Monday, June 6, 2016

Hùa theo Trung Quốc, Moscow bị "chiếu tướng"

Báo Vietnamnet ngày 06/06/2016,      http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/suyngam/308679/hua-theo-trung-quoc-moscow-bi-chieu-tuong.html,          Nhiều năm qua, dù Moscow bước vào một cuộc đương đầu khó khăn trên “mặt trận” phương Tây, họ đang cố gắng thể hiện sự quan tâm mở rộng quan hệ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong khi còn nhiều bất đồng dai dẳng với Nhật Bản, Nga lại hùa theo Trung Quốc thái quá, khiến ván cờ “xoay trục” của Moscow rơi vào bế tắc.

Trong vài tuần gần đây, hội nghị không hiệu quả của Hội đồng Nga – NATO đã dẫn tới một số cuộc đánh chặn nguy hiểm và tấn công giả của các máy bay Nga trên biển Baltic. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thấy đây là cơ hội để gọi Litva là nước “thân Nga” nhất và cảnh báo Thụy Điển không nên gia nhập NATO nhưng những cảnh báo về các biện pháp đáp trả “về quân sự và kỹ thuật” của ông không có sức nặng gì đối với khu vực Bắc Âu.
Trong bối cảnh đó, một việc dễ dàng hơn đối với Lavrov là bàn với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị để mở đường cho chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6 tới. Ông cũng ghi điểm ngoại giao bằng việc đảm bảo cho chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Sochi vừa qua.
Putin, Nga-Trung; Putin bắt tay Trung Quốc
Trong khi còn nhiều bất đồng dai dẳng với Nhật Bản, Nga lại hùa theo Trung Quốc thái quá, khiến ván cờ “xoay trục” của Moscow rơi vào bế tắc.
Bộ Ngoại giao Nga nói về cuộc gặp được thảo luận rất nhiều này như một chiến thắng trước sự phản đối của Mỹ, nhưng ông Abe và Putin có những kỳ vọng khác nhau trong cuộc gặp sắp này. Chính quyền Nhật Bản cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế ngày một nghiêm trọng tại Nga sẽ buộc ông Putin mềm dẻo hơn trong tranh chấp liên quan đến quần đảo Nam Kurile (mà Nhật Bản gọi là lãnh thổ phương Bắc) và thuyết phục ông chấp nhận một thỏa thuận.
Tại Moscow, người ta cho rằng Tokyo đang lo lắng về quan hệ đối tác chiến lược ngày càng sâu sắc giữa Nga và Trung Quốc nên sẽ sẵn sàng gạt các bất đồng dai dẳng về quần đảo này sang một bên và giúp giảm nhẹ tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga. Nhưng thực tế là doanh nghiệp Nhật Bản thấy môi trường đầu tư tại Nga không đủ sức hấp dẫn, kể cả trong lĩnh vực năng lượng, vì vậy các công ty này nhìn chung không giúp gì được.
Điều Nhật Bản thực sự lo ngại là một loạt cuộc thử tên lửa của Triều Tiên. Nhưng Nga chỉ có thể thể hiện sự phản đối trước hành động táo bạo trên và dường như thấy không cần làm gì, bất chấp nguy cơ rõ ràng đối với khu vực Vladivostok.
Trong khi đó, ông Lavrov đã háo hức cùng ông Vương Nghị lên án các kế hoạch của Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc, cho rằng các hành động như vậy gây bất ổn cho khu vực nhiều hơn là cách hành xử chưa đúng mực của Triều Tiên.
Phát biểu tại một cuộc họp ở Bắc Kinh giữa 26 Ngoại trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cũng vui vẻ trình bày chi tiết về chủ đề trách nhiệm của Mỹ trong sự leo thang xung đột trong khu vực và sự lan rộng của mối đe dọa khủng bố quốc tế. Ông Lavrov hy vọng tìm được sự đồng thuận của các thính giả Trung Quốc tại hội nghị.
