Monday, March 23, 2015

Số liệu về sản lượng hàng không của sân bay Tân Sơn Nhất đã được thổi phồng.

Ngày 21/03/2015, Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON đã tổ chức Hội thảo khoa học “XÂY MỚI SÂN BAY LONG THÀNH HAY NÂNG CẤP SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT” tại Văn phòng Quốc hội phía Nam, 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh,       Xin giới thiệu bài viết của PGS TS Nguyễn Thiện Tống Chủ tịch Chi hội Hàng không thuộc Hội Tư vấn HASCON Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không trường ĐH Bách Khoa TP HCM,          Số liệu về sản lượng hàng không của sân bay Tân Sơn Nhất đã được thổi phồng.

Số liệu về sản lượng hàng không của sân bay Tân Sơn Nhất đã được thổi phồng.

PGS TS Nguyễn Thiện Tống
Chủ tịch Chi hội Hàng không thuộc Hội Tư vấn HASCON
Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không trường ĐH Bách Khoa TP HCM
Dự báo sản lượng hàng không cho sân bay Long Thành đến năm 2050 chỉ dựa vào số liệu 15 năm phát triển ban đầu của sân bay Tân Sơn Nhất từ năm 1995 đến 2009 mà độ chính xác và tin cậy rất đáng ngờ vực.
Những phân tích sau đây dựa vào số liệu trong Niên giám Thống kê (NGTK) của Cục Thống kê TpHCM và số liệu 100 sân bay đông khách nhất thế giới năm 2011 có thể dẫn đến kết luận rằng số liệu về sản lượng hàng không của sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) đã bị ngụy tạo thổi phồng lên để tuyên truyền về tình trạng “quá tải” của sân bay Tân Sơn Nhất và dự báo “nhu cầu ảo” rất lớn trong tương lai cho sân bay Long Thành.
Sự khác biệt rất lớn giữa số liệu của Cục Thống kê TpHCM và của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam về sản lượng hàng không của Tân Sơn Nhất
Số liệu về sản lượng hàng không của TSN trong NGTK của Cục Thống kê TpHCM từ 2005 đến 2012 khác xa số liệu của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) được sử dụng trong Báo cáo đầu tư dựa án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Niên giám Thống kê TpHCM cho số liệu về số lượng chuyến bay (cất/hạ cánh), số lượng hành khách và trọng lượng hàng hóa qua TSN mà chúng được phân chia làm hai loại theo hãng hàng không quốc tế và theo hãng hàng không Việt Nam, rồi ở mỗi loại lại chia ra theo chuyến bay quốc tế và chuyến bay nội địa. Từ số liệu này số lượng chuyến bay quốc tế của hãng hàng không quốc tế được cộng với số lượng chuyến bay quốc tế của hãng hàng không Việt Nam để có tổng số chuyến bay quốc tế. Số lượng chuyến bay nội địa của hãng hàng không quốc tế được cộng với số lượng chuyến bay nội địa của hãng hàng không Việt Nam để có tổng số chuyến bay nội địa. Tương tự như vậy, số lượng hành khách bay quốc tế của hãng hàng không quốc tế được cộng với số lượng hành khách bay quốc tế của hãng hàng không Việt Nam để có tổng số lượng hành khách bay quốc tế. Số lượng hành khách bay nội địa của hãng hàng không quốc tế được cộng với số lượng hành khách bay nội địa của hãng hàng không Việt Nam để có tổng số lượng hành khách bay nội địa. Tổng số lượng hàng hóa bay quốc tế và tổng số lượng hàng hóa bay nội địa cũng được tính toán tương tự.
Tính toán từ số liệu về sản lượng hàng không của TSN trong NGTK từ 2005 đến 2012 cho thấy:
- Số chuyến bay tăng bình quân 4,5% mỗi năm, trong đó số chuyến bay quốc tế giảm bình quân 2,15% mỗi năm và số chuyến bay nội địa tăng bình quân 10,91% mỗi năm. Tỉ lệ số chuyến bay quốc tế giảm từ 56,5% xuống 35,0%.
