Bị cấm, vẫn mọc lên như nấm
Nhiều thông tin gần đây cho thấy, phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc miêu tả việc chơi golf như một cám dỗ sai lầm mà nhiều quan chức nước này đã sa vào. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hàng chục sân golf trên toàn quốc, nguyên nhân là những sân golf đó vi phạm quy định bảo vệ đất canh tác và nguồn tài nguyên nước.
Tại Trung Quốc, golf bị coi là một môn thể thao hay thú chơi xa xỉ. Sau năm 1949, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông ra lệnh xóa bỏ tất cả các sân golf, đồng thời cấm quan chức Chính phủ chơi môn này, và lệnh cấm đó đến này chưa được chính thức hủy bỏ. Những năm 1980 khi Trung Quốc mở cửa thu hút đầu đầu tư nước ngoài, không nhiều sân golf được cấp phép xây dựng. Nhưng theo thời gian, môn thể thao trở nên phổ biến trong giới nhà giàu Trung Quốc, các sân golf không giấy phép kinh doanh mọc lên như nấm sau mưa. Đến năm 2004, Chính phủ Trung Quốc ra lệnh cấm xây dựng sân golf mới để bảo vệ đất canh tác. Tuy nhiên, thực tế đại đa số các sân golf tại nước này đều được xây dựng sau năm 2004.
Theo thống kê, dù tồn tại lệnh cấm xây mới, nhưng số lượng sân golf của Trung Quốc vẫn tăng lên, hiện có hơn 600 sân. Các sân golf thường được xây kèm với những dự án căn hộ cao cấp, mục đích là tăng giá trị đất và thu hút chủ đầu tư bất động sản giàu có. Chính quyền địa phương – tổ chức thu lợi từ việc bán đất, đơn thuần hiểu đây là các công trình “giải trí”.
Vũng lầy giao dịch tiền - quyền
Thực trạng trên rõ ràng thể hiện có dung túng sai phạm trong quản lý xây dựng sân golf ở các địa phương của Trung Quốc. “Giống như rượu và thuốc lá xịn hay ô tô sang, golf trở thành công cụ để quan chức thông đồng với thương nhân” - một tờ báo thuộc cơ quan quản lý về hoạt động chống tham nhũng của Trung Quốc khẳng định hồi đầu tháng 4. Theo tờ này, “sân golf đang dần trở thành vũng lầy của giao dịch tiền - quyền giữa quan chức Chính phủ với giới doanh nhân”. Trong bài viết “Môn thể thao bị cấm: Golf và giấc mộng Trung Quốc”, tác giả Dan Washburn chỉ ra: “Bất kỳ ai cũng có thể là mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng và các sân golf đang là mục tiêu đặc biệt rõ ràng để bắt quan tham”.
Năm 1984, sân golf đầu tiên khai trương tại tỉnh Quảng Đông. Từ đó đến nay, số người chơi môn này tại Trung Quốc đạt hơn 1 triệu người. Tại tỉnh Quảng Đông, nơi có sân golf của Câu lạc bộ Mission Hills thuộc hàng lớn nhất thế giới, quan chức đã bị cấm chơi golf trong giờ làm việc, “để ngăn chặn hành vi vi phạm kỷ luật và tác phong không lành mạnh”. Cơ quan chống tham nhũng tỉnh Quảng Đông còn lập đường dây nóng để người dân phản ánh cán bộ, lãnh đạo vi phạm quy định về lối sống tác phong. Quy định có đề cập tới nguyên tắc chơi golf và tham gia hội đồng câu lạc bộ golf của quan chức.
Một số quan chức Trung Quốc bị cấm chơi golf trong giờ làm việc
Một số quan chức Trung Quốc cũng đã bị kỷ luật, hoặc thậm chí trở thành phạm nhân vì “biến tấu” môn thể thao golf. Bộ Thương mại Trung Quốc đã mở cuộc điều tra ông Vương Thẩm Dương, Vụ trưởng Vụ Đầu tư nước ngoài và hợp tác kinh tế thuộc Bộ Thương mại, vì tham gia các cuộc thi đấu golf do giới doanh nghiệp tài trợ. Theo tờ Pháp luật cuối tuần của Bộ Tư pháp Trung Quốc, 10 năm qua, 15 quan chức Chính phủ đã bị xử phạt do có hành vi vi phạm quy định liên quan tới chơi golf.
Sau nhiều năm lơi lỏng quản lý việc xây dựng sân golf, ngày 30-3 vừa qua, Ủy ban Cải cách và phát triển Trung Quốc cho biết, 66 sân golf xây dựng trái phép ở 20 tỉnh thành như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân đã bị “xóa sổ” và việc rà soát các sân golf vi phạm quy định xây dựng vẫn đang tiếp tục. Theo một bài viết đăng tháng 12-2014 trên tờ Wall Street Journal, việc chỉnh đốn này không chỉ là lấy lệ.