Nhưng các phát ngôn của Nga về sự gia tăng liên tiếp các căng thẳng trong thế giới “đa cực” và  về khả năng xảy ra xung đột giữa “các cực” lớn có xu hướng mạnh quá so với mức độ hiếu chiến mà Trung Quốc cảm thấy cần thể hiện. Bắc Kinh muốn nhấn mạnh tới sự ổn định mới bằng chính sách “nổi lên hòa bình” và tìm cách giảm thiểu thiệt hại từ bất cứ cuộc đối đầu nhỏ nào trong mối quan hệ kinh tế quá quan trọng với Mỹ.
Một số chuyên gia Nga nhận định chủ nghĩa chống Mỹ là nền tảng không vững chắc cho việc xây dựng quan hệ thân thiện với Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong quan hệ Nga – Trung không chỉ là việc chưa có cách nói phù hợp trong các phát ngôn hiếu chiến. Gazprom nhấn mạnh rằng hợp đồng 400 tỷ USD ký tháng 5/2014 đang được thực thi đúng hướng, nhưng rõ ràng là theo mức giá hiện thời, hợp đồng này đã mất 2/3 giá trị, thậm chí hiệu suất chi phí là âm.
Hơn nữa, kế hoạch bù đà sụt giảm sâu của kim ngạch thương mại song phương bằng việc tăng xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc đã bị vấp phải tệ quan liêu: cả hợp đồng máy bay Su-35S hiện đại cũng như hợp đồng hệ thống tên lửa hạm đối không tầm xa S-400 đều không được ký kết.
Bắc Kinh khiến Moscow phải nghĩ lại trong ý định thuyết phục Saudi Arabia và các nước xuất khẩu khác ở vùng Vịnh “đóng băng” sản xuất dầu nhằm đẩy giá dầu lên cao. Và các ý định này đã thất bại vì Iran không muốn cắt giảm các kế hoạch của mình nhằm mở rộng ra các thị trường dầu mỏ thế giới. Trung Quốc đã nhận thức rõ rằng các lợi ích của họ ở Trung Đông rất xung đột với các lợi ích của Nga.
Vừa qua, chính ông Putin đã muốn tạo ra một cú hích tích cực vào chính sách “xoay trục” sang phía Đông của Nga bằng việc tham dự cuộc phóng tên lửa không gian Soyuz đầu tiên từ sân bay vũ trụ Vostochny mới xây dựng. Nhưng ông đã phải ở đây qua đêm vì vụ phóng bị hoãn lại một ngày. Sự chậm trễ nhỏ này cho thấy rất nhiều vấn đề liên quan đến công trình xây dựng trung tâm không gian khổng lồ rộng 550km2 trên. Chính vì vậy, thay vì thưởng, ông Putin đã khiển trách Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin và các quan chức cấp cao khác.
Dự án rất được trông đợi này đã bị hoãn lại vì nhiều vấn đề liên tiếp và gây ra các chi phí phụ trội; đến nay nó vẫn chưa được hoàn thiện và không được kết nối với cơ sở hạ tầng khu vực. Trên thực tế, với mức thu nhập từ dầu thô hiện nay và tính cả tình trạng tham nhũng cố hữu, nước Nga không thể chịu nổi các dự án lớn như vậy và càng khó thành công trong việc thúc đẩy chương trình của nhà nước nhằm phát triển vùng Viễn Đông.
Ông Putin kết nối kém với các mạng lưới lãnh đạo trong khu vực, những người khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Và thiên hướng của ông tạo ra các động thái bất ngờ trong việc thực thi quyền lực chỉ mang lại cho ông rất ít sự tôn trọng kể cả ở Trung Quốc vì hậu quả quá rõ là nền kinh tế bị suy yếu.
Nghịch lý của “chính sách xoay trục” của Nga sang phía Đông là nó vừa được thúc đẩy vừa bị làm suy yếu bởi sự đối đầu với phương Tây, vì Moscow phải tập trung sự chú ý và dồn nguồn lực vốn đang ngày một thu hẹp của mình vào việc quản lý sự đối đầu này.
Thảo Linh

No comments:

Post a Comment