Các nghị sỹ Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Đức ngày 16/2 cho biết Thủ tướng Angela Merkel muốn sớm dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga, vốn được đặt ra do những cáo buộc của phương Tây nhằm vào Moskva liên quan cuộc xung đột ở Ukraine, song chưa có cơ sở cho hành động như vậy.
Phát biểu tại một cuộc gặp với các nghị sỹ CDU, Thủ tướng Merkel cho biết bà muốn "sớm dỡ bỏ ngay hôm nay" các biện pháp trừng phạt áp đặt nhằm vào Nga, song quyết định dỡ bỏ trừng phạt phải được thực hiện trên cơ sở thực tế, điều hiện vẫn chưa được đáp ứng tại các khu vực miền Đông Ukraine hiện do lực lượng đòi độc lập kiểm soát.
Thủ tướng Đức mong muốn sớm dỡ bỏ cấm vận kinh tế với Nga. |
Theo nhà lãnh đạo Đức, Moskva cần thực thi hoặc tác động để lực lượng đòi độc lập tuân thủ mọi điều khoản trong thoả thuận hoà bình Minsk về giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Điều mong muốn trên của Thủ tướng Đức xuất phát ngay từ thực tế rằng kinh tế nước này đang phải gánh chịu những hệ quả của các biện pháp cấm vận kinh tế Nga đáp trả lại.
Theo ước tính của Ủy ban quan hệ kinh tế Đông Âu, trong năm 2015, nền kinh tế Đức mất tới 290.000 việc làm và bị mất 10 tỷ USD doanh thu đáng lẽ phải có từ thị trường Nga. Năm 2014, xuất khẩu từ Đức sang Nga giảm 7,2 tỷ USD so với năm 2013.
Trong khi đó, nhìn nhận một thực tế trước mắt ảm đạm, nhiều công ty Đức đã gây áp lực lên chính quyền để chính phủ mau tìm cách tháo dỡ lệnh trừng phạt kinh tế Nga càng sớm càng tốt.
Hồi cuối tháng 12/2015, Công ty đường sắt Nga và Tập đoàn đường sắt Trung Quốc tiến hành khởi động dự án tuyến đường sắt cao tốc nối liền Moscow tới thành phố Kazan của nước này, làm giảm thời gian đi lại tới Bắc Kinh. Theo Phó Giám đốc công ty đường sắt Nga Aleksandr Misharin, dự án trên còn nhận được đề nghị từ Đức ký kết hợp tác, trong đó Đức cam kết sẽ đầu tư 2 tỷ Euro cho dự án này với nhiều điều kiện khác nhau.
Các đòn cấm vận kinh tế đối với Nga được Chính phủ Đức cùng 27 nước châu Âu khác nhất trí kéo dài thêm 6 tháng do sự can dự của Nga vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Cùng EU áp đặt các cấm vận kinh tế Nga, Đức từng nỗ lực với Nga làm cầu nối trong bàn hòa giải với Ukraine. Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 23/10/2015, phát biểu tại một cuộc hội thảo kinh tế Đức-Ukraine ở thủ đô Berlin, bày tỏ mong muốn thiết lập các mối quan hệ kinh tế tốt đẹp với cả Ukraine và Nga.
Trong khi đó, không chỉ Đức mà nhiều nước trong khối châu Âu đang phải gánh chịu các hậu quả kinh tế sau khi áp đặt các đòn kinh tế với Nga và tiếp tục gia hạn thêm. Mới nhất là Pháp mà đại diện là Chủ tịch Thượng viện Gerard Larcher trong cuộc gặp mặt với người đồng cấp Nga cũng thể hiện quan điểm rằng đang phản đối mạnh mẽ các lệnh trừng phạt mà EU dành cho Nga.
Nga và EU cấm vận ngược nhau: nhiều nước EU muốn xuống nước. |
Ngày 16/11/2015, cựu Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Pháp Francois Hollande hủy bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, giúp 2 quốc gia có thể đoàn kết trong cuộc chiến đấu chung chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Sau đó là đến Ý khi Thủ tướng Matteo Renzi đã hoãn việc phê chuẩn kéo dài cấm vận kinh tế Nga khi ngay lúc áp đặt các lệnh cấm vận thì đường ống khí đốt mà Nga và Ý cùng một số nước khác hợp tác mang tên South Stream đã bị ngừng hoạt động, gây ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế lâu năm khác.
Huy Vũ
No comments:
Post a Comment