Các sân golf được cho là yếu tố đối nghịch với những vấn đề mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cố cải thiện, như nông dân mất đất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đặc biệt là tham nhũng tràn lan trong Chính phủ. Từ khi ông Tập lên nắm quyền, số quan chức Trung Quốc tham gia chơi golf ngày càng giảm.
Tại Trung Quốc, golf bị coi là một môn thể thao hay thú chơi xa xỉ. Sau năm 1949, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông ra lệnh xóa bỏ tất cả các sân golf, đồng thời cấm quan chức Chính phủ chơi môn này, và lệnh cấm đó đến này chưa được chính thức hủy bỏ. Những năm 1980 khi Trung Quốc mở cửa thu hút đầu đầu tư nước ngoài, không nhiều sân golf được cấp phép xây dựng. Nhưng theo thời gian, môn thể thao trở nên phổ biến trong giới nhà giàu Trung Quốc, các sân golf không giấy phép kinh doanh mọc lên như nấm sau mưa. Đến năm 2004, Chính phủ Trung Quốc ra lệnh cấm xây dựng sân golf mới để bảo vệ đất canh tác. Tuy nhiên, thực tế đại đa số các sân golf tại nước này đều được xây dựng sau năm 2004.
Theo thống kê, dù tồn tại lệnh cấm xây mới, nhưng số lượng sân golf của Trung Quốc vẫn tăng lên, hiện có hơn 600 sân. Các sân golf thường được xây kèm với những dự án căn hộ cao cấp, mục đích là tăng giá trị đất và thu hút chủ đầu tư bất động sản giàu có. Chính quyền địa phương – tổ chức thu lợi từ việc bán đất, đơn thuần hiểu đây là các công trình “giải trí”.
Vũng lầy giao dịch tiền - quyền
Thực trạng trên rõ ràng thể hiện có dung túng sai phạm trong quản lý xây dựng sân golf ở các địa phương của Trung Quốc. “Giống như rượu và thuốc lá xịn hay ô tô sang, golf trở thành công cụ để quan chức thông đồng với thương nhân” - một tờ báo thuộc cơ quan quản lý về hoạt động chống tham nhũng của Trung Quốc khẳng định hồi đầu tháng 4. Theo tờ này, “sân golf đang dần trở thành vũng lầy của giao dịch tiền - quyền giữa quan chức Chính phủ với giới doanh nhân”. Trong bài viết “Môn thể thao bị cấm: Golf và giấc mộng Trung Quốc”, tác giả Dan Washburn chỉ ra: “Bất kỳ ai cũng có thể là mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng và các sân golf đang là mục tiêu đặc biệt rõ ràng để bắt quan tham”.
Năm 1984, sân golf đầu tiên khai trương tại tỉnh Quảng Đông. Từ đó đến nay, số người chơi môn này tại Trung Quốc đạt hơn 1 triệu người. Tại tỉnh Quảng Đông, nơi có sân golf của Câu lạc bộ Mission Hills thuộc hàng lớn nhất thế giới, quan chức đã bị cấm chơi golf trong giờ làm việc, “để ngăn chặn hành vi vi phạm kỷ luật và tác phong không lành mạnh”. Cơ quan chống tham nhũng tỉnh Quảng Đông còn lập đường dây nóng để người dân phản ánh cán bộ, lãnh đạo vi phạm quy định về lối sống tác phong. Quy định có đề cập tới nguyên tắc chơi golf và tham gia hội đồng câu lạc bộ golf của quan chức.
Một số quan chức Trung Quốc bị cấm chơi golf trong giờ làm việc
Một số quan chức Trung Quốc cũng đã bị kỷ luật, hoặc thậm chí trở thành phạm nhân vì “biến tấu” môn thể thao golf. Bộ Thương mại Trung Quốc đã mở cuộc điều tra ông Vương Thẩm Dương, Vụ trưởng Vụ Đầu tư nước ngoài và hợp tác kinh tế thuộc Bộ Thương mại, vì tham gia các cuộc thi đấu golf do giới doanh nghiệp tài trợ. Theo tờ Pháp luật cuối tuần của Bộ Tư pháp Trung Quốc, 10 năm qua, 15 quan chức Chính phủ đã bị xử phạt do có hành vi vi phạm quy định liên quan tới chơi golf.
Sau nhiều năm lơi lỏng quản lý việc xây dựng sân golf, ngày 30-3 vừa qua, Ủy ban Cải cách và phát triển Trung Quốc cho biết, 66 sân golf xây dựng trái phép ở 20 tỉnh thành như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân đã bị “xóa sổ” và việc rà soát các sân golf vi phạm quy định xây dựng vẫn đang tiếp tục. Theo một bài viết đăng tháng 12-2014 trên tờ Wall Street Journal, việc chỉnh đốn này không chỉ là lấy lệ.
Các sân golf được cho là yếu tố đối nghịch với những vấn đề mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cố cải thiện, như nông dân mất đất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đặc biệt là tham nhũng tràn lan trong Chính phủ. Từ khi ông Tập lên nắm quyền, số quan chức Trung Quốc tham gia chơi golf ngày càng giảm.
Khánh Chi
No comments:
Post a Comment