Thursday, April 16, 2015

Một cách nhìn về Du lịch Biển Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17/07/2014,  Xin giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học EEI.

      1.      Sơ lược về Doanh thu Công nghiệp Du lịch Thế giới
2.      Du lịch Biển của Việt Nam những năm vừa qua
3.      Những kiến nghị

1.      Sơ lược về Doanh thu Công nghiệp Du lịch Thế giới

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Du lịch là một ngành Công nghiệp, hơn nữa lại còn là “Công nghiệp không khói”. Thuật ngữ “Công nghiệp không khói” thể hiện điểm đặc biệt của Công nghiệp này, là “Công nghiệp xanh”, thích ứng với đòi hỏi ngặt nghèo của Nhân loại hiện nay về bảo vệ môi trường.
Theo thống kê, Công nghiệp Du lịch có rất nhiều lợi thế, như lãi suất rất cao,.
Đặc biệt, du lịch là ngành kinh tế “xuất khẩu tại chỗ”,  mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế quốc dân và đời sống của mọi người.
Xin giới thiệu một số thông tin về Doanh thu Du lịch của 26 nước trên Thế giới, lựa chọn những nước có bờ Biển dài, chắc chắn thị phần Du lịch Biển sẽ chiếm tỉ trọng cao.
Thông tin gồm 3 bảng, trong đó xếp thứ tự các nước theo chỉ tiêu: Tổng Doanh thu Du lịch, Doanh thu Du lịch / người, và tỉ lệ giữa Doanh thu Du lịch / GDP

Bảng 1. TỔNG DOANH THU DU LỊCH CỦA CÁC NƯỚC NĂM 2010


STT
Tên nước
Dân số (2010),     triệu người
Diện tích   ( km²)
Chiều dài bờ biển (km)
GDP/
người (USD), 2010
Doanh thu du lịch (tỷ USD)
Doanh thu du lịch/
người (USD)
1
Trung Quốc
1,338,300
9.571.300
14500 
4421
133.76
100
2
Pháp
64,895
674,843
3427 
44008
77.15
1,189
3
Mỹ
309,349
9.629.091
19924
46900
59.79
193
4
Tây Ban Nha
46,071
504.782
4964
30334
52.68
1,143
5
Ý
60,483
301.336
7600
34154
43.63
721
6
Vương Quốc Anh
62,232
130.395
12429
36371
29.80
479
7
Thổ Nhĩ Kỳ
72,752
780.58
8333
10062
26.99
371
8
Malaysia
28,401
329.758
4675
8418
24.58
865
9
Đức
81,777
357.021
2389
40198
23.76
291
10
Nga
141,750
17.075.200
37653
10408
22.28
157
11
Mexico
113,423
1.964.375
933
9219
22.26
196
12
Ukraine
45871000
603.7

3013
21.20
462
13
Canada
34,126
9.984.670
20208
46283
16.10
472
14
Thái Lan
69,122
514000
3219
4992
15.94
231
15
Hy Lạp
11,316
131.94
130800
27311
15.01
1,326
16
Ai Cập
81,121
1.002.000
245
2808
14.73
182
17
Singapore
5,077
692.7
193
43865
11.64
2,293
18
Hàn Quốc
48,875
222.154
2413
20765
8.80
180
19
Hà Lan
16,616
41.848
451
46989
8.73
525
20
Nam Phi
49,991
1.214.470
2798
7271
8.07
161
21
Australia
22,299
7.617.930
34218
55474
5.89
264
22
Ấn Độ
1,224,615
3.287.263
7516
1342
5.78
5
23
Đài Loan
23,200
35.801
1566
18573
5.57
240
24
Brazil
194,946
8.514.877
7491
11089
5.16
26
25
Việt Nam
86,928
331.698
3260
1174
5.05
58
26
Cuba
11,258
110.86
3735
9900
2.53
225
27
Costa Rica
4,659
51.1
129
7941
2.10
451

Bảng 1 cho thấy các nước Công nghiệp phát triển có nền Kinh tế và Khoa học Công nghệ trình độ cao nằm trong 10 nước có Doanh thu Du lịch cao nhất, chỉ riêng 2 nước Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia được xếp thứ 7 và 8.
Việt Nam với Doanh thu 5.05 tỷ USD đứng vị trí thứ 25/27


