Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Tân làm đầu tư, cùng các đối tác Ấn Độ, Thái Lan...
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cùng chủ đầu tư tại lễ khởi công dự án.
Đây được xem là bước khởi đầu mở ra hướng phát triển đa dạng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của đất nước, trong bối cảnh nhu cầu năng lượng điện đang rất lớn.
Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Tân làm đầu tư, cùng các đối tác Ấn Độ, Thái Lan.
Nhà máy được xây dựng trên diện tích 24 ha, có công suất thiết kế 19,2 MW, áp dụng công nghệ quang điện mặt trời của Thái Lan với tổng vốn đầu tư 826 tỷ đồng. Công trình dự kiến hòa mạng điện lưới quốc gia vào giữa năm 2016.
Theo các chuyên gia năng lượng, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong hơn thập kỷ qua khiến nhu cầu về điện năng tăng thêm khoảng 15% mỗi năm. Tuy nhiên, điện năng vẫn chủ yếu dựa vào nhiệt điện và thủy điện, dù nguồn năng lượng mặt trời ở Việt Nam được công nhận có tiềm năng lớn.
Hầu hết lãnh thổ Việt Nam được hưởng hơn 2.000 giờ nắng hằng năm, với tổng năng lượng mặt trời bức xạ trên 1.200 Mcal/m2, trong đó khu vực thuận lợi nhất cho phát triển điện mặt trời là khu vực ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang.
Các tính toán cho biết về dài hạn đến 2050, Việt Nam có thể phát triển nguồn năng lượng mặt trời cho phát điện với quy mô lớn, công suất lắp đặt có thể trên 20% tổng công suất nguồn.
Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo dự kiến trình Chính phủ xem xét, ban hành vào cuối năm 2015, đầu năm 2016. Trong đó, mục tiêu đề ra là năm nay năng lượng tái tạo chiếm 5% cơ cấu năng lượng và đạt 8% năm 2020.
Nhà máy được xây dựng trên diện tích 24 ha, có công suất thiết kế 19,2 MW, áp dụng công nghệ quang điện mặt trời của Thái Lan với tổng vốn đầu tư 826 tỷ đồng. Công trình dự kiến hòa mạng điện lưới quốc gia vào giữa năm 2016.
Theo các chuyên gia năng lượng, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong hơn thập kỷ qua khiến nhu cầu về điện năng tăng thêm khoảng 15% mỗi năm. Tuy nhiên, điện năng vẫn chủ yếu dựa vào nhiệt điện và thủy điện, dù nguồn năng lượng mặt trời ở Việt Nam được công nhận có tiềm năng lớn.
Hầu hết lãnh thổ Việt Nam được hưởng hơn 2.000 giờ nắng hằng năm, với tổng năng lượng mặt trời bức xạ trên 1.200 Mcal/m2, trong đó khu vực thuận lợi nhất cho phát triển điện mặt trời là khu vực ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang.
Các tính toán cho biết về dài hạn đến 2050, Việt Nam có thể phát triển nguồn năng lượng mặt trời cho phát điện với quy mô lớn, công suất lắp đặt có thể trên 20% tổng công suất nguồn.
Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo dự kiến trình Chính phủ xem xét, ban hành vào cuối năm 2015, đầu năm 2016. Trong đó, mục tiêu đề ra là năm nay năng lượng tái tạo chiếm 5% cơ cấu năng lượng và đạt 8% năm 2020.
Song Hà
No comments:
Post a Comment