- Số hành khách tăng bình quân 4,9% mỗi năm, trong đó số hành khách bay quốc tế giảm bình quân 3,38% mỗi năm và số hành khách bay nội địa tăng bình quân 11,38% mỗi năm. Tỉ lệ số hành khách bay quốc tế giảm từ 58,7% xuống 38,4%.
- Số lượng hàng hóa không tăng mà giảm bình quân dưới 0,09% mỗi năm, trong đó số lượng hàng hóa bay quốc tế giảm bình quân 4,05% mỗi năm và số lượng hàng hóa bay nội địa tăng bình quân 7,42% mỗi năm. Tỉ lệ số lượng hàng hóa quốc tế giảm từ 70,1% xuống 50,0%.
Phân tích số liệu về sản lượng hàng không của TSN trong NGTK từ 2005 đến 2012 cho thấy khuynh hướng trong 8 năm từ 2005 đến 2012 là tổng số chuyến bay quốc tế, tổng số hành khách bay quốc tế và tổng số lượng hàng hóa bay quốc tế đều giảm hàng năm. Sự gia tăng tổng số chuyến bay, tổng số hành khách và tổng số lượng hàng hóa là do thành phần bay nội địa.
Tính toán dự báo theo số liệu về sản lượng hàng không của TSN trong NGTK từ 2005 đến 2012 thì năm 2015 số chuyến bay sẽ là 89.800, số hành khách sẽ là 11,5 triệu lượt người và số lượng hàng hóa sẽ là 301,900 tấn. Như thế TSN không “quá tải” như ACV - chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành - tuyên truyền.
Bảng 1. Số liệu từ Niên Giám Thống kê của Cục Thống kê TpHCM
(dòng chữ số nghiêng là do tính thêm)
NGTK
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
1) Chuyến bay
 57,842
54,625
60,266
62,827
71,247
82,557
74,951
76,838
Bay quốc tế
32,652
 30,451
31,886
 29,582
 28,932
31,214
24,333
 26,900
Bay nội địa
25,190
 24,174
28,380
 33,245
 42,342
51,363
50,618
 49,947
a) HK Quốc tế
 21,162
16,236
18,811
17,613
21,975
23,148
12,732
13,282
i) Bay QT
 17,480
14,933
16,130
13,400
14,026
15,553
8,365
 9,213
ii) Bay ND
3,682
 1,303
2,681
 4,213
 7,949
7,615
4,367
 4,069
b) HK Việt Nam
 36,680
38,398
41,455
45,214
49,299
59,409
62,219
63,556
i) Bay QT
 15,172
15,518
15,756
16,182
14,906
15,661
15,968
17,687
ii) Bay ND
 21,508
22,871
25,699
29,032
34,393
43,748
46,251
45,878
2) Hành khách
 7,103,700
7,246,900
8,314,800
8,309,400
8,947,700
10,686,200
9,417,900
9,655,000
Khách bay QT
4,172,400
 4,294,000
4,609,100
 3,969,400
 3,550,700
4,166,900
3,076,900
 3,711,200
Khách bay ND
2,931,400
 2,952,900
3,705,700
 4,340,000
 5,397,000
6,519,300
6,341,000
 5,953,800
a) HK Quốc tế
 2,908,100
2,488,700
2,821,900
2,300,400
2,663,800
2,702,500
1,043,800
1,189,800
i) Bay QT
 2,482,000
2,419,200
2,675,100
1,993,600
1,843,400
2,006,500
904,900
1,076,200
ii) Bay ND
426,100
69,500
 146,800
306,800
820,400
 696,000
138,900
113,600
b) HK Việt Nam
 4,195,600
4,758,200
5,492,900
6,009,000
6,283,900
7,983,700
8,347,100
8,475,200
i) Bay QT
 1,690,400
1,874,800
1,934,000
1,975,800
1,707,300
2,160,400
2,172,000
2,635,000
ii) Bay ND
 2,505,300
2,883,400
3,558,900
4,033,200
4,576,600
5,823,300
6,202,100
5,840,200
3) Hàng hóa (tấn)
 304,493
301,415
321,294
269,378
263,493
312,336
293,339
292,480
Bay quốc tế
 213,566
213,176
218,412
155,932
135,323
153,943
127,750
146,245
Bay nội địa
90,927
 88,239