Bảng 2. DOANH THU DU LỊCH /NGƯỜI CỦA CÁC NƯỚC NĂM 2010
STT
Tên nước
Dân số (2010),     triệu người
Diện tích (km²)
Chiều dài bờ biển (km)
GDP/
người (USD), 2010
Doanh thu du lịch (tỷ USD)
Doanh thu du lịch/
người (USD)
1
Singapore
5,077
692.7
193
43865
11.64
2,293
2
Hy Lạp
11,316
131.94
130800
27311
15.01
1,326
3
Pháp
64,895
674,843
3427 
44008
77.15
1,189
4
   Tây Ban Nha
46,071
504.782
4964
30334
52.68
1,143
5
Malaysia
28,401
329.758
4675
8418
24.58
865
6
Ý
60,483
301.336
7600
34154
43.63
721
7
Hà Lan
16,616
41.848
451
46989
8.73
525
8
Vương Quốc Anh
62,232
130.395
12429
36371
29.80
479
9
Canada
34,126
9.984.670
20208
46283
16.10
472
10
Ukraine
45,871
603.7

3013
21.20
462
11
Costa Rica
4,659
51.1
129
7941
2.10
451
12
Thổ Nhĩ Kỳ
72,752
780.58
8333
10062
26.99
371
13
Đức
81,777
357.021
2389
40198
23.76
291
14
Australia
22,299
7.617.930
34218
55474
5.89
264
15
Đài Loan
23,200
35.801
1566
18573
5.57
240
16
Thái Lan
69,122
514000
3219
4992
15.94
231
17
Cuba
11,258
110.86
3735
9900
2.53
225
18
Mexico
113,423
1.964.375
933
9219
22.26
196
19
Mỹ
309,349
9.629.091
19924
46900
59.79
193
20
Ai Cập
81,121
1.002.000
245
2808
14.73
182
21
Hàn Quốc
48,875
222.154
2413
20765
8.80
180
22
Nam Phi
49,991
1.214.470
2798
7271
8.07
161
23
Nga
141,750
17.075.200
37653
10408
22.28
157
24
Trung Quốc
1,338,300
9.571.300
14500 
4421
133.76
100
25
Việt Nam
86,928
331.698
3260
1174
5.05
58
26
Brazil
194,946
8.514.877
7491
11089
5.16
26
27
Ấn Độ
1,224,615
3.287.263
7516
1342
5.78
5

Bảng 2 cho thấy, đa số 10 nước đầu bảng cũng là những nước có nền Kinh tế phát triển và Khoa học Công nghệ tiên tiến. Các nước Hy Lạp (thứ 2), Malaysia (thứ 5) có đặc điểm là bờ Biển rất dài.

Việt Nam với Doanh thu Du lịch 58 USD/người đứng vị trí thứ 25/27, ít hơn gần 40 lần so với nước đầu bảng (Singapor, 2293 USD)


Bảng 3. TỈ LỆ DOANH THU DU LỊCH / GDP CỦA CÁC NƯỚC NĂM 2010
STT
Tên nước
Dân số (2010),     triệu người
Diện tích (km²)
Chiều dài bờ biển (km)
GDP/
người (USD), 2010
Doanh thu du lịch (tỷ USD)
Doanh thu du lịch/ GDP,
%
1
Ukraine
45,871
603.7

3013
21.20
15.34%
2
Malaysia
28,401
329.758
4675
8418
24.58
10.28%
3
Ai Cập
81,121
1.002.000
245
2808
14.73
6.47%
4
Costa Rica
4,659
51.1
129
7941
2.10
5.67%
5
Singapore
5,077
692.7
193
43865
11.64
5.23%
6
Việt Nam
86,928
331.698
3260
1174
5.05
4.95%
7
Hy Lạp
11,316
131.94
130800
27311
15.01
4.86%
8
Thái Lan
69,122
514000
3219
4992
15.94
4.62%
9
Tây Ban Nha
46,071
504.782
4964
30334
52.68
3.77%
10
Thổ Nhĩ Kỳ
72,752
780.58
8333
10062
26.99
3.69%
11
Pháp
64,895
674,843
3427 
44008
77.15
2.70%
12
Cuba
11,258
110.86
3735
9900
2.53
2.27%
13
Nam Phi
49,991
1.214.470
2798
7271
8.07
2.22%
14
Mexico
113,423
1.964.375
933
9219
22.26
2.13%
15
Ý
60,483
301.336
7600
34154
43.63
2.11%
16
Nga
141,750
17.075.200
37653
10408
22.28
1.51%
17
Vương Quốc Anh
62,232
130.395
12429
36371
29.80
1.32%
18
Đài Loan
23,200
35.801
1566
18573
5.57
1.29%
19
Hà Lan
16,616
41.848
451
46989
8.73
1.12%
20
Canada
34,126
9.984.670
20208
46283
16.10
1.02%
21
Hàn Quốc
48,875
222.154
2413
20765
8.80
0.87%
22
Đức
81,777
357.021
2389
40198
23.76
0.72%
23
Australia
22,299
7.617.930
34218
55474
5.89
0.48%
24
Mỹ
309,349
9.629.091
19924
46900
59.79
0.41%
25
Ấn Độ
1,224,615
3.287.263
7516
1342
5.78
0.35%
26
Trung Quốc
1,338,300
9.571.300
14500 
4421
133.76
2.26%
27
Brazil
194,946
8.514.877
7491
11089
5.16
0.24%

