Trong Tiếng Việt hiện đại đa số các từ ngữ biểu thị các khái niệm trừu tượng, các khái niệm tinh thần, triết học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đều sử dụng từ Hán Việt.
Điều này có thể minh chứng rất đơn giản, ví dụ câu Tiếng Việt ở trên ("Trong Tiếng Việt….. đều sử dụng từ Hán Việt") có tổng cộng 39 từ, thì chỉ có 3 từ thuần Việt là: “trong”, “và”, “đều”, còn lại đều là từ Hán - Việt, nghĩa là, với ví dụ này, tiếng Hán Việt chiếm tới (39 – 3)/39 = 92% trong một câu Tiếng Việt thông thường mà hằng ngày chúng ta vẫn nói.
Mặc dù chúng ta sử dụng nhiều tiếng Hán Việt đến thế, đến mức đại đa số mọi người không biết đâu là tiếng thuần Việt, đâu là tiếng Hán Việt, nhưng chúng ta đã mắc những sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng tiếng Hán Việt, đặc biệt nghiêm trọng là những năm gần đây.
Xin được phân tích một số sai lầm điển hình:
Xin được phân tích một số sai lầm điển hình:
1. BÀI 1: CỤM TỪ “CHỨC DANH GIÁO SƯ” LÀ VÔ NGHĨA
Trước đây, chúng ta cũng như cả Thế giới đều nói “Học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư”. Nhưng chẳng hiểu sao khoảng mươi năm nay, bỗng nhiên cả nước gọi “Chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư”.
Trước đây, chúng ta cũng như cả Thế giới đều nói “Học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư”. Nhưng chẳng hiểu sao khoảng mươi năm nay, bỗng nhiên cả nước gọi “Chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư”.
Thực ra, chữ “Học hàm” là đúng, chữ “Chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư” là hoàn toàn sai, hoàn toàn vô nghĩa.
Trong chữ “chức danh”, chữ “danh” nghĩa là “tên gọi”, còn chữ
“chức” nghĩa là “chức vụ”. «Chức danh» nghĩa là tên gọi của một «chức vụ». Ví dụ, «chức danh Thủ tướng» là «tên gọi» của «chức vụ» đứng đầu Chính phủ, ví dụ «chức danh Bộ trưởng» là «tên gọi» của «chức vụ» đứng đầu một Bộ, ví dụ «chức danh Nhóm trưởng» là «tên gọi» của «chức vụ» đứng đầu một Nhóm. Như vậy «chức danh Giáo sư» là «tên gọi» của «chức vụ» nào ? Trong khi bản thân «Giáo sư» không hề là một chức vụ.
“chức” nghĩa là “chức vụ”. «Chức danh» nghĩa là tên gọi của một «chức vụ». Ví dụ, «chức danh Thủ tướng» là «tên gọi» của «chức vụ» đứng đầu Chính phủ, ví dụ «chức danh Bộ trưởng» là «tên gọi» của «chức vụ» đứng đầu một Bộ, ví dụ «chức danh Nhóm trưởng» là «tên gọi» của «chức vụ» đứng đầu một Nhóm. Như vậy «chức danh Giáo sư» là «tên gọi» của «chức vụ» nào ? Trong khi bản thân «Giáo sư» không hề là một chức vụ.
Trong chữ “học hàm”, “học” có nghĩa là “học vấn” «học thức» «học thuật», «hàm» có nghĩa là trình độ, mức độ, cấp độ. “Học hàm” có nghĩa là “trình độ, mức độ, cấp độ của học vấn, của học thức, của học thuật”.
Tương tự, trong Quân đội, có “Quân hàm”. «Quân» có nghĩa là «quân sự», «quân vụ», «Hàm» có nghĩa là trình độ, mức độ, cấp độ. «Quân hàm» có nghĩa là “trình độ, mức độ, cấp độ của tài năng Quân sự, năng lực chỉ huy».
Từ chỗ chúng ta nói sai chữ «Học hàm» thành «Chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư», dẫn đến việc thành lập các «Hội đồng xét duyệt Chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư» ở nhiều cấp, từ cơ sở đến trung ương. Nếu xét về ngôn ngữ thì tên gọi các Hội đồng ấy là hoàn toàn vô nghĩa.
No comments:
Post a Comment