102,882
113,446
128,170
158,393
162,589
146,233
a) HK Quốc tế
167,093
150,397
 158,391
92,822
86,983
87,977
62,148
63,175
i) Bay QT
154,454
149,645
 157,832
90,329
80,809
83,581
60,419
61,508
ii) Bay ND
 12,639
752
1,099
 2,493
 6,174
4,396
1,729
 1,667
b) HK Việt Nam
137,400
151,018
 162,363
176,556
176,510
 224,359
228,191
229,305
i) Bay QT
 59,112
63,531
60,580
65,603
54,514
70,362
67,331
84,737
ii) Bay ND
 78,288
87,487
 101,783
110,953
121,996
 153,997
160,860
144,566
Dự án sân bay Long Thành đã được manh nha vào khoảng năm 2000 khi mà sản lượng hàng không của TSN chỉ là 3,9 triệu khách/năm. Đến năm 2004, ông Nguyễn Nguyên Hùng, Tổng Giám đốc Cụm cảng hàng không Miền Nam lúc ấy đã cho biết rằng sân bay Long Thành sẽ được xây dựng trên diện tích 5.000 ha, vốn đầu tư 4,5 tỷ USD, năng suất 80 triệu lượt khách/năm và năm 2015 sân bay Long Thành sẽ được đưa vào khai thác từng phần song song với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Kể từ 2005 đến nay số liệu về sản lượng hàng không của TSN của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam càng ngày càng khác xa số liệu trong NGTK của Cục Thống kê TpHCM.
Trong Tóm tắt Báo cáo đầu tư dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế  Long Thành mới đây (tháng 9/2014), bảng số liệu chỉ cung cấp số hành khách, số lượng hàng hóa thực tế cho các năm 1995, 2000, 2007, 2008, 2009 mà số liệu năm 2009 là ước tính vì Báo cáo đầu tư dự án đang được soạn thảo trong năm đó. Sau đây là số liệu trích lại từ Báo cáo đầu tư dự án với số liệu cho năm 2010 và 2015 là dự báo.  
Bảng 2. Số liệu sản lượng hàng không trong Báo cáo đầu tư dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành
Tân Sơn Nhất
Thực tế
Thực tế
Thực tế
Thực tế
Ước tính
Dự báo
Dự báo
1995
2000
2007
2008
2009
2010
2015
Chuyến bay
Không có
Không có
Không có
Không có
Không có
Không có
Không có
Bay quốc tế
Không có
Không có
Không có
Không có
Không có
Không có
Không có
Bay nội địa
Không có
Không có
Không có
Không có
Không có
Không có
Không có
Hành khách
2.809.000
3.877.000
10.287.000
11.726.000
12.503.000
13.240.000
18.428.000
Bay quốc tế
1.662.000
2.372.000
 5.603.000
 6.068.000
 5.799.000
 6.229.000
 9.132.000
Bay nội địa
1.147.000
1.505.000
 4.684.000
 5.658.000
 6.704.000
 7.011.000
 9.296.000
Hàng hóa (tấn)
 48,309
81,689
 254,758
 277,676
 270,703
 292,803
 445,844
Bay quốc tế
 30,362
59,771
 174,917
 191,801
 169,826
 184,669
 283,583
Bay nội địa
 17,947
21,918
 79,840
 85,875
 100,876
 108,134
 162,261
Đến nay số liệu sản lượng hàng không của TSN của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam có thể tìm được cho các năm 2011, 2012, 2013 để lập bảng sau:
Bảng 3. Sản lượng hàng không của sân bay Tân Sơn Nhất theo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
Theo ACV
Thực tế
Thực tế
Thực tế
Thực tế
Thực tế
Thực tế
Thực tế
Thực tế
Thực tế
Năm
1995
2000
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Chuyến bay
110.412
127.348
131.710
139.756
Bay quốc tế