Bảng 3 cho thấy, đứng đầu bảng lại là những nước nghèo, còn nước giàu có phát triển lại đứng cuối bảng. Có lẽ những nước đầu bảng do điều kiện thiên nhiên ưu đãi, có nhiều cơ hội thu hút khách du lịch nên Tỷ số Doah thu du lịch trên GDP khá cao.

Việt Nam với Doanh thu Du lịch chiếm 4.95% GDP đứng vị trí thứ 6/27

Ba bảng nói trên là những con số về Du lịch nói chung của các nước, rất tiếc chúng tôi chưa có những thống kê cho riêng Du lịch Biển của các nước.

Tuy nhiên cũng có thể đưa ra một con số có thể đánh giá gần đúng hiệu quả khai thác Du lịch bờ Biển, bằng cách tính tỉ lệ giữa Doanh thu du lịch / chiều dài bờ Biển của các nước.

Bảng 4 dưới đây, sắp xếp 27 nước theo chỉ tiêu này, cho thấy những nước đứng đầu bảng là những nước có điều kiện thiên nhiên khí hậu thuận lợi, có nhiều tiềm năng và cơ hội thu hút khách du lịch, và chắc chắn họ đã khai thác tốt tiềm năng đó.

Việt Nam cũng là nước có điều kiện thiên nhiên khí hậu thuận lợi, có nhiều tiềm năng và cơ hội thu hút khách du lịch, nhưng có lẽ đã chưa khai thác tốt tiềm năng đó, nên Việt Nam đứng ví trí thứ 20/27.


Bảng 4. DOANH THU  DU LỊCH  / 1 KM BỜ BIỂN CỦA CÁC NƯỚC NĂM 2010
STT
Tên nước
Dân số (2010)
Diện tích, km²
Chiều dài bờ biển, km
GDP
/người USD
Doanh thu du lịch, tỷ USD
Doanh thu / 1 km bờ Biển, Triệu $
1
Singapore
5,077
692.7
193
43865
11.64
60.31
2
Ai Cập
81,121
1.002.000
245
2808
14.73
60.12
3
Mexico
113,423
1.964.375
933
9219
22.26
23.86
4
Pháp
64,895
674,843
3427
44008
77.15
22.51
5
Hà Lan
16,616
41.848
451
46989
8.73
19.36
6
Costa Rica
4,659
51.1
129
7941
2.10
16.27
7
Tây Ban Nha
46,071
504.782
4964
30334
52.68
10.61
8
Đức
81,777
357.021
2389
40198
23.76
9.95
9
Trung Quốc
1,338,300
9.571.300
14500
4421
133.76
9.22
10
Ukraine
45,871
603.7
2782
3013
21.20
7.62
11
Ý
60,483
301.336
7600
34154
43.63
5.74
12
Malaysia
28,401
329.758
4675
8418
24.58
5.26
13
Thái Lan
69,122
514000
3219
4992
15.94
4.95
14
Hàn Quốc
48,875
222.154
2413
20765
8.80
3.65
15
Đài Loan
23,200
35.801
1566
18573
5.57
3.56
16
Thổ Nhĩ Kỳ
72,752
780.58
8333
10062
26.99
3.24
17
Mỹ
309,349
9.629.091
19924
46900
59.79
3.00
18
Nam Phi
49,991
1.214.470
2798
7271
8.07
2.89
19
Vương Quốc Anh
62,232
130.395
12429
36371
29.80
2.40
20
Việt Nam
86,928
331.698
3260
1174
5.05
1.55
21
Canada
34,126
9.984.670
20208
46283
16.10
0.80
22
Ấn Độ
1,224,615
3.287.263
7516
1342
5.78
0.77
23
Brazil
194,946
8.514.877
7491
11089
5.16
0.69
24
Cuba
11,258
110.86
3735
9900
2.53
0.68
25
Nga
141,750
17.075.200
37653
10408
22.28
0.59
26
Australia
22,299
7.617.930
34218
55474
5.89
0.17
27
Hy Lạp
11,316
131.94
130800
27311
15.01
0.11


