Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị Hành động chính trị Bảo thủ (CPAC) hôm 24/2 - Ảnh: Washington Post.
Tờ báo này nói rằng, cách ký thỏa thuận mà ông Trump đưa ra có thể sẽ tận dụng được năng lực thương thảo của ông chủ Nhà Trắng, nhưng có thể “làm khó” cho các công ty trên toàn thế giới và gây áp lực đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Phát biểu tại Hội nghị Hành động chính trị Bảo thủ (CPAC) vào hôm thứ Sáu vừa rồi, ông Trump ca ngợi quyết định của chính ông về việc rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đồng thời tuyên bố mở ra một kỷ nguyên mới mà ở đó nước Mỹ sẽ chỉ đàm phán các thỏa thuận thương mại song phương với từng quốc gia một.
“Chúng ta sẽ có các thỏa thuận thương mại, nhưng sẽ là thỏa thuận với từng nước một, và nếu họ cư xử không đúng đắn, chúng ta sẽ cắt thỏa thuận. Nếu họ quay lại, chúng ta sẽ ký một thỏa thuận tốt hơn”, Trump nói. “Sẽ không còn những thỏa thuận kiểu thảm họa sa lầy như hiện nay”.
Các chuyên gia kinh tế nói rằng quyết định dịch chuyển khỏi các thỏa thuận thương mại đa phương sang các thỏa thuận song phương là một thay đổi lịch sử có thể có ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng và các công ty Mỹ.
Việc dịch chuyển này có thể cho phép nước Mỹ đạt được những điều khoản có lợi hơn cho mình như những gì mà Trump và các quan chức chính quyền ông lập luận. Tuy nhiên, sự dịch chuyển đó cũng có thể dẫn tới quy trình đạt thỏa thuận đầy phức tạp, khiến thương mại toàn cầu giảm tốc - một sự thay đổi rốt cục có thể làm cho thế giới trở nên nghèo hơn.
Chính trị gia thuộc cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ đã thể hiện sự phản đối tự do thương mại trong những năm gần đây, cho rằng người Mỹ đang mất đi nhiều việc làm tốt, đặc biệt trong ngành sản xuất, vào tay những đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Mexico. Trước đây, ông Trump và các cố vấn của ông chỉ trích rằng các thỏa thuận thương mại đa phương quá phức tạp và làm giảm năng lực đàm phán của Mỹ.
Sau TPP, Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Mỹ, Mexico, và Canada có thể sẽ là “nạn nhân” mới của Trump. Từ trước khi nhậm chức, Trump đã cảnh báo sẽ đàm phán lại thỏa thuận này.
Phát biểu hôm thứ Sáu, Trump gọi NAFTA là “một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất mà bất kỳ quốc gia nào có thể tạo ra đối với phát triển kinh tế. Thỏa thuận này kìm hãm kinh tế, điều mà đất nước chúng ta đang lo ngại”.
Sau khi Trump rút Mỹ khỏi TPP, nhiều người cho rằng Mỹ có thể sẽ đàm phán một thỏa thuận tự do thương mại song phương với Nhật Bản. Chính sự hấp dẫn của thị trường Nhật là lý do nhiều ngành của Mỹ ủng hộ TPP trước đây.
Cả Mỹ và Nhật đều đã phát tín hiệu rằng đây là một lựa chọn, nhưng dù cả hai bên sẵn sàng, thì việc đàm phán một thỏa thuận tự do thương mại song phương giữa hai nước có thể sẽ mất nhiều năm.
Chiến lược thương mại mới của Trump phù hợp với tầm nhìn chung của ông về một nước Mỹ mạnh hơn và có ít nghĩa vụ hơn trên thế giới - tầm nhìn mà Trump gọi là “nước Mỹ trên hết”.
“Điểm cốt lõi mang đến niềm tin vào sự dịch chuyển này là chúng ta là một dân tộc đã và sẽ đặt người dân của mình lên trên hết”, ông Trump nói hôm thứ Sáu. “Sẽ chẳng có những thứ như quốc ca toàn cầu, đồng tiền toàn cầu hay một lá cờ toàn cầu. Tôi đại diện cho nước Mỹ, và tôi không đại diện cho thế giới”.
“Chúng ta sẽ có các thỏa thuận thương mại, nhưng sẽ là thỏa thuận với từng nước một, và nếu họ cư xử không đúng đắn, chúng ta sẽ cắt thỏa thuận. Nếu họ quay lại, chúng ta sẽ ký một thỏa thuận tốt hơn”, Trump nói. “Sẽ không còn những thỏa thuận kiểu thảm họa sa lầy như hiện nay”.
Các chuyên gia kinh tế nói rằng quyết định dịch chuyển khỏi các thỏa thuận thương mại đa phương sang các thỏa thuận song phương là một thay đổi lịch sử có thể có ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng và các công ty Mỹ.
Việc dịch chuyển này có thể cho phép nước Mỹ đạt được những điều khoản có lợi hơn cho mình như những gì mà Trump và các quan chức chính quyền ông lập luận. Tuy nhiên, sự dịch chuyển đó cũng có thể dẫn tới quy trình đạt thỏa thuận đầy phức tạp, khiến thương mại toàn cầu giảm tốc - một sự thay đổi rốt cục có thể làm cho thế giới trở nên nghèo hơn.
Chính trị gia thuộc cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ đã thể hiện sự phản đối tự do thương mại trong những năm gần đây, cho rằng người Mỹ đang mất đi nhiều việc làm tốt, đặc biệt trong ngành sản xuất, vào tay những đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Mexico. Trước đây, ông Trump và các cố vấn của ông chỉ trích rằng các thỏa thuận thương mại đa phương quá phức tạp và làm giảm năng lực đàm phán của Mỹ.
Sau TPP, Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Mỹ, Mexico, và Canada có thể sẽ là “nạn nhân” mới của Trump. Từ trước khi nhậm chức, Trump đã cảnh báo sẽ đàm phán lại thỏa thuận này.
Phát biểu hôm thứ Sáu, Trump gọi NAFTA là “một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất mà bất kỳ quốc gia nào có thể tạo ra đối với phát triển kinh tế. Thỏa thuận này kìm hãm kinh tế, điều mà đất nước chúng ta đang lo ngại”.
Sau khi Trump rút Mỹ khỏi TPP, nhiều người cho rằng Mỹ có thể sẽ đàm phán một thỏa thuận tự do thương mại song phương với Nhật Bản. Chính sự hấp dẫn của thị trường Nhật là lý do nhiều ngành của Mỹ ủng hộ TPP trước đây.
Cả Mỹ và Nhật đều đã phát tín hiệu rằng đây là một lựa chọn, nhưng dù cả hai bên sẵn sàng, thì việc đàm phán một thỏa thuận tự do thương mại song phương giữa hai nước có thể sẽ mất nhiều năm.
Chiến lược thương mại mới của Trump phù hợp với tầm nhìn chung của ông về một nước Mỹ mạnh hơn và có ít nghĩa vụ hơn trên thế giới - tầm nhìn mà Trump gọi là “nước Mỹ trên hết”.
“Điểm cốt lõi mang đến niềm tin vào sự dịch chuyển này là chúng ta là một dân tộc đã và sẽ đặt người dân của mình lên trên hết”, ông Trump nói hôm thứ Sáu. “Sẽ chẳng có những thứ như quốc ca toàn cầu, đồng tiền toàn cầu hay một lá cờ toàn cầu. Tôi đại diện cho nước Mỹ, và tôi không đại diện cho thế giới”.
An Huy
No comments:
Post a Comment