 49.944
 54.521
57.932
 62.043
Bay nội địa
 60.468
 72.827
73.778
 77.713
Hành khách (triệu)
2,809
3,877
10,287
11,726
12,503
15,056
16,699
17,538
20,035
Bay quốc tế
1,662
2,372
 5,603
 6,068
 5,799
 7,025
 7,560
8,269
 9,025
Bay nội địa
1,147
1,505
 4,684
 5,658
 6,704
 8,031
 9,138
9,269
11,010
Hàng hóa (tấn)
 48.309
81.689
254.758
277.676
270.703
348.091
337.871
341.694
375.823
Bay quốc tế
 30.362
59.771
174.917
191.801
169.826
227.943
218.136
226.117
256.255
Bay nội địa
 17.947
21.918
 79.840
 85.875
100.876
120.149
119.375
115.577
119.568
Khi so sánh số liệu của ACV với số liệu từ NGTK của Cục Thống kê TpHCM thì chúng khác biệt rất lớn. Năm 2000, sự khác biệt về tổng hành khách chỉ 1%, năm 2007 số liệu của ACV lớn gấp 1,24 lần so với NGTK và tỷ lệ này tăng nhanh đến năm 2012 là 1,82 lần. Về hành khách bay quốc tế, năm 2007 số liệu của ACV lớn gấp 1,22 lần của NGTK và tăng nhanh đến năm 2012 là 2,23 lần.
Bảng 4. Tỷ lệ số hành khách của TSN theo ACV so với trong NGTK TpHCM
Năm
1995
2000
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Hành khách
1.02
1.01
1.24
1.41
1.40
1.41
1.77
1.82
1.00
Bay quốc tế
1.03
1.03
1.22
1.53
1.63
1.69
2.46
2.23
1.00
Bay nội địa
1.00
0.99
1.26
1.30
1.24
1.23
1.44
1.56
1.00
Sự khác biệt quá lớn này giữa số liệu của ACV với số liệu từ NGTK chỉ có thể được giải thích bằng cách xác định ai đúng ai sai mà thôi.
Số liệu về sản lượng hàng không của TSN trong NGTK đáng tin cậy hơn vì chúng được công bố trên 20 năm qua và được Cục Thống kê TpHCM thực hiện một cách chuyên nghiệp và khách quan như đối với những số liệu thống kê khác của TpHCM. Còn số liệu của ACV lại rất đáng nghi ngờ, nhất là vì động cơ ACV muốn ngụy tạo tình trạng “quá tải” của TSN và dự báo nhu cầu lớn trong tương lai cho Long Thành.
Điều đáng lưu ý là trong tháng 11 năm 2013, Đoàn đại biểu Quốc hội TpHCM có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải về kiến nghị của cử tri thành phố muốn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, chưa xây sân bay Long Thành, trong đó có nêu:
“Cử tri cho rằng, số liệu thống kê về sản lượng sân bay Tân Sơn Nhất của thống kê thành phố thấp hơn số liệu của bộ Giao thông vận tải, và nếu số liệu (của bộ) quá cao mà không chính xác thì khả năng lỗ rất cao và hoàn vốn chậm. Cử tri đề nghị cần có một cơ quan thống kê độc lập tính toán hệ số tăng trưởng thật chính xác, nhằm tránh lãng phí lớn khi xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành”.
Nghi vấn rất quan trọng này chẳng những không được Bộ Giao thông vận tải làm sáng tỏ mà Cục Thống kê TpHCM còn bị áp lực để công bố số liệu về sản lượng hàng không TSN trong NGTK TpHCM năm 2013 giống như của ACV. Số liệu mới này trong NGTK 2013 chỉ có 9 dòng so với 21 dòng trong NGTK TpHCM ở các năm trước. Trong bảng số liệu mới này, số liệu cho các năm 2005, 2010, 2011, 2012 cũng được điều chỉnh cho giống như của ACV mà chúng khác hẳn với các số liệu cũ đầy đủ thông tin hơn trong các NGTK trước của Cục Thống kê TpHCM.