2.      Du lịch Biển của Việt Nam những năm vừa qua:

Du lịch Biển bao gồm 3 dạng:
-     Du lịch bờ Biển: nghỉ mát, tắm biển, điều dưỡng ở các Resort trên bờ Biển
-         Du lịch Du thuyền nội hải: Du lịch bằng những Du thuyền cỡ nhỏ trong vùng lãnh hải.
-         Du lịch Viễn Dương: Du lịch bằng tàu Du lịch Viễn Dương dạng khách sạn cao cấp, xuyên Đại dương đi đến nhiều nước

Du lịch bờ Biển:
Ở Việt Nam những năm vừa qua đã đầu tư xây dựng hàng loạt Resort trên bờ Biển và trên Đảo nhỏ ven Biển suốt từ Bắc đến Nam.

Nhờ thiên nhiên thuận lợi, bãi Biển đẹp, ở Miền Nam nắng ấm 4 mùa, đã thu hút hàng triệu khách du lịch khắp nơi trên Thế giới. Doanh thu Du lịch Việt Nam năm 2010 là 5.05 tỷ USD, năm 2012 đã tăng lên 6.8 tỷ USD.

Tuy nhiên Du lịch bờ Biển Việt Nam còn rất nhiều bất cập:
-  Khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp còn rất ít, có thể đếm được trên đầu ngón tay, hạn chế thu hút khách du lịch thuộc giới giàu có sang trọng.
-  Các dịch vụ cung ứng cho du khách chưa làm hài lòng và hấp dẫn du khách,
-  Môi trường xã hội nhiều nơi nhiều chỗ còn gây khó chịu cho du khách: vệ sinh công cọng, ăn xin, chèo kéo bán hàng …
-   Loại hình vừa du lịch vừa điều dưỡng chưa được mở rộng
-   Thế giới cho rằng sức hấp dẫn của du lịch là 3S. Việt Nam có 2 chữ S tuyệt
vời, Sea (Biển) đẹp, Sun (Măt trời) nắng đẹp quanh năm, nhưng chữ S thứ 3 (Sex) còn nhiều vướng víu, cản trở sức hút của du lịch Việt Nam đối với du khách nước ngoài.

Du lịch Du thuyền nội hải:

Việt Nam có tiềm năng và cơ hội phát triển loại hình này, nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi và phong cảnh đẹp. Nhưng những năm qua chỉ mới một vài nơi khai thác, ví dụ ở Vịnh Hạ Long, ở Nha Trang.
  
Do nhiều lý do khách quan vả chủ quan, loại hình này tổ chức chưa được tốt:
       - Chưa có những du thuyền chuyên dụng đảm bảo an toàn cho khách du lịch, chưa có đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, chưa có đủ con người và phương tiện tổ chức đảm bảo an toàn trên Biển.

Tại Vịnh Hạ Long một số Công ty đã cung ứng dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng trên du thuyền cho du khách, nhưng chất lượng du thuyền nhìn chung chưa đảm bảo, hàng năm vẫn xẩy ra việc du khách tử vong vì thuyền bị lật dù chỉ một con lốc nhẹ, thuyền không cập được vào các đảo vì thiếu cầu cảng, nhân sự phục vụ trên thuyền chưa được đào tạo bài bản nên đã xẩy ra tình trạng tàu chìm, du khách chết đuối

Tại Vịnh Nha Trang (1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới) du khách đi tham quan vịnh, đi lặn xem san hô bằng tàu cá của ngư dân.

- Hành lang pháp lý còn nhiều bất cập khiến du khách còn gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn khách  đi tham quan, nghỉ qua đêm trên du thuyền phải xin phép cửa khẩu, biên phòng…rất phức tạp.

