Thursday, April 16, 2015

Không phải xin lỗi, rút lui là xong!

TS Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP. HCM HASCON, Viện trưởng  Viện điện - Điện tử - Tin học EEI TP. Hồ Chí Minh, cho rằng, cách giải quyết này là chưa thích hợp. Lẽ ra, trước hết, Bộ GD&ĐT phải nghiêm túc nhận thấy cái sai của mình, rồi kịp thời đưa ra một dự án mới nghiêm túc, đúng đắn, khoa học và có thể chấp nhận được.
 Vụ  kinh phí “khủng” hơn 34.000 tỷ đồng cho đề án thay đổi chương trình, sách giáo khoa (SGK) mà Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển thay mặt Bộ GD&ĐT trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khiến dư luận bất bình suốt thời gian qua. Ngày.. , đáp ứng công luận, tại phiên họp của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Niên, Thiếu niên và Nhi Đồng, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã xin rút dự thảo Nghị quyết về đổi mới Chương trình sách giáo khoa khỏi chương trình làm việc lần này của Ủy ban (Quỳnh Hương xem lại : có đúng không ?).

Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội …., Viện trưởng viện Điện – Điện tử - Tin học TPHCM cho rằng, cách giải quyết này là chưa thích hợp. Lẽ ra, trước hết, Bộ GD&ĐT phải nghiêm túc nhận thấy cái sai của mình, rồi kịp thời đưa ra một dự án mới nghiêm túc, đúng đắn, khoa học và có thể chấp nhận được.

TS Nguyễn Bách Phúc phân tích, trong một khoảng thời gian rất ngắn: ngày 16/4 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT trình UBTV Quốc hội đề án thay đổi chương trình, sách giáo khoa với kinh phí hơn 34 nghìn tỷ đồng, ngày 17/4, tại buổi họp báo của Bộ GD&ĐT, đại diện của Bộ, ông Đỗ Ngọc Thống, thường trực Ban biên soạn CT, SGK nói rằng chi phí biên soạn SGK là 5.000 tỷ đồng, tiếp theo Bộ GD&ĐT ra thông báo giải trình chi tiết 34.000 tỷ, trong đó chi phí biên soạn SGK là 105 tỷ đồng, cuối cùng, ngày 20/04 Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lại giải trình rằng con số 34.000 tỷ chỉ là tạm tính của một số chuyên gia, và đưa ra Văn bản dự án chính thức có chữ ký của Bộ trưởng và đóng dấu đỏ, trong đó không hề có dự toán chi phí. Chúng tôi rất ngạc nhiên và cảm thấy lạ lùng với cách làm việc của Bộ GD&ĐT, dự chi cho một công việc của Bộ mà lại là những con số hoàn toàn khác nhau. Lạ lùng hơn là những người phát ngôn các con số đó đều nhân danh Bộ GD&ĐT, nhân danh các vị lãnh đạo cao nhất của Bộ GD&ĐT.
Thử làm phép tạm tính như sau: Tổng số SGK phổ thông cho 12 lớp khoảng 160 cuốn, cho rằng Bộ GD&ĐT “thêm mắm thêm muối” thì vào khoảng 200 cuốn. Vậy giá biên soạn một cuốn sách giáo khoa là bao nhiêu ? Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển 34.000 tỷ/200 cuốn = 170 tỷ/cuốn, theo ông Đỗ Ngọc Thống, thường trực Ban biên soạn CT, SGK 5.000 tỷ/200 cuốn = 25 tỷ/cuốn, theo báo cáo chi tiết của Bộ 105 tỷ/200 cuốn = hơn 0,5 tỷ đồng/cuốn. Có lẽ không ai không hết hồn với những con số kỳ quặc của Bộ GD&ĐT. Tất cả những con số này đều không thể chấp nhận được.
Theo TS Nguyễn Bách Phúc, việc Thứ trưởng Bộ GD&ĐT trình UBTVQH một dự án không đúng với Văn bản dự án do Bộ trưởng ký, nghĩa là thế nào ?, là xem thường Quốc hội ?, là lừa dối Quốc hội ?, là lừa dối nhân dân ?. Ai chịu trách nhiệm này? Bộ GD&ĐT đã có ý kiến gì về sự dối trá của ông Thứ trưởng? UBTVQH đã có ý kiến gì với Bộ GD&ĐT khi cho một vị Thứ trưởng lên nói dối trước Quốc hội?
Trước đó, ngày 20/4, trả lời trên VTV trong chương trình «Dân hỏi Bộ trưởng trả lời» Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói một câu ngắn gọn rằng «  tôi nhận trách nhiệm về sự sai sót », vậy xin hỏi Bộ trưởng : sai sót cụ thể thế nào? Nguyên nhân do đâu? Ai gây ra sai sót ? và cách khắc phục hậu quả thế nào? Chứ không thể buông lời “nhận sai sót”, “xin rút ” là xong.
Nên chăng, trước những “sai sót” của các vị Bộ trưởng, Thứ trưởng thì các vị nên từ chức, nếu không Nhà nước nên có hình thức xử lý thích đáng.


Quỳnh Hương ghi 

No comments:

Post a Comment