Lời giải thích thô thiển của Cục Hàng hhông

Trên trang web ngày 19/01/2015, Cục Hàng không có Thông cáo báo chí về số liệu thống kê sản lượng thông qua Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2005-2014.

Thông cáo báo chí của Cục Hàng không Việt Nam đưa ra nhằm lý giải những thắc mắc, phản ánh của các đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học liên quan đến sự khác biệt về số liệu thống kê sản lượng chuyến bay cất/hạ cánh, sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2005 - 2012 giữa hai nguồn chính từ Bộ Giao thông vận tải và từ Niên giám Thống kê hàng năm của Cục Thống kê TP.HCM.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, những số liệu công bố trong Niêm giám Thông kê hàng năm của Cục Thống kê TP.HCM do Trung tâm khai thác sân bay Tân Sơn Nhất (TOC) thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cung cấp định kỳ hàng tháng, hàng năm mà các số liệu chuyến bay, lượt hành khách, hàng hóa do TOC cung cấp cho Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh chỉ là sản lượng vận chuyển của TCTHK (không bao gồm các chuyến bay của các hãng hàng không quốc tế và các hãng hàng không Việt Nam khác).
Thông cáo báo chí này có đoạn: ”Ngày 15/12/2014, Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh đã có công văn số 627/CV-CTK xác nhận việc số liệu công bố trong Niên giám thống kê về sản lượng vận chuyển hàng không giai đoạn 2005-2012 chỉ bao gồm sản lượng vận chuyển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, không bao gồm các chuyến bay của các hãng hàng không quốc tế và các hãng hàng không Việt Nam khác (trong giai đoạn 2005-2012, luôn có từ 40-50 hãng hàng không nước ngoài và 4-5 hãng hàng không Việt Nam (giai đoạn này còn có hãng hàng không Đông Dương-Indochina Airlines và Air Mekong) khai thác đi/đến CHKQT Tân Sơn Nhất). Như vậy, việc chỉ sử dụng số liệu khai thác của duy nhất hãng hàng không Vietnam Airlines sẽ không thể là con số chính xác, không thể hiện đầy đủ hoạt động tại CHKQT Tân Sơn Nhất.”
Những ai đọc kỹ số liệu sản lượng hàng không trong Niên Giám Thống Kê của Cục Thống Kê Tp.HCM từ 1995 đến 2012 thì thấy chúng thể hiện rất chi tiết và hiện đầy đủ hoạt động tại Sân bay Tân Sơn Nhất.
Số liệu sản lượng hàng không qua Sân bay Tân Sơn Nhất trong NGTK có 21 dòng và cho 3 mục: (1) số chuyến bay cất cánh và hạ cánh, (2) số hành khách vận chuyển, (3) hàng hóa vận chuyển. Mỗi mục ngoài tổng số còn chia ra 2 loại: (a) hãng hàng không quốc tế, (b) hãng hàng không Việt Nam. Mỗi loại lại chia ra 2 dòng nữa: (i) bay quốc tế, (ii) bay nội địa. Như thế khi lấy số chuyến bay quốc tế (a-i) của các hãng hàng không quốc tế cộng với số chuyến bay quốc tế (b-i) của các hãng hàng không Việt Nam thì có được số chuyến bay quốc tế của tất cả các hãng hàng không. Khi lấy số chuyến bay nội địa (a-ii) của các hãng hàng không quốc tế cộng với số chuyến bay nội địa (b-ii) của các hãng hàng không Việt Nam thì có được số chuyến bay nội địa của tất cả các hãng hàng không. Tương tự như thế số hành khách vận chuyển theo chuyến bay quốc tế của tất cả các hãng hàng không và số hành khách vận chuyển theo chuyến bay nội địa của tất cả các hãng hàng không cũng tìm được. Như thế 6 dòng số liệu về số chuyến bay cất hạ cánh, số hành khách, hàng hóa vận chuyển phân ra theo bay quốc tế và bay nội địa có thể dễ dàng tính được từ 21 dòng số liệu gốc trong NGTK để so sánh với số liệu tương ứng của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam hay của Cục Hàng không.