Du lịch Viễn Dương:

Loại hình Du lịch này đòi hỏi đầu tư rất lớn, bao gồm mua sắm hoặc đóng mới tàu Du lịch khách sạn, đào tạo đội ngũ chuyên viên phục vụ chuyên nghiệp, đòi hỏi uy tín và kinh nghiệm của hãng Du lịch để có thể thu hút khách.

Những yêu cầu này, hiện tại và có lẽ trong những thập niên tới Việt Nam chưa có khả năng đáp ứng.

3.      Những kiến nghị:

Nhà nước mặc dù xem kinh tế biển là ưu tiên, kinh tế du lịch là mũi nhọn (Nghị quyết TW 6), nhưng  đến nay vẫn chưa có chính sách đồng bộ khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế du lịch biển như: ưu đãi về nguồn vốn, chính sách thuế hợp lý để thu hút đầu tư.

Xin được nêu ra một vài kiến nghị.

      1. Đối với Du lịch bờ biển:
   -    Ưu tiên phát triển ngành xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng ven biển, trên các đảo tại các vùng du lịch, đặc biệt chú ý phát triển khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp

   -   Có chính sách ưu đãi đối với bất động sản phục vụ du lịch và hỗ trợ tín dụng,

-         Nâng cấp các dịch vụ  cho khách du lịch,
-         Tạo điều kiện để cải tạo và nâng cấp môi trường du lịch
-         Nên chăng xem lại cách ứng xử với Sex đối với du khách nước ngoài.

     2. Đối với Du lịch Du thuyền nội hải:

     -   Khuyến khích đầu tư vào loại hình du lịch này
-   Ưu đãi thuế quan liên quan đến ngành du lịch này,  ví dụ nhập khẩu du thuyền không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
-   Khuyến khích Xây dựng hạ tầng kỹ thuật như Bến du thuyền, cơ sở bảo dưỡng, bảo trì, cung ứng hậu cần cho du thuyền
-    Hình thành và phát triển ngành công nghiệp đóng du thuyền.
-    Xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho du khách nghỉ dưỡng, đi lại trên các vùng biển bằng du thuyền

    3. Đối với Du lịch Viễn Dương:

Nên chăng sớm hoạch định chiến lược phát triển  loại hình du lịch này trong tương lai.

4.      Một tín hiệu vui cho Du lịch Du thuyền nội hải Nha Trang:

Dự án xây dựng Bến du thuyền:

 Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du lịch đã chấp thuận cho UBND tỉnh Khánh Hoà cấp phép cho Công ty Focus Travel (Hà Nội) xây dựng Bến du thuyền quốc tế, theo công nghệ phao bê tông nổi làm cầu tàu. Bến du thuyền này dự kiến xây dựng trên diện tích 90 hécta mặt biển phía bắc thành phố Nha Trang, làm bến đỗ cho 420 du thuyền.
Hiện nay, dự án xây dựng Bến du thuyền này đang chờ thủ tục đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên môi trường.

Dự án Công viên công nghiệp du thuyền:

UBND tỉnh Khánh Hoà cũng đã cấp phép cho Cty CP Câu lạc Bộ Du thuyền Đệ Nhất (Khánh Hoà) xây dựng Công viên công nghiệp du thuyền, trên diện tích 90 hécta với 70 hécta đất và 20 hécta mặt biển, tại đầm Nha Phu (Ninh Hoà, Khánh hoà),

Công nghệ bê tông nổi cho bến du thuyền:

Công ty Focus Travel (Hà Nội) đã tiếp nhận công nghệ mới của nước ngoài  để sản xuất phao nổi.
Áp dụng công nghệ này, với diện tích nhà xưởng khoảng 2000 m2, chỉ trong thời gian 6 tháng – 1 năm, có thể sản xuất 200-400 phao nổi, kích thước rộng 4m, dài 20 m, đủ  sử dụng cho 200 đảo của tỉnh Khánh Hoà. Chi phí sản xuất mỗi phao khoảng  350 triệu đồng.

Phao bê tông nổi đã được Công ty thuê sản xuất, đủ làm cầu tàu cho 100 du thuyền, đang nằm tại Quân Cảng Nha Trang

Đóng mới du thuyền:

Cty Focus Travel được sự hỗ trợ kỹ thuật của các Công ty tư vấn và đăng kiểm nước ngoài, đang thử nghiệm đóng mới du thuyền bằng vỏ thép và vỏ  compozit tại nhà máy đóng tàu Nha Trang.



No comments:

Post a Comment