Nhiều chuyên gia nhận xét dù Bangladesh là đồng minh mạnh mẽ nhất của Ấn Độ trong khu vực song New Delhi có thể không đọ lại sự hào phóng của Bắc Kinh, bất chấp việc Thủ tướng Narendra Modi đang tích cực thắt chặt quan hệ thông qua kinh tế với các nước láng giềng, từ Sri Lanka đến Nepal và Bangladesh.
Ông Jiang Jingkui, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á tại Trường ĐH Bắc Kinh, nhận xét: “Ở mức độ nào đó, khu vực Nam Á cũng là một sân sau của Trung Quốc”. Cụ thể, miền Bắc khu vực này đóng vai trò then chốt trong vành đai kinh tế “Con đường tơ lụa” trong khi miền Nam quan trọng đối với “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”.
Tổng thống Bangladesh Abdul Hamid (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ đón ở Dhaka hôm 14-10 Ảnh: Tân Hoa Xã
Trung Quốc cũng “chi” mạnh không kém trong chuyến thăm Campuchiatrước đó. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố với Thủ tướng Hun Sen việc xóa khoản nợ tương đương 90 triệu USD mà Campuchia nợ Trung Quốc năm 2015 và cung cấp thêm gần 15 triệu USD cho Bộ Quốc phòng Campuchia.
Theo ông, 2 nước nhất trí mở rộng kim ngạch thương mại từ 4,4 tỉ USD hiện nay lên 5 tỉ USD vào năm 2017. Ngoài ra, Trung Quốc còn đồng ý nhập khẩu 200.000 tấn gạo từ Campuchia.
Chủ tịch Tập Cận Bình còn hứa sẽ thuyết phục các công ty Trung Quốc giúp Campuchia xây sân bay mới ở tỉnh Siem Reap và tuyến đường sắt mới, đồng thời bảo đảm làm tăng du khách Trung Quốc tới Campuchia từ khoảng 700.000 người hiện nay lên 2 triệu vào năm 2020.
Thủ tướng Hun Sen thừa nhận Campuchia không thể phát triển nếu không được Trung Quốc giúp đỡ. Ông kêu gọi Trung Quốc hỗ trợ hơn nữa, đặc biệt là về quốc phòng, đầu tư, y tế và cơ sở hạ tầng.
Theo hãng tin AP, người phát ngôn của Thủ tướng Hun Sen, ông Eang Sophalleth,tiết lộ đã có 31 thỏa thuận được ký kết trong chuyến thăm này nhưng từ chối cho biết 2 nhà lãnh đạo có bàn về cuộc tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông hay không.
Lục San
No comments:
Post a Comment