Nhìn vào 21 dòng số liệu gốc trong NGTK cũng như ở Bảng 1 với 27 dòng mà trong đó 6 dòng nghiêng là kết quả toán cộng nói trên thì thấy ngay lời giải thích rằng “số liệu công bố trong Niên giám thống kê về sản lượng vận chuyển hàng không giai đoạn 2005-2012 chỉ bao gồm sản lượng vận chuyển của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, không bao gồm các chuyến bay của các hãng hàng không quốc tế và các hãng hàng không Việt Nam khác” là hoàn toàn vô lý, không thể chấp nhận được. 
Thống kê sản lượng hàng không qua Sân bay Tân Sơn Nhất của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cũng như của Cục Hàng không Việt Nam chỉ có 9 dòng số liệu mà mỗi mục chỉ 3 dòng số liệu về tổng số, số lương bay quốc tế, và số lượng bay nội địa như ở Bảng 5.
Bảng 5. Số liệu mới công bố của Cục Hàng không Việt Nam
ACV
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Chuyến bay
 59,243
63,989
75,247
86,395
94,475
 109,412
127,438
131,710
Bay quốc tế
 32,740
35,360
40,270
44,674
44,140
48,944
54,521
57,932
Bay nội địa
 26,503
28,629
35,157
41,721
50,335
60,468
72,827
73,778
Hành khách
 7,345,000
8,473,000
10,287,000
11,726,000
12,730,000
15,056,000
16,698,000
17,538,000
Khách bay QT
 4,312,000
4,865,000
5,603,000
6,068,000
5,943,000
7,025,000
7,560,000
8,269,000
Khách bay ND
 3,033,000
3,608,000
4,684,000
5,658,000
6,787,000
8,031,000
9,138,000
9,269,000
Hàng hóa (tấn)
196,346
220,048
 254,757
277,676
282,580
 348,092
337,871
341,694
Bay quốc tế
132,997
147,314
 174,917
191,801
179,646
 227,943
218,136
226,117
Bay nội địa
 63,439
72,734
79,840
85,875
102,934
 120,149
119,735
115,577
Trong Báo cáo Đầu tư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, số liệu của ACV từ 1995 đến 2005 không khác biệt lắm so với số liệu trong NGTK TpHCM, nhưng sự khác biệt về số hành khách gia tăng rất nhanh và rất lớn từ trên 3% năm 2005, lên 17% năm 2006, rồi 24% năm 2007, 41% năm 2008, 77% năm 2011 và đến 82% năm 2012 như ở Bảng 4. Sự khác biệt về số hành khách quốc tế lại gia tăng lớn hơn nữa, từ chỉ trên 3% năm 2005, lên 12% năm 2006, rồi 22% năm 2007, 53% năm 2008, 146% năm 2011 và đến 123% năm 2012.
Như thế số liệu sản lượng hàng không của Tân Sơn Nhất từ 1995 đến 2005 của Cục Thống Kê Tp.HCM phải được công nhận là đúng và bao gồm số liệu cho tất cả các hãng hàng không sử dụng sân bay Tân Sơn Nhất. Sự khác biệt số liệu giữa hai nguồn cung cấp gia tăng rất nhanh và rất lớn từ 2005 đến 2012 như trên không thể giải thích như trong Thông cáo báo chí của Cục Hàng không Việt Nam đưa ra ngày 19/01/2015 được. Rõ ràng là lời giải thích đó là hoàn toàn vô lý nếu không nói là bịa đặt một cách thô thiển, cho dù đó là lời giải thích của chính Cục Thống Kê TpHCM hay của ai áp đặt cho họ.
