Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TPHCM HASCON
Viện trưởng Viện Điện-Điện tử-Tin học EEI
Viện trưởng Viện Điện-Điện tử-Tin học EEI
Chào mừng Hội nghị thành lập Hội đồng hương Sơn Tân tại Sài Gòn và Nam Bộ, 26-2-2017, chúng tôi xin giới thiệu một Nhà Khoa học nổi tiếng quê SƠN TÂN, Cụ Giáo sư Sử học ĐINH XUÂN LÂM.
Cụ GS Đinh Xuân Lâm sinh ngày 4/2/1925 tại xóm Săng, xã Sơn Tân quê ta, xuất thân dòng họ Đinh Nho ở xóm Đình, xóm Săng. Thân phụ GS là Cụ Đinh Nho Linh, Tri huyện (là Chủ tịch Huyện ngày nay), huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa.
Ảnh 1 GS Đinh Xuân Lâm ở tuổi 90
GS Đinh Xuân Lâm là anh em cháu cô cháu cậu ruột của GS TS Nguyễn Đình Hối, quê xóm Săng xã Sơn Tân, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược TP.HCM, bà nội của GS Lâm là chị ruột của ông nội GS Hối.
Gần được 1 tuổi, Cụ theo cha mẹ ra Thanh Hóa, rồi trưởng thành, và gắn bó với quê hương thứ hai này. Sau khi đỗ bằng Thành chung ở Thanh Hóa (bằng Tốt nghiệp Cấp 2), Cụ thi đậu vào Trường Quốc học Huế, là một trong ba trường cấp 3 của Việt Nam thời bấy giờ, có ở Sài Gòn, Hà Nội và Huế, rồi tốt nghiệp Tú tài toàn phần,.Ban Triết học - Văn chương, tựa như tốt nghiệp cấp 3 Trung học Phổ thông ngày nay. Ngày xưa thời Pháp, thời Mỹ, trong trường cấp 3 chia ra nhiều Ban khác nhau, học sinh chỉ có thể theo học một Ban; lại còn câu chuyện bằng Tú tài bán phần và bằng Tú tài toàn phần, bằng Tú tài bán phần cấp cho những học sinh thi đậu 2 năm đầu của trường cấp 3, còn Tú tài toàn phần cấp cho những học sinh thi đậu cuối 4 năm của trường cấp 3.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chàng Tú tài 20 tuổi Đinh Xuân Lâm được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao nhiệm vụ làm thầy giáo trung học, thế hệ thầy giáo đầu tiên của đất nước độc lập. Những lứa học sinh Đào Duy Từ, Lam Sơn, Tĩnh Gia Thanh Hóa ngày đó còn nhớ như in hình ảnh thầy Lâm trẻ trung, da trắng với vóc dáng thư sinh, vừa tài hoa vừa... đào hoa, tài năng cùng gương mặt khôi ngô với đôi mắt nâu tình tứ của Thầy đã làm cho nhiều nữ sinh và cô giáo trẻ xiêu lòng.
Hoà bình lập lại (1954), thầy giáo Đinh Xuân Lâm 29 tuổi được đi học Đại học, được chuyển thẳng vượt cấp lên năm thứ 2 của Đại học Sư phạm Văn khoa, cùng học với Phan Huy Lê và Trần Quốc Vượng. Lớp học Sử - Điạ đầu tiên này, chỉ có 29 sinh viên, học với các thầy Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh, Đặng Thái Mai, Trần Đức Thảo..., và Thầy Lâm được cả lớp cử làm lớp trưởng.
