra khi Arab Saudi vẫn lưỡng lự trong việc giảm sản lượng vì muốn giữ thị phần.
2. Đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016 - vẫn rất cao
Một trong những “sai lỗi” của thỏa thuận là các nước lựa chọn đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016 - mức cao gần kỷ lục, theo giới phân tích. Thậm chí nếu 4 nước trong phiên họp tại Qatar - Nga, Arab Saudi, Venezuela và Qata - thuyết phục được các nước khác tham gia, họ sẽ vẫn bơm lên rất nhiều dầu.
Hơn nữa, Barclays đã chỉ ra rằng sản lượng dầu thô của Nga, Qatar và Venezuela trong năm nay dự đoán sẽ không tăng vì các nước này đã bơm dầu ở mức tối đa. Thậm chí trước khi đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng, Barclays đã ước tính rằng tăng trưởng sản lượng dầu thô năm 2016 của nhóm 4 nước nêu trên có thể đi ngang hoặc giảm.
3. Cảnh báo - phải thuyết phục được Iran và Iraq
Thỏa thuận đóng băng sản lượng được đưa ra với lời cảnh báo quan trọng - Iran và Iraq cũng phải ngừng tăng sản lượng dầu thô. Điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn vì Iran vừa được phép xuất khẩu dầu sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1 vừa qua và đang nỗ lực tăng sản lượng. Ngay hôm thứ Hai 15/2, Iran đã xuất khẩu lô dầu đầu tiên sang châu Âu kể từ khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Các quan chức OPEC cho biết, Iran có thể được trao cho các điều khoản đặc biệt để tăng sản lượng đến một mức nhất định cao hơn so với mức của tháng 1/2016, tờ Wall Street Journal đưa tin.
Về Iraq, sản lượng dầu thô đã đạt mức kỷ lục khi nước này cố gắng tăng nguồn thu trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
4. Thêm cơ hội cho dầu đá phiến của Mỹ
Các nhà sản xuất OPEC lưỡng lự cắt giảm sản lượng phần lớn vì lo sợ mất thị phần vào tay các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ. Những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ khai thác dầu đá phiến đã giúp Mỹ trở thành một trong những nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới và sự bùng nổ của dầu đá phiến cũng là một trong những lý do chính khiến giá dầu lao dốc kể từ mùa hè năm 2014.
Giá dầu xuống thấp nhất 13 năm qua đã khiến các nhà sản sản xuất dầu đá phiến Mỹ phải cắt giảm chi phí đầu tư và đóng cửa nhiều giàn khoan. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận OPEC-Nga về việc đóng băng sản lượng được thực hiện, lợi thế lại nghiêng về các nhà sản xuất dầu của Mỹ, theo Barclays.
Các nhà phân tích của Barclays cho rằng, nếu các nước khác không đồng ý với thỏa thuận đóng băng sản lượng, sẽ không có thay đổi đáng kể nào, nhưng nếu họ đồng ý thì giá dầu tăng lên sẽ mang lại động lực cho các nhà sản xuất dầu Mỹ tăng sản lượng.
5. Giá cao hơn có thể kéo giảm nhu cầu
Nếu Arab Saudi, Nga, Venezuela và Qatar thành công trong việc thuyết phục các nước khác tham gia thỏa thuận đóng băng sản lượng, tác động tích cực của thỏa thuận sẽ bị “lu mờ” bởi sự sụt giảm nhu cầu. Hầu hết các dự đoán đều cho rằng tăng trưởng nhu cầu sẽ giảm trong năm 2016 khi kinh tế châu Âu, Trung Quốc và Mỹ giảm tốc.
Tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu đạt đỉnh 5 năm ở 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2015 những sẽ giảm xuống 1,2 triệu thùng/ngày trong năm 2106, theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Nhật Trường
No comments:
Post a Comment