Sản lượng hàng không của Tân Sơn Nhất năm 2011 không thể lớn đến mức 16,7 triệu khách như  số liệu của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
Trong danh sách 100 sân bay đống khách nhất thế giới năm 2011 do Hiệp hội Cảng hàng không Quốc tế (Airports Council International) công bố mà sân bay thứ 100 có sản lượng hành khách là 14 triệu khách thì sân bay Tân Sơn Nhất không có tên trong danh sách đó.
Danh sách 10 sân bay cuối trong 100 sân bay đông khách nhất thế giới năm 2011
TT
Sân bay
Số khách 2011
Số khách 2010
90
Sao Paulo, Brasil
16.687.731
15.441.789
91
Brasilia, Brasil
15.801.122
14.824.113
92
Sapporo, Nhật Bản
15.773.073
16.745.235
93
Cao Khi Hạ Môn (Xiamen), Trung Quốc
15.753.183
13.248.367
94
Riyadh, Ả rập Xê út (Saudi Arabia)
15.432.950
14.136.837
95
Fukuoka, Nhật Bản
15.431.078
16.404.617
96
Rio de Janeiro, Brasil
15.184.350
12.605.637
97
Helsinki, Phần Lan
14.851.675
12.866.036
98
Lisbon, Bồ Đào Nha
14.791.260
14.058.751
99
Athens, Hy Lạp
14.428.032
15.390.156
100
Auckland, New Zealand
14.012.329
13.705.116
Theo NGTK sản lượng TSN năm 2011 là 9,4 triệu khách nên TSN không có trong danh sách đó là hợp lý. Nhưng theo ACV sản lượng hàng không của TSN năm 2011 là 16,7 triệu khách, một con số rất lớn, lớn hơn sản lượng của 10 sân bay cuối trong danh sách 100 sân bay đông khách nhất đó.
Rõ ràng là TSN không thể nào đông khách hơn những sân bay như Sao Paulo và Rio de Janeiro ở Brasil, Fukuoka ở Nhật Bản, Helsinki ở Phần Lan, Lisbon ở Bồ Đào Nha, Athens ở Hy Lạp, Auckland ở New Zealand.
Như thế sản lượng hàng không của TSN năm 2011 không thể lớn đến mức 16,7 triệu khách như số liệu của ACV, mà phải ít hơn mức 14 triệu khách của sân bay Auckland.
Sản lượng hàng không của Tân Sơn Nhất năm 2013 không thể trên 20 triệu khách như  số liệu của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
Tính toán từ số liệu về sản lượng hàng không của TSN của ACV cho thấy tốc độ gia tăng trung bình số hành khách trong 6 năm từ 2007 đến 2013 là 11,8%, tương đối lớn khi so với tốc độ gia tăng của các sân bay Hồng Kông là 4%, Singapore là 6,5%, Bangkok là 2,3%, Kuala Lumpur là 10,2%.
Tính toán từ số liệu về sản lượng hàng không của TSN trong NGTK từ 2005 đến 2012 cho thấy thấy tốc độ gia tăng trung bình số hành khách là 4.9% mỗi năm, tương đối vừa phải so với mức trung bình chung là 6% của các sân bay trong khu vực trong cùng thời gian..
Khi số liệu về sản lượng của TSN trong NGTK từ 1995 đến 2012 là đúng thì số hành khách năm 2011 chỉ là 9,4 triệu khách và với tốc độ gia tăng trung bình hàng năm là 5% thì năm 2013 số hành khách chỉ trên 10 triêu khách thôi chứ không thể trên 20 triệu khách như số liệu của ACV được.

Tóm lại những phân tích trên cho thấy rằng sản lượng hàng không của TSN đã bị ngụy tạo và thổi phồng lên để tuyên truyền về tình trạng “quá tải” của sân bay Tân Sơn Nhất và dự báo “nhu cầu ảo” rất lớn trong tương lai cho sân bay Long Thành.

No comments:

Post a Comment