Sunday, January 25, 2015

“Hùm xám” Chu Vĩnh Khang – Sập bẫy

Báo Nguyễn Tấn Dũng, ngày 26/01/2015,         http://nguyentandung.org/hum-xam-chu-vinh-khang-sap-bay.html,        Trong chiếc bẫy mà Chủ tịch Tập Cận Bình giăng ra dành cho các đối tượng tham nhũng đã có 21 “con hùm” lớn và 6 trong số đó là bộ hạ thân tín của Chu Vĩnh Khang. Trong số những “con hùm sập bẫy” này có nhiều nhân vật thân cận của cựu Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách an ninh Chu Vĩnh Khang. Chủ tịch Tập Cận Bình đã triển khai được cuộc săn lùng ráo riết, bắt cả “hổ” lẫn “ruồi”.

Cơ quan an ninh hàng đầu Trung Quốc tuyên bố cam kết sẽ tận trừ tàn dư ảnh hưởng của cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, động thái cho thấy quyết tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc triệt tiêu vấn nạn phe nhóm.
Trước đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã từng mô tả tham nhũng như một nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì vậy, ông coi chống tham nhũng như một nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền hiện nay. Trong cuộc chiến chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một số nhân vật từng được cho là “không thể chạm tới” lại “ngã ngựa” đầu tiên, đó là ông Chu Vĩnh Khang là thành viên cấp cao nhất bị điều tra kể từ năm 1980 khi “Bè lũ 4 tên” – bị đưa ra xét xử.
"Hùm xám" Chu Vĩnh Khang - Sập bẫy
Chu Vĩnh Khang khi còn đương chức
Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng tham nhũng và chủ nghĩa phe nhóm không chỉ phản ảnh tham vọng cá nhân, mà còn là tín hiệu nguy hiểm cho thấy sự mất đoàn kết nội bộ. Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng xã luận phân tích cụ thể mối quan hệ nguy hiểm giữa tham nhũng và chủ nghĩa phe nhóm. “Về bản chất, những nhóm nhỏ của một số cán bộ là một dạng nhóm lợi ích dùng quyền lực công để mưu lợi tư”,
Tại một hội nghị hồi tháng 11-2104, ông Tập đã dẫn lại một câu châm ngôn của triết gia thời cổ đại Hàn Phi Tử, để công kích chủ nghĩa phe nhóm. “Nếu việc bổ nhiệm chức vụ do các phe nhóm khống chế, thì mọi người sẽ tìm mọi cách để xây dựng các quan hệ có lợi”, ông nói. “Bọn họ sẽ nghĩ trăm ngàn cách để thỏa mãn lợi ích cá nhân, chứ không nghĩ đến việc quản lý quốc gia như thế nào”
Chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc đang lên đến cao trào. Sau khi truy tố nguyên phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Tài Tài Hậu, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương đã chính thức điều tra “Hùm xám” Chu Vĩnh Khang. Có ý kiến cho rằng sau khi săn hết “hổ”, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể bắt cả “rồng”.
Tiểu sử Chu Vĩnh Khang
Chu Vĩnh Khang (SN 1942), là người gốc Vô tích, tỉnh Giang Tô. Năm 1964, ông Chu Vĩnh Khang gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc, sau đó tham gia công tác khảo sát địa chất ở vùng đông bắc Trung Quốc năm 1966 khi Đại Cách Mạng Văn Hóa nổ ra. Ông tốt nghiệp khoa khảo sát và thăm dò của Học viện dầu khí Bắc Kinh Chu Vĩnh Khang chuyên ngành khảo sát và thăm dò địa chất. Là một cử nhân đại học, ông giữ danh hiệu Kỹ sư cao cấp với cấp bậc tương đương giáo sư.
Từ 1960 đến 1970, ông làm việc trong ngành đầu khí. Giữa năm 1980, ông là Thứ trưởng ngành công nghiệp dầu khí; năm 1983 – 1985 ông từng giữ chức thị trưởng thành phố Bàn Cẩm ở tỉnh Liêu Ninh; năm 1996 giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (công ty năng lượng lớn nhất Trung Quốc); năm 1998, ông giữ chức Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường; năm 1999 là Bí thư Đảng ủy tỉnh Tứ Xuyên.
Sau đó, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 14 và trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại khóa 15; năm 2002, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ công an của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nhiệm kỳ 2002-2007; Năm 2007, Chu Vĩnh Khang được bầu vào thường vụ Bộ Chính trị, bí thư Ủy ban Chính pháp đầy quyền lực này, quản các lĩnh vực an ninh, công an, tòa án, kiểm sát.
"Hùm xám" Chu Vĩnh Khang - Sập bẫy
Chu Vĩnh Khang nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị
Năm 2007, ông được cử thay thế vị trí của La Cán, người nghỉ hưu từ Ủy ban chính trị và hành pháp, và chịu trách nhiệm về tòa án, cảnh sát, các lực lượng bán quân sự và nhiều cơ quan an ninh và gián điệp của chính phủ. Ông từng giữ chức vụ trong Ban thường vụ bộ chính trị lần thứ 17 và chủ nhiệm Ủy ban Chính trị – Pháp luật trung ương từ năm 2007 đến năm 2012. Ông về hưu tại Đại hội Đảng lần thứ 18 năm 2012.
Trong thời gian còn đương chức, Chu Vĩnh Khang được cho là đã dính líu đến nhiều vụ tham nhũng, lạm dụng quyền hành và bị cáo buộc là một trong những thủ phạm chính trong cuộc đàn áp môn khí công Pháp Luân Công. Cha con Chu Vĩnh Khang có ảnh hưởng lớn trong việc kiểm soát sự độc quyền của ngành công nghiệp dầu mỏ
Chu Vĩnh Khang là đối tượng điều tra của chính phủ Trung Quốc trong chiến dịch bài trừ tham nhũng. Hơn nữa ông cũng bị bê bối vì dính tới các vụ án mua bán dâm và quan hệ tình dục bất chính với hàng trăm phụ nữ. Tờ Thời báo Trung Quốc dẫn lời các điều tra viên cho rằng ông Chu Vĩnh Khang có ít nhất 6 căn nhà riêng để “vui vẻ với phụ nữ” ở thủ đô Bắc Kinh.
Vào tháng 8-2013, Chính phủ Trung Quốc mở một cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang như một phần của chiến dịch chống hối lộ tiếp sau vụ Bạc Hy Lai. Ngày 5-12-2014, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc công bố Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên của Bộ chính trị bị khai trừ khỏi Đảng và sẽ bị khởi tố với các tội danh nhận hối lộ,làm lộ bí mật của Đảng và quốc gia. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc ra lệnh bắt giữ Chu Vĩnh Khang.
Khi Chu Vĩnh Khang còn là chủ nhiệm Ủy ban Đảng tỉnh Tứ Xuyên ông ta đã tích cực thúc đẩy và trực tiếp nhúng tay vào việc đàn áp Pháp Luân Công ở Tứ Xuyên. Sau khi vợ chết, Chu Vĩnh Khang lấy cháu gái của Giang Trạch Dân. Khi Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Chu Vĩnh Khang là một trong những người tích cực tham gia và ủng hộ ông Giang. Chu Vĩnh Khang coi đó là cơ hội để thăng tiến trên con đường quan lộ của mình, khiến tỉnh này trở thành một trong những nơi có số lượng học viên Pháp Luân Công bị chết vì đàn áp lớn nhất.
(còn tiếp)
(Theo PetroTimes)

No comments:

Post a Comment