Gần được 1 tuổi, Cụ theo cha mẹ ra Thanh Hóa, rồi trưởng thành, và gắn bó với quê hương thứ hai này. Sau khi đỗ bằng Thành chung ở Thanh Hóa (bằng Tốt nghiệp Cấp 2), Cụ thi đậu vào Trường Quốc học Huế, là một trong ba trường cấp 3 của Việt Nam thời bấy giờ, có ở Sài Gòn, Hà Nội và Huế, rồi tốt nghiệp Tú tài toàn phần,.Ban Triết học - Văn chương, tựa như tốt nghiệp cấp 3 Trung học Phổ thông ngày nay. Ngày xưa thời Pháp, thời Mỹ, trong trường cấp 3 chia ra nhiều Ban khác nhau, học sinh chỉ có thể theo học một Ban; lại còn câu chuyện bằng Tú tài bán phần và bằng Tú tài toàn phần, bằng Tú tài bán phần cấp cho những học sinh thi đậu 2 năm đầu của trường cấp 3, còn Tú tài toàn phần cấp cho những học sinh thi đậu cuối 4 năm của trường cấp 3.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chàng Tú tài 20 tuổi Đinh Xuân Lâm được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao nhiệm vụ làm thầy giáo trung học, thế hệ thầy giáo đầu tiên của đất nước độc lập. Những lứa học sinh Đào Duy Từ, Lam Sơn, Tĩnh Gia Thanh Hóa ngày đó còn nhớ như in hình ảnh thầy Lâm trẻ trung, da trắng với vóc dáng thư sinh, vừa tài hoa vừa... đào hoa, tài năng cùng gương mặt khôi ngô với đôi mắt nâu tình tứ của Thầy đã làm cho nhiều nữ sinh và cô giáo trẻ xiêu lòng.
Hoà bình lập lại (1954), thầy giáo Đinh Xuân Lâm 29 tuổi được đi học Đại học, được chuyển thẳng vượt cấp lên năm thứ 2 của Đại học Sư phạm Văn khoa, cùng học với Phan Huy Lê và Trần Quốc Vượng. Lớp học Sử - Điạ đầu tiên này, chỉ có 29 sinh viên, học với các thầy Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh, Đặng Thái Mai, Trần Đức Thảo..., và Thầy Lâm được cả lớp cử làm lớp trưởng.
Ảnh 2: Tứ trụ sử học VN đương đại, hàng sau từ trái: GS Trần Quốc Vượng, GS Đinh Xuân Lâm, GS Hà Văn Tấn, GS Phan Huy Lê) với ông bà GS Trần Văn Giàu, năm 1996
GS Trần Văn Giàu (bấy giờ là Chủ nhiệm khoa) "bắt cóc" Thầy Lâm vào Khoa Sử, có lẽ là tiền duyên đã định sẵn cho chàng trai yêu văn chương nhưng hiểu rất rộng về lịch sử này.
Những năm tháng sống hoà đồng cùng bạn bè, người sinh viên - giáo viên hưởng lương này, trong mắt bạn bè là người bạn vong niên đầy tình nghĩa, sống đơn sơ nhưng hay vui chuyện và có lối nói hóm hỉnh, bông đùa mà trí tuệ, được thầy Trần Văn Giàu quý nhất. Không phụ lòng thầy, Đinh Xuân Lâm và Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê đã trở thành "tam khôi" khi đỗ tốt nghiệp khoá 1956. Cả ba được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Những năm tháng sống hoà đồng cùng bạn bè, người sinh viên - giáo viên hưởng lương này, trong mắt bạn bè là người bạn vong niên đầy tình nghĩa, sống đơn sơ nhưng hay vui chuyện và có lối nói hóm hỉnh, bông đùa mà trí tuệ, được thầy Trần Văn Giàu quý nhất. Không phụ lòng thầy, Đinh Xuân Lâm và Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê đã trở thành "tam khôi" khi đỗ tốt nghiệp khoá 1956. Cả ba được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
GS. Đinh Xuân Lâm cuốn hút mọi người bởi vầng trán cao, đôi mắt sáng, mái tóc bạc và nụ cười nhẹ nhõm, bởi phong cách dễ gần, cởi mở, bình dị, bởi lối sống mộc mạc, chan hoà, nhân ái của con người của ông. Bạn bè, đồng nghiệp và học trò luôn tìm được trong sự phóng khoáng, bộc trực của ông (cái chất con người Nghệ Tĩnh - di sản văn hoá xứ Nghệ) một niềm cảm thông, chia sẻ và tin tưởng. GS Trần Quốc Vượng - người "bạn vàng" (Ami Jaune - như ông gọi) đã rất "nhạy" khi nhận ra trong hành trang tri thức và thế ứng xử của GS. Đinh Xuân Lâm đậm đà nét tinh tế và nghi thức của văn hóa Huế, sự trong sáng, thanh tao, lãng mạn... của văn hóa Pháp, đã tạo nên tính cách hiền lành, nhìn sự đời trôi chảy khá thản nhiên, ít ưu tư, có vẻ không chắc, không sâu sắc nhưng chín chắn hơn mà không đến nỗi rụt rè, thanh thản hơn mà không phù phiếm, ít tham vọng hơn mà không phải không làm việc hết mình cho một kỳ vọng hay lý tưởng nào đó, đặc biệt, mang dáng dấp người quân tử sửa mình theo đạo Trung dung...
Ảnh 3: Nghĩ suy về sự nghiệp trồng người
Ngay từ khởi điểm sự nghiệp sử học, cuộc đời GS đã gắn chặt với sự nghiệp trồng người và dù trong hoàn cảnh khó khăn cuộc sống đạm bạc, đêm đêm cặm cụi bên ngọn đèn dầu hạt đỗ, đạp xe xuyên đêm từ Đại Từ (Bắc Thái) về Hà Nội thời kháng chiến hay khi đất nước đã im tiếng súng, ông đều coi sự nghiệp nghiên cứu và trồng người là một. Đối với ông, nghề giáo là một nghề cao quý bởi nó là nghề đào tạo lớp trẻ, người dạy luôn phải tự đào tạo, tự phấn đấu vươn lên, kết hợp giảng dạy và nghiên cứu, hơn nữa đây là một nghề mang lại nhiều niềm vui cho cho người dạy. Năm 1988, khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - danh hiệu cao quý nhất của ngành giáo dục - ông đã tâm sự với những học trò đến chúc mừng bằng những lời thấm thía: "Đối với tôi, Huân chương vô giá chính là thế hệ các anh và những thế hệ mà tôi đã góp phần đào tạo, những thế hệ đã và đang đóng góp lao động có ích cho xã hội ở nhiều lĩnh vực". Trong buổi lễ đó có người đã khóc trước niềm vui và tấm lòng của người thầy mẫu
Giáo sư Đinh Xuân Lâm đã viết và đứng tên hơn 370 bài báo, tác giả của hơn 200 công trình nghiên cứu khoa học và 90 đầu sách, đã hướng dẫn thành công hơn 30 luận án tiến sĩ trong và ngoài nước, được phong học hàm Phó giáo sư năm 1980 và Giáo sư năm 1984, ngành Sử học.
Giáo sư Đinh Xuân Lâm được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam từ năm 1988, và giữ chức vụ đó trong các nhiệm kỳ II, III, IV, V, VI, cho đến năm 2015
Giáo sư Đinh Xuân Lâm đã viết và đứng tên hơn 370 bài báo, tác giả của hơn 200 công trình nghiên cứu khoa học và 90 đầu sách, đã hướng dẫn thành công hơn 30 luận án tiến sĩ trong và ngoài nước, được phong học hàm Phó giáo sư năm 1980 và Giáo sư năm 1984, ngành Sử học.
Giáo sư Đinh Xuân Lâm được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam từ năm 1988, và giữ chức vụ đó trong các nhiệm kỳ II, III, IV, V, VI, cho đến năm 2015
Ảnh 4: GS Đinh Xuân Lâm năm tháng nghỉ hưu
Cùng với Giáo sư Nguyễn Lân, Cụ là một trong hai người ngành Sử đầu tiên được Nhà nước Việt Nam tôn vinh phong tặng Nhà giáo Nhân dân và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.
GS Đinh Xuân Lâm đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba và hạng Nhất, Huy chương Vì thế hệ trẻ...
Cùng với GS. Phan Huy Lê, GS. Hà Văn Tấn và GS. Trần Quốc Vượng, GS. Đinh Xuân Lâm đã tạo nên "tứ trụ" của ngành sử học Việt Nam đương đại. Theo lời giải thích của cố GS. Trần Quốc Vượng thì khái niệm "tứ trụ" đó có lẽ hình thành vào cuối năm 1960, khi cả bốn ông đều nổi tiếng học giỏi.
Năm 1990, GS Đinh Xuân Lâm nghỉ hưu, nhưng từ đó ông vẫn tiếp tục không ngơi nghỉ công việc của mình với độ chín của một Nhà khoa học đầu ngành.
GS Đinh Xuân Lâm mất ngày 25 tháng 1 năm 2017 tại Hà Nội, ngày 30 tết Bính Thân, trước thềm năm mới Đinh Dậu, hưởng thọ 92 tuổi,
Cuộc đi xa của Cụ đã để lại niềm thương nhớ và khoảng trống lớn lao cho những người làm sử học Việt Nam.
GS Đinh Xuân Lâm đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba và hạng Nhất, Huy chương Vì thế hệ trẻ...
Cùng với GS. Phan Huy Lê, GS. Hà Văn Tấn và GS. Trần Quốc Vượng, GS. Đinh Xuân Lâm đã tạo nên "tứ trụ" của ngành sử học Việt Nam đương đại. Theo lời giải thích của cố GS. Trần Quốc Vượng thì khái niệm "tứ trụ" đó có lẽ hình thành vào cuối năm 1960, khi cả bốn ông đều nổi tiếng học giỏi.
Năm 1990, GS Đinh Xuân Lâm nghỉ hưu, nhưng từ đó ông vẫn tiếp tục không ngơi nghỉ công việc của mình với độ chín của một Nhà khoa học đầu ngành.
GS Đinh Xuân Lâm mất ngày 25 tháng 1 năm 2017 tại Hà Nội, ngày 30 tết Bính Thân, trước thềm năm mới Đinh Dậu, hưởng thọ 92 tuổi,
Cuộc đi xa của Cụ đã để lại niềm thương nhớ và khoảng trống lớn lao cho những người làm sử học Việt Nam.
GS. NGND Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử VN viết: "Tôi với GS Đinh Xuân Lâm có nhiều mối quan hệ thân thiết. Ông quê xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, miền núi tỉnh Hà Tĩnh, tôi quê xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, miền ven biển cùng tỉnh. Chúng tôi là đồng hương của xứ Núi Hồng - Sông La.
Trong số chúng tôi, GS Đinh Xuân Lâm là người rất say mê văn học. Ông đã từng dạy văn học tại trường phổ thông và sau khi chuyển sang lịch sử vẫn nuôi dưỡng niềm đam mê văn học và dành cho lĩnh vực này một tỷ trọng nghiên cứu đáng kể. Ông có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam, nhất là dòng văn học yêu nước.
GS Đinh Xuân Lâm ra đi, để lại một di sản khoa học khá đồ sộ với trên 400 sách và các luận văn khoa học. Đặc biệt, ông để lại trong tôi và bạn bè đồng nghiệp, trong các thế hệ học trò, hình ảnh một người thày mẫu mực, một nhà khoa học nghiêm túc, tài hoa, một người bạn chân tình, tận tụy."
Trong số chúng tôi, GS Đinh Xuân Lâm là người rất say mê văn học. Ông đã từng dạy văn học tại trường phổ thông và sau khi chuyển sang lịch sử vẫn nuôi dưỡng niềm đam mê văn học và dành cho lĩnh vực này một tỷ trọng nghiên cứu đáng kể. Ông có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam, nhất là dòng văn học yêu nước.
GS Đinh Xuân Lâm ra đi, để lại một di sản khoa học khá đồ sộ với trên 400 sách và các luận văn khoa học. Đặc biệt, ông để lại trong tôi và bạn bè đồng nghiệp, trong các thế hệ học trò, hình ảnh một người thày mẫu mực, một nhà khoa học nghiêm túc, tài hoa, một người bạn chân tình, tận tụy."
No comments:
Post a Comment