Friday, April 17, 2015

Phóng Điện "liên hoàn 220kv - 220v - đất"

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 03/03/2014, xin giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP. HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - tin học EEI

PHÓNG ĐIỆN “LIÊN HOÀN 220KV – 220V – ĐẤT”
 QUA DÂY THẢ DIỀU
Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc 
Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP. HCM HASCON,
Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - tin học EEI

Ông Trần Đức Hiền - phó trưởng ấp Đức Long 2 cho biết, tối 1-3 tại địa bàn ấp đã xảy ra phóng điện từ đường dây 220kV, gây đứt đường dây hạ thế, khiến hơn 300 hộ dân ấp Đức Long 1 và Đức Long 2 bị mất điện trong thời gian dài. Người dân ở hiện trường cho hay, vụ phóng điện gây ra tiếng nổ lớn làm khoảng 2.000m2 cỏ khô dưới trụ điện này bị cháy rụi.
Lãnh đạo Điện lực Thống Nhất cho biết đường điện 220kV đi qua địa bàn ấp Đức Long 2 do Công ty Truyền tải điện 4 quản lý. Sự cố xảy ra do người dân thả diều vướng dây vào đường điện. Hiện đơn vị đang phối hợp chính quyền tiếp tục thống kê các hộ bị thiệt hại do sự cố điện để báo cáo lên Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai xin ý kiến giải quyết. 
Câu hỏi:
- Thường thì nguyên nhân phóng điện do đâu?
- Một vài ví dụ về các vụ phóng điện gây cháy nổ, chết người mà Thầy biết trước đây?
- Tác hại của phóng điện bất thình lình như vậy là không thể lường trước được. Vậy có cách nào kiểm soát  sự phóng điện trong khu dân cư kiểu này không ạ? 

Trả lời:

Theo tin tức trên báo chí, thì đây là một sự cố “Liên hoàn”, điện cao áp  220 KV phóng từ dây 220 KV, theo đường dây thả diều, vào đường dây 220 V, rồi xuống đất.
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế khi hội đủ các điều kiện sau đây: Đầu dây thả diều buộc chặt vào một cây cọc, cây cọc cắm chặt trên mặt đất, dây diều tình cờ đồng thời chạm vào dây cao áp 220 KV (dây trần) và đụng vào dây 220 V (cũng là dây trần).
Nếu chỉ có dây diều đụng vào dây 220 KV thì sẽ chỉ phóng điện từ dây 220 KV xuống đất, kèm theo một tiếng nổ rất lớn và cháy hết cỏ và tất cả mọi vật xung quanh cọc cột dây diều cắm trên mặt đất. Trường hợp này không liên can gì đến đường dây 220 V.
Còn khi dây diều đồng thời chạm vào dây 220 KV và 220 V (dây trần), thì không những phóng điện từ dây 220 KV xuống cọc cắm dây diều trên mặt đất mà còn phóng điện từ dây 220 KV xuống dây 220 V. Việc phóng điện vào dây 220 V cũng mạnh không kém phóng điện xuống mặt đất và dẫn đến hai hậu quả:
Một là, dây 220 V bị cháy đứt khiến dân cư trong vùng bị mất điện. Hai là, riêng những gia đình ở gần điểm chạm và phóng điện, (theo báo là 30 hộ) thì các thiết bị dùng điện trong nhà như ti vi, tủ lạnh có thể bị cháy hỏng, vì tại thời điểm phóng điện, điện áp trên dây 220 V sẽ không phải là 220 V như bình thường mà có thể lên đến hàng nghìn V, các đồ dùng gia đình không chịu nổi và dễ dàng bị cháy rụi.
Để đề phòng sự cố “liên hoàn” này, tốt nhất là mọi người không được thả diều gần dây điện cao thế. Cụ thể là tránh không cho con diều và dây diều chạm vào đường dây cao thế. Tương tự cũng không nên thả diều ở gần đường dây hạ thế, nhất là ở đường dây hạ thế trần. Nếu con diều hay dây diều chạm vào đường dây hạ thế trần nói chung không xảy ra vụ cháy nổ đứt dây ở đường hạ thế nhưng có nguy cơ người cầm dây diều bị điện hạ thế 220 V giật chết, nếu dây diều ẩm ướt và nạn nhân đi chân đất.
 Để đề phòng sự cố “liên hoàn” này, tốt nhất là mọi người không được thả diều gần dây điện cao thế. Cụ thể là tránh không cho con diều và dây diều chạm vào đường dây cao thế. Tương tự cũng không nên thả diều ở gần đường dây hạ thế, nhất là ở đường dây hạ thế trần. Nếu con diều hay dây diều chạm vào đường dây hạ thế trần nói chung không xảy ra vụ cháy nổ đứt dây ở đường hạ thế nhưng có nguy cơ người cầm dây diều bị điện hạ thế 220 V giật chết, nếu dây diều ẩm ướt và nạn nhân đi chân đất.





No comments